Cần đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục ở huyện biên giới Mường Tè
Với điều kiện địa hình và kinh tế khó khăn, phần lớn các trường học của huyện mường Tè ( Lai Châu) đều bị phân tán bởi các điểm bản dẫn đến chất lượng giáo dục không đồng đều.
xây dựng các tiêu chí để đạt chuẩn Quốc gia rất khó khăn. Mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương đã vào cuộc quyết liệt nhưng để đạt các tiêu chí, nhất là cơ sở vật chất ở các huyện biên giới vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn cần được ưu tiên đầu tư.
Thiếu phòng học, thầy cô phải chuyển phòng chức năng thành phòng học, hệ thống máy tính phải tạm thời xếp vào kho.
Với đặc thù một huyện biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn; các trường học trến địa bàn huyện Mường Tè (Lai Châu) chủ yếu là trường phổ thông dân tộc bán trú cần được đầu tư nhiều nguồn lực để đáp ứng nhu cầu dạy, học và nuôi ăn bán trú cho học sinh.
Cả huyện Mường Tè có 4.290/14272 học sinh bán trú. Tuy nhiên số phòng ở bán trú chỉ có 309 phòng, trong đó có 31 phòng bằng gỗ đã xuống cấp. Vì vậy nhiều trường phải cho học sinh ở ghép giường. Thêm vào đó việc sinh hoạt của học sinh bán trú cũng rất thiếu thốn. Bếp nấu, nhà ăn, nhà vệ sinh tuy được đầu tư nhưng quy mô không bảo đảm cho nhu cầy sử dụng, phần lớn vẫn còn tạm bợ. Việc này ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của học sinh.
Nơi ở của thầy cô giáo còn khó khăn, tạm bợ
Em Lỳ Thị Mai Nhi, học sinh lớp 6A, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Mù Cả, huyện Mường Tè (Lai Châu) cho biết, phòng ở bán trú của em có 17 bạn, phòng cũng nhiều chỗ bị thủng cửa và trần nhà, tường cũng bị bong rộp, các thầy, cô phải tìm các miếng gỗ và bạt để che cho đỡ gió, đỡ lạnh.
Video đang HOT
Cả trường chỉ có một nhà vệ sinh và một nhà tắm quây tôn nên khi tắm, giặt và sinh hoạt cá nhân, nhất là vào buổi sáng thường phải chờ nhau rất lâu.
Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Mù Cả, huyện Mường Tè ( Lai Châu) dự kiến sẽ đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2021, tuy nhiên khu bể nước, nhà vệ sinh và cả kho đựng đồ bị nứt toác hàng vết dài, thầy cô giáo phải chặt cây chống tường để bảo đảm an toàn cho các em học sinh. Thầy Pờ Pó Ly, Phó hiệu trưởng cho biết, chúng tôi cũng rất lo về cơ sở vật chất.
Nhà trường hiện rất thiếu thốn cơ sở vật chất như phòng học chức năng, phòng học bộ môn rồi công trình vệ sinh cho học sinh và nơi ăn, ngủ nghỉ cho các cháu. Nhà ở bán trú, cơ sở vật chất đã xuống cấp nhưng chưa được tu sửa. Thêm vào đó vì địa chất yếu, mùa mưa trước đã làm sụt lún khu tắm giặt của học sinh và hai phòng kho, chúng tôi phải huy động thầy cô chặt cây về chống tạm để các em sinh hoạt.
Mặc dù rất lo về độ an toàn nhưng vì thiếu thốn nên vẫn phải sử dụng. Để khắc phục những tình trạng thiếu thốn đó, rất mong các cấp chính quyền cấp trên tạo điều kiện quan tâm đầu tư xây dựng để nhà trường đủ tiêu chí đạt chuẩn vào cuối 2021.
Thiếu phòng học, thầy cô phải chuyển phòng chức năng thành phòng học, hệ thống máy tính phải tạm thời xếp vào kho.
Với trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Mù cả, mặc dù đã đạt chuẩn quốc gia năm 2019, nhưng cơ sở vật chất cũng rất thiếu thốn, các thầy cô phải ở trong căn nhà tạm bằng gỗ chắp vá lung tung; thậm chí hệ thống máy vi tính nhà trường phải xếp vào phòng kho do thiếu phòng.
Thầy Đào Long Hải, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Mù Cả, huyện Mường Tè chia sẻ: Nhà trường đã đạt chuẩn và được UBND tỉnh công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2019. Tuy nhiên, đến năm học 2020-2021 nhà trường gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất do tăng lên ba lớp là học sinh ở các điểm bản dồn về.
Do đó nhà trường phải chuyển một số phòng học chức năng và bộ môn sang bố trí lớp học cho các cháu. Ngoài ra, hiện nay nhà ăn, bếp nấu cho các cháu cũng tạm bợ, nhà vệ sinh nhà tắm cũng thiếu thốn, chúng tôi rất mong tiếp tục được đầu tư đồng bộ để nhà trường bảo đảm công tác dạy học và nuôi ăn bán trú cho các cháu.
Cơ sở vật chất thiếu thốn nơi sinh hoạt cá nhân và bếp ăn của học sinh cũng được thầy cô dựng tạm.
Hiện tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã có 18/37 trường từ mầm non đến trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia và một trường khác đang phấn đấu đạt trong năm nay. Tuy nhiên do là huyện biên giới điều kiện kinh tế còn khó khăn lại thường chịu ảnh hưởng lớn bởi mưa lũ.
Thêm vào đó các trường ở huyện Mường Tè ( Lai Châu ) chủ yếu là trường dân tộc bán trú cần đầu tư lớn về cơ sở vật chất nên việc đầu tư đồng bộ theo thông tư 17, 18 và 19 của Bộ giáo dục về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học rất khó khăn.
Hiện tại còn 57/837 phòng học tạm cần được nâng cấp sữa chữa; Phòng công vụ cho giáo viên đang có 119 phòng bán kiên cố; 17 phòng tạm và nhu cầu đang thiếu 71 phòng công vụ giáo viên tại các đơn vị trường, 12 nhà ăn bán trú, 18 công trình nhà vệ sinh cũng cần được đầu tư.
Ông Kiều Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) cho rằng, trong thời gian qua thì chúng tôi tập trung vào mấy giải pháp chính. Một là huy động các chính sách của Đảng, nhà nước; lồng ghép các chương trình từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 30a, các chương trình định canh, định cư, sắp xếp dân cư trong đó quan tâm đầu tư trường lớp học, trang thiết bị cho các điểm trường.
Bên cạnh đầu tư nguồn lực của nhà nước, chúng tôi cũng tăng cường vận động các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm để có thêm nguồn lực cùng nguồn đầu tư nhà nước để đẩy nhanh xóa phòng học tạm trong thời gian tới. ông Nam khẳng định.
Để thực hiện hiệu quả việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó cần ưu tiên cho các huyện biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn về huy động nguồn lực và xã hội hóa. Cần ưu tiên trọng tâm, trọng điểm tạo điều kiện đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhất là các trường bán trú để bảo đảm tiêu chí trường chuẩn quốc gia, góp phần đào tạo và thúc đẩy kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều chuyển nguyên hiệu trưởng bị tố gửi hình ảnh nhạy cảm
Sau khi không được bổ nhiệm lại chức hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thanh Sơn, An Giang, ông Võ Thanh Phong bị phòng giáo dục chuyển công tác sang trường khác.
Ngày 30/3, Phòng GD&ĐT huyện Chợ Mới (An Giang) công bố quyết định điều chuyển ông Võ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thanh Sơn, xã Bình Phước Xuân sang một trường khác. Nhiệm vụ của ông Phong sẽ do đơn vị mới phân công từ ngày 1/4.
Giữa tháng 3, ông Phong bị Phòng GD&ĐT huyện Chợ Mới kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền vì vi phạm quy định đạo đức nhà giáo và quy tắc ứng xử của ngành giáo dục. Do bị kỷ luật, ông Phong không được tái bổ nhiệm chức vụ này.
Trường THCS Nguyễn Thanh Sơn, nơi ông Phong từng làm hiệu trưởng. Ảnh: Nhật Tân.
Nói với Zing , lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Chợ Mới cho biết, Đảng ủy xã Bình Phước Xuân đang xem xét kỷ luật ông Phong về mặt Đảng.
Đầu tháng 3/2021, Phòng GD&ĐT Chợ Mới nhận được đơn tố cáo của nữ kế toán trường THCS Nguyễn Thanh Sơn là chị P.T.T. Chị T. cho rằng ông Phong gửi tin nhắn và hình ảnh nhạy cảm cho mình.
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Phong cho rằng tin nhắn kèm hình ảnh, clip nhạy cảm do vợ mình gửi cho chị T.. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra xác định giải trình của ông Phong là thiếu căn cứ.
Trong vụ này, chị T. cũng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền vì có nhắn tin qua lại với ông Phong.
Con bị đánh, phụ huynh vào trường giải quyết Sau khi nghe con kể bị bạn đánh, phụ huynh đã dẫn theo người vào trường đánh học sinh đánh con mình. Theo thông tin ban đầu, sáng 10/3, ông N.K.A. và bà Đ.T.K.C. (ngụ thị trấn Thủ Thừa) là cha mẹ em Đ., học sinh lớp 7/7 tại cơ sở 2 Trường THCS thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, Long An...