Cắn ‘của quý’ hàng xóm, lĩnh án 7 năm tù
Với tội danh cố tình cắn bị thương “của quý” hàng xóm, Jason Martin, 41, người Anh đã bị tòa kết án 7 năm tù giam.
Sự việc xảy ra cách đây không lâu khi Jason Martin và người hàng xóm của mình là Richard Henderson mâu thuẫn vì tiếng nhạc ồn ào. Sau khi nhận một tin nhắn của Richard Henderson yêu cầu vặn bé tiếng nhạc, Martin đã chạy sang cắn vào của quý của Henderson như một chiếc sandwich mạnh đến nỗi nó bị rời ra.
Cảnh sát cho biết, khi bị bắt, trên miệng của hung thủ vẫn còn dính máu.
Jason Martin bị phạt 7 năm tù vì cố tình làm “của quý” hàng xóm bị thương (Ảnh: Metronews).
Video đang HOT
Henderson cho biết, anh phải trải qua cơn đau vô cùng khủng khiếp, và các bác sĩ phẫu thuật đã phải cố gắng để gắn phần của quý bị cắn rời. Tại tòa, Martin thừa nhận là mình có dùng tay để túm dương vật của Henderson nhưng chỉ để tự vệ bởi trước đó anh này đã bị Henderson tấn công.
Thẩm phán Adele Williams cho biết: “Nạn nhân phải trải qua cảm giác vô cùng đau đớn, điều mà anh ta chưa bao giờ phải nếm trải trước đó”.
Vị thẩm phán này cũng nói với Henderson: “Vết thương này là rất nghiêm trọng, trong khi đó anh lại không có thái độ hối hận về hành động của mình. Tôi không nghi ngờ rằng, lúc đó do mất bình tĩnh nên anh tìm mọi cách khiến đối thủ của mình càng bị đau càng tốt”.
Rốt cuộc, Henderson đã bị tòa kết án 7 năm tù với tội danh cố tình làm bị thương chỗ hiểm hàng xóm.
Theo Tiin
Cá có sở thích cắn "của quý" chỉ là trò đùa!
Điều đó giải thích vì sao đàn ông ở Đan Mạch vẫn có thể thoải mái xuống biển tắm mà không bị tấn công, ít nhất là ở Scandinavia, CNN đưa tin.
Không giống như cá piranhas có răng sắc như dao, cá pacus có hàm răng tương tự như răng hàm của con người.
Vào cuối tuần trước, những người đàn ông ở Đan Mạch đã nhận được lời cảnh báo khi "tắm tiên" ở vùng eo biển giữa Đan Mạch và Thụy Điển cần cảnh giác trước loài cá Pacu tấn công " của quý". Tuy nhiên, thông tin mới đây cho thấy đó chỉ là một trò đùa không hơn không kém.
Sau sự việc một ngư dân Đan Mạch bắt được cá Pacu Nam Mỹ ở eo biển Oresund (nằm giữa Đan Mạch và Thụy Điển) hồi đầu tháng này, một giáo sư đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Copenhagen đã đưa ra lời cảnh báo đến những người đàn ông yêu thích bơi lội. Lý do là vì loài cá này có thể nhầm tưởng cơ quan sinh dục nam là một loạt hạt, thực phẩm yêu thích của chúng. " Bất cứ ai tắm ở eo biển Oresund những ngày này cách tốt nhất là nên mặc đồ bơi để bảo vệ bản thân", giáo sư Peter Rask Moller cho biết trong bản tin hôm thứ Bảy tuần trước.
Tuy nhiên, vào hôm nay, giáo sư Moller cho rằng đó chỉ là lời nói đùa và không có nghĩa lời cảnh báo của ông được công khai rộng rãi đến vậy. "Chúng tôi nói rằng chỉ đưa ra lời khuyên cho những người nên mặc đồ bơi khi biết rằng xuất hiện cá pacus trong vùng biển này", ông Moller chia sẻ. " Tất nhiên, điều này chỉ là một nửa sự thật vì không chắc rằng ai đó gặp một con cá pacu ở vùng biển này và bị tấn công".
Cá pacu có họ hàng gần gũi với cá piranha thường được tìm thấy nhiều ở Nam Mỹ chứ không phải là ở phía Bắc. Vị giáo sư cho biết thêm loài cá này có thể di cư đến đây do sơ suất của một chủ hồ cá.
William Fink, nhà nghiên cứu ở trường Đại học Michigan cũng là người phụ trách phòng trưng bày các loài cá tại Bảo tàng động vật học của trường tiếp tục dội gáo nước lạnh khi nói rằng thực chất loài cá này ăn chay. Ngoài ra, ông cho biết thêm chưa ghi nhận trường hợp nào cá pacu tấn công con người.
Loài cá này có xu hương bơi dưới những tán cây ăn quả, đợi hạt và quả rụng xuống. Trong thực tế, nhà nghiên cứu cho biết các ngư dân đã dùng thói quen này để đánh bắt cá pacu bằng cách đặt trái cây hay hạt ở cuối dòng chảy. Và sau đó chỉ cần chờ bắt rất dễ dàng. "Rõ ràng chủ yếu chúng ăn các loại hoa quả, trái cây hay các loại hạt rơi xuống nước và con người không hành động giống như vậy khi đang bơi", ông Fish nói.
Ngoài ra, không giống như cá piranhas có răng sắc như dao, cá pacus có hàm răng tương tự như răng hàm của con người. Ông suy đoán rằng cá pacu tìm thấy ở Đan Mạch mới được thả ra ngay trước khi tìm thấy vì loài cá này không thể sinh sống ở vùng nước mặn hoặc có nhiệt độ thấp.
CNN cũng như rất nhiều hãng tin trên thế giới đăng tải thông tin ban đầu gây xôn xao dư luận. Về phía giáo sư Moller, ông cho biết chỉ công bố khám phá gây bất ngờ về loài cá pacu xuất hiện ở biển Baltic và tư vấn cho công chúng biết rằng loài cá này có thể gây nguy hiểm. Thông qua CNN, ông Moller cũng gửi lời xin lỗi vì chút nhầm lẫn gây rắc rối này.
Theo Xahoi
Phiên tòa độc nhất vô nhị xử vụ cắn "của quý" giá 100 triệu đồng Ở miền Tây thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện khó tin, cười ra nước mắt, như trước đây ông Sáu Lèo đánh cờ độ một ván 5 tỉ đồng, rồi bà Hồng Ly "đại náo" trụ sở UBND tỉnh... Mới đây lại có một chuyện "bi hài" không kém: Một "đại gia Hai Lúa" trong lúc ăn nhậu đã nổi hứng thách thức...