Cần định chế tài chính riêng cho bất động sản
Dù Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng cho các tổ chức tín dụng, nhưng thực tế con số này rất nhỏ so với nhu cầu của của thị trường bất động sản. Chuyên gia cho rằng, cần phải có định chế tài chính riêng biệt giúp thị trường phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Thị trường tiếp tục khó khăn
Hiện nay, khó khăn trong việc cấp phép dự án mới và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đã khiến nguồn cung giảm mạnh ở tất cả các phân khúc. Trong đó: 6 tháng đầu năm chỉ có khoảng 12.000 nhà ở thương mại được hoàn thành. Tính riêng quý I chỉ có thêm 39 dự án nhà ở thương mại mới được chấp thuận đầu tư, 56 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai.
Tương tự với bất động sản gắn du lịch, nghỉ dưỡng, do lượng hàng tồn tại từ các năm trước nên trong 6 tháng đầu năm rất ít dự án du lịch, nghỉ dưỡng được triển khai, hoàn thành. Tính riêng quý I chỉ có 01 dự án hoàn thành, 52 dự án dự án đang triển khai. 05 dự án được chấp thuận đầu tư mới.
Nguồn cung hạn chế trong nhiều năm trong khi nhu cầu không giảm đã khiến giá bất động sản tăng cao ở tất cả các phân khúc. Cộng thêm tâm lý lo ngại lạm phát đã khiến giới đầu tư tăng cường mua bất động sản nhằm tích trữ tài sản.
Giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 -7%, đạt mức từ 25 – 50 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án đạt mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Giá nhà ở riêng lẻ trong dự án cũng tăng trung bình 15 – 20%. Giá đất nền tăng 20 – 30% so với thời điểm cuối năm 2020.
Kịch bản tăng giá cũng diễn ra với bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với mức tăng trung bình hơn 9%. Trong đó, shophouse tăng khoảng 11%; condotel tăng khoảng 9%
Trong các nguyên nhân trên, có thể thấy việc “đói vốn” là một cản trở lớn, nhất là trong chu kỳ phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản từ tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp dù được nới room vẫn chưa thể có sự đột phá.
Số liệu thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, nguồn cung các dự án lần đầu vào thị trường năm 2018 khoảng 200 nghìn sản phẩm mới, năm 2019 hơn 100 nghìn sản phẩm, năm 2020 và 2021 giảm xuống 60 nghìn sản phẩm và 2 quý đầu năm 2022 chỉ còn hơn 20 nghìn sản phẩm… được xem là sản phẩm chính của thị trường, trong khi đó sản phẩm không chính thống là đất nền được tung vào thị trường cao hơn gấp 1,5 lần sản phẩm chính. Đây chính là nguyên nhân mà các ngân hàng buộc phải “phanh” vốn đổ vào bất động sản.
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bất động sản đang gặp phải 2 trở ngại lớn, đó là vấn đề liên quan đến pháp lý và nguồn vốn đầu tư. Riêng đối với câu chuyện pháp lý, sau một loạt các luật được sửa đổi, bổ sung, hiện nay dự thảo về Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đã hoàn thành, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 10 tới đây, và sẽ chính thức ban hành trong năm 2023 nhằm tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho thị trường; còn lại là câu chuyện tháo gỡ vướng mắc để khơi thông nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu định chế tài chính riêng
Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, đối với việc hạn chế nguồn vốn vào bất động sản khiến các chủ đầu tư đang triển khai dự án, sắp hoàn thành lập tức cũng bị dừng lại không hoạt động, không có tiền thanh khoản chi trả cho công nhân, nhà thầu, nhà cung cấp…
Việc này dẫn đến hệ lụy, đặc biệt xảy ra nguy cơ không có sản phẩm trả cho khách hàng và có thể bị khách hàng kiện… Thị trường đã khó khăn do rào cản của pháp luật, đến cả những chủ đầu tư ra khỏi rào cản bắt đầu chạy lại phải cũng dừng do trục trặc nguồn vốn.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước hiện đã nới room tín dụng cho một số tổ chức tín dụng, nhưng chỉ vài trăm nghìn tỷ đồng, con số này không thấm tháp gì với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cần cân nhắc các dòng vốn, xem xét cấp vốn với những dự án sắp hoàn thành để dự án tiếp tục hoạt động, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần tạo nhiều kênh đầu tư hiệu quả trên thế giới đã mà chúng ta chưa sử dụng, như: Quỹ đầu tư, quỹ ủy thác, quỹ tín thác…
TS Cấn Văn Lực cho rằng, từ đầu năm đến nay thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nhưng tín dụng bất động sản vẫn tăng tích cực khoảng 14%, trong đó tín dụng với phân khúc nhà ở tăng 17% và bất động sản đầu tư tăng trên 8%. Hiện tín dụng cho vay bất động sản chiếm 20,6% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế, với mức này vẫn còn dư địa để tiếp tục cho vay, vì các quốc gia khác trên thế giới thông thường chiếm 28 – 30% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.
“Theo tôi, cần nghiên cứu để có một số định chế tài chính chuyên biệt cho bất động sản, ví dụ như quỹ đầu tư phát triển nhà ở. Về lâu dài, cần phát triển chứng khoán hóa bất động sản, nghĩa là có bất động sản và lấy đó làm tài sản thế chấp, phát hành trái phiếu. Nhưng thời điểm hiện tại, để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển bền vững, việc đầu tiên phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, vì nếu lạm phát tăng thì sẽ gây biến động mạnh, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Cùng với đó, thúc đẩy chương trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công”, TS Cấn Văn Lực phân tích.
Người nước ngoài sở hữu bất động sản nhiều nhất tại khu vực nào?
Tìm mua nhà giá 2 tỷ đồng khó như "mò kim đáy bể"
Nhu cầu về căn hộ với mức giá khoảng 2 tỷ đồng đang rất lớn, nhưng thực tế với mức tài chính này đang cực kỳ khó tìm nhà.
Đỏ mắt tìm nhà giá 2 tỷ đồng
Mới kết hôn xong, vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Quân (Thanh Xuân, Hà Nội) đang có nhu cầu tìm căn hộ chung cư, thoát khỏi cảnh đi thuê nhà. Được bố mẹ 2 bên hỗ trợ, cộng với tiền tiết kiệm của vợ chồng, anh Quân có trong tay khoảng 2 tỷ đồng. Anh Quân đang tìm căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích khoảng 70m2 tại khu vực Thanh Xuân để tiện cho công việc của 2 vợ chồng.
Tuy nhiên, anh Quân liên hệ với nhiều sàn môi giới bất động sản nhưng với khoảng tài chính này họ đều cho rằng khó tìm, không có dự án nào đáp ứng được. Hiện nay, một số dự án mới đều có mức giá từ 45 - 50 triệu đồng trở lên, một căn chung cư thấp nhất cũng khoảng trên 3 tỷ đồng. Còn với những căn hộ cũ đã qua sử dụng ở khu vực này cũng có giá từ 38 - 40 triệu đồng/m2. Nên dù mua mới hay cũ thì số tiền 2 tỷ đồng của anh cũng không đủ.
Sau đó, anh Quân thử tìm hiểu một số dự án căn hộ chung cư ngoài vùng ven Hà Nội. Anh Quân càng giật mình hơn khi mức giá các dự án ngoài khu vực trung tâm cũng lên tới 40 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án 80 triệu đồng/m2.
"Nghe thông tin giá bất động sản tăng, mình tưởng mỗi đất, ai ngờ chung cư cũng lên giá. Giờ cầm 2 tỷ đồng không biết mua dự án nào luôn, khó như mò kim đáy bể", anh Quân chia sẻ.
Chị Minh Thu (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, sau 5 năm kết hôn, gia đình chị tiết kiệm được khoảng hơn 1 tỷ đồng, lúc này chị quyết định tìm nhà để mua. Tuy nhiên, ngỡ ngàng vì tìm kiếm rất nhiều nơi nhưng giá thấp nhất của căn hộ chung cư cũng trên 40 triệu đồng/m2.
"Tìm căn hộ mới không thấy khả quan, sau đó vợ chồng tôi chuyển tìm căn hộ đã qua sử dụng, nhưng muốn mua được một căn hộ ổn cũng phải 2 tỷ đồng và phải đi về vùng ven. Sau đó, vợ chồng tôi quyết định vay họ hàng để mua căn hộ đã qua sử dụng tại Hoài Đức với diện tích 81m2 với giá 2 tỷ đồng, tương đương gần 25 triệu đồng/m2", chị Thu nói.
Anh Thanh Tuấn, chủ phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhu cầu căn hộ giá 2 tỷ đồng đang được nhiều người tìm kiếm, đây là mức tài chính đa phần người mua nhà có thể gánh được. Tuy nhiên, giá căn hộ từ cuối năm 2021 sang 2022 đã tăng rất mạnh, kể cả căn hộ cũ.
"Nhiều người liên hệ để mua nhưng tôi nói thật rất khó, với tài chính này bây giờ muốn mua thì phải đi cách khá xa trung tâm", anh Tuấn nói.
Vắng bóng căn hộ vừa túi tiền
Theo Bộ Xây dựng, căn hộ bình dân có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 tại khu vực trung tâm của các đô thị gần như không có. Tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận/huyện như tại Hà Nội, huyện Đan Phượng có dự án giá 29 triệu đồng/m2, huyện Hoài Đức có dự án giá 26 triệu đồng/m2, quận Hà Đông có dự án giá khoảng 27 triệu đồng/m2.
Báo cáo của JLL Việt Nam cho thấy, số lượng căn hộ đang chào bán trên thị trường tại các đô thị lớn có giá trị từ 2 tỷ đồng trở xuống hiện chỉ chiếm khoảng 10%. Nguồn cung với mức giá thấp như thế này rất hạn chế và hầu hết là những căn hộ có diện tích khá nhỏ, chỉ từ 50 - 60m2.
"Các chủ đầu tư hiện vẫn đang theo xu hướng giảm diện tích để vừa với nhu cầu của các gia đình nhỏ, làm cho giá trị căn hộ vẫn thích hợp với người mua. Tuy nhiên, lượng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng vẫn hạn chế và hiện trạng này sẽ chưa được cải thiện trong thời gian tới", JLL Việt Nam nhận định.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, căn hộ tại Hà Nội đang bước vào chu kỳ tăng giá và hình thành mặt bằng giá mới. Nhu cầu căn hộ tăng, cùng với việc nguồn cung bị trì hoãn khiến giá căn hộ có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua.
Nhận định thị trường trong thời gian tới, VARS cho rằng, thị trường bất động sản căn hộ đang hình thành mặt bằng giá mới khi nguồn cung tiếp tục chưa thích ứng kịp với nhu cầu của nhà đầu tư, cư dân, đặc biệt trong xu hướng đô thị hóa ngày càng rõ rệt như hiện nay.
Phần lớn các dự án sắp ra mắt tại Hà Nội và TP.HCM đều nằm ở các quận/huyện cách xa trung tâm, nơi quỹ đất vẫn dồi dào. Cơ sở hạ tầng không ngừng hoàn thiện sẽ tiếp tục đẩy mặt bằng giá các dự án này lên cao hơn nữa trong tương lai.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội phân tích, giá sơ cấp tại quận Từ Liêm đã tăng 10%/năm và ở quận Cầu Giấy tăng 17%/năm kể từ năm 2017. Sở dĩ có sự tăng trưởng về giá là do hạn chế nguồn cung, các dự án mới tung ra thị trường ít hơn, đặc biệt số các dự án có tính pháp lý tốt cũng giảm dần.
Đồng thời, những dự án mới được ra mắt là những dự án đảm bảo về pháp lý, sở hữu vị trí thuận lợi, được đầu tư chất lượng tốt và đầy đủ tiện nghi hơn. Điều này khiến giá của các dự án này cao hơn mặt bằng chung của thị trường, từ đó khiến giá sơ cấp trung bình toàn thị trường trong một số năm gần đây liên tục tăng. Ngoài ra, các dự án tốt đã tung ra trước đây khi có điều kiện tốt thì giá cũng tăng trưởng và tỷ lệ hấp thụ duy trì ở mức tốt.
Bà Hằng cho rằng: "Trong dài hạn, nguồn cầu phân khúc chung cư, căn hộ vẫn duy trì tốt. Tăng trưởng dân số, gia tăng tầng lớp trung lưu, tỷ lệ đô thị hóa và hồi phục kinh tế là các yếu tố góp phần thúc đẩy nhu cầu nhà ở".
Chuyên gia dự báo gì về bất động sản 2023?
4 cản trở lớn nhất mà thị trường bất động sản đang đối diện Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng, giá bất động sản sẽ còn tăng cho đến khi nguồn cung được cải thiện. Vị chuyên gia này cũng chỉ ra 4 cản trở, khó khăn mà thị trường BĐS đang đối diện trong thời điểm này. Siết tín dụng bất động sản Hiện nay, tín dụng bất động sản và...