Căn cứ bí ẩn mọc trên đảo núi lửa
Một căn cứ không quân lớn đang được xây dựng trên đảo núi lửa Mayun, nhưng chưa nước nào nhận là của mình.
Ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp hôm 11/4 cho thấy một đường băng dài với các công trình phụ trợ xuất hiện trên đảo núi lửa Mayun ngoài khơi Yemen, giữa eo biển Bab el-Mandeb, một trong những “yết hầu” của vận tải hàng hải quốc tế.
Không nước nào đứng ra tuyên bố căn cứ không quân trên đảo Mayun là của mình. Tuy nhiên, dữ liệu hàng hải cho thấy Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từng tìm cách xây một đường băng lớn trên hòn đảo rộng 5,6 km này nhiều năm trước.
Chính phủ Yemen được quốc tế công nhận cũng cho rằng UAE đứng sau việc xây dựng căn cứ không quân bí ẩn trên hòn đảo, dù nước này năm 2019 từng tuyên bố rút quân khỏi chiến dịch quân sự do Arab Saudi dẫn đầu chống phiến quân Houthi ở Yemen.
Theo Jeremy Binnie, biên tập viên khu vực Trung Đông cho công ty nghiên cứu tình báo Janes, dự án có vẻ nhắm đến mục tiêu chiến lược dài hạn hơn cuộc nội chiến ở Yemen. Quốc gia đứng sau dự án muốn tạo dựng hiện diện lâu dài và cân nhắc khả năng tác động đến tuyến đường huyết mạch của vận tải biển và dầu mỏ tại khu vực.
Ảnh chụp vệ tinh ngày 11/4 cho thấy căn cứ không quân bí ẩn đang được xây trên đảo Mayun. Ảnh: AP.
Bất kỳ nước nào kiểm soát đường băng trên đảo Mayun sẽ có thể kiểm soát eo biển Bab el-Mandeb, cũng như dễ dàng không kích lãnh thổ Yemen. Căn cứ có thể đóng vai trò bàn đạp cho mọi chiến dịch quân sự trên Biển Đỏ, vịnh Aden và gần Đông Phi.
Ảnh chụp vệ tinh từ công ty Planet Labs vào ngày 11/4 cho thấy đường băng có chiều dài khoảng 1,85 km. Ảnh chụp ngày 18/5 cho thấy công trình dường như đã hoàn tất, với ba nhà chứa máy bay ở phía nam đường băng. Với quy mô này, căn cứ không quân trên đảo Mayun đủ năng lực triển khai tiêm kích, máy bay do thám cho đến vận tải cơ.
Video đang HOT
Ý tưởng xây căn cứ không quân ngoài khơi Yemen được đặt ra vào năm 2015, sau khi liên quân UAE và Arab Saudi tái chiếm hòn đảo từ phiến quân Houthi. Cuối năm 2016, hoạt động xây dựng bắt đầu diễn ra và đường băng được thiết kế dài hơn 3 km, đủ chiều dài cất cánh và hạ cánh cho những máy bay ném bom lớn nhất hiện nay.
Đảo Mayun nằm phía tây nam Yemen, cách đất liền khoảng 3,5 km. Ảnh: AP.
Dự án tạm dừng vào năm 2017 và đến tháng 2 năm nay mới có dấu hiệu được khởi động lại. Hoạt động xây dựng căn cứ được phát hiện vài tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chấm dứt hỗ trợ chiến dịch quân sự của Arab Saudi tại Yemen.
Theo tiết lộ từ giới chức Yemen, tàu chở vũ khí, trang thiết bị và quân nhân ra đảo Mayun trong vài tuần qua là của UAE. Căng thẳng thời gian qua giữa chính phủ UAE và Tổng thống Yemen Abed Rabbo Mansour Hadi cũng xuất phát từ bất đồng về thỏa thuận thuê đảo với thời hạn 20 năm. Giới chức và các nhà ngoại giao UAE vẫn chưa lên tiếng về những cáo buộc này.
Vị trí eo biển Bab el-Mandeb nối giữa Biển Đỏ và Vịnh Aden. Đồ họa: Wikipedia .
Theo chuyên gia Eleonora Ardemagni thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế Italy, đảo Mayun mang ý nghĩa chiến lược trong kiểm soát tình hình Biển Đỏ. Khu vực này thời gian qua xảy ra nhiều vụ tấn công và sự cố hàng hải.
Việc xây dựng căn cứ trên hòn đảo núi lửa sẽ cho phép UAE giám sát tình hình trên vùng biển và ngăn chặn đe dọa tiềm tàng từ một số nhóm vũ trang có liên hệ với Iran.
Thế giới gần chạm mốc 160 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 10/5, số ca mắc COVID-19 trên thế giới gần chạm mốc 160 triệu ca.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sao Leopoldo, Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil ngày 16/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 159.252.487 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 3.310.521 ca tử vong. Mỹ vẫn là nước có số bệnh nhân và ca tử vong cao nhất thế giới, với 33.478.112 ca nhiễm và hơn 595.831 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 422.418 ca trong khi Ấn Độ đứng thứ hai về ca nhiễm với 22.842.162 ca.
Châu Âu hiện là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 45.496,364 ca nhiễm và 1.035.156 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á - ghi nhận 43.952.081 ca mắc, trong đó có 569.432 ca tử vong. Tiếp đó là khu vực Bắc Mỹ với 38.851.587 ca nhiễm và 871.549 ca tử vong.
Cùng ngày, dịch bệnh COVID-19 tại tâm dịch Ân Đô đã ghi nhận tín hiệu tích cực đầu tiên khi số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở mức 366.161 ca, giảm so vơi ngương 400.000 ca măc/ngày đươc ghi nhân những ngày gần đây. Sô ca tư vong mơi là 3.754 ca, châm dưt chuôi hai ngày liên tiêp sô trương hơp không qua khỏi đươc ghi nhân ơ ngương hơn 4.000 ca/ngày. Hiên tông sô ca tư vong do COVID-19 ơ quôc gia Nam Á này là 246.116 ca. Tuy nhiên, giơi chuyên gia cho răng số liệu thực tế của Ấn Độ có thể cao hơn nhiều so với báo cáo. Nhiều bang tại Ấn Độ đã áp dụng các lênh phong tỏa nghiêm ngặt trong tháng qua, trong khi các bang khác áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa rạp chiếu phim, nhà hàng, quán rượu và trung tâm mua sắm. Chính quyền của Thủ tương Ân Đô Narendra Modi đang đôi măt vơi sưc ép kêu gọi áp đăt lênh phong tỏa toàn quôc.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Sri Lanka, quốc gia láng giềng với Ấn Độ, trở nên phức tạp. Trong ngày 10/5, Sri Lanka thông báo ghi nhận 2.672 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ trước đó, đánh dấu ngày có số ca mới cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này hồi tháng 3 năm ngoái. Tổng số ca mắc COVID-19 của Sri Lanka cũng đã vượt ngưỡng 125.000, lên mức 125.906 ca. Trong đó, 801 bệnh nhân đã tử vong.
Các số liệu thống kê chính thức cho thấy chỉ tính riêng từ đầu tháng 5 đến nay, Sri Lanka đã ghi nhận 17.750 ca mới, chủ yếu do lây biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đáng chú ý, trong đợt bùng phát này, số ca mắc bệnh và cần điều trị tích cực ghi nhận ở nhóm trẻ tuổi tăng nhanh. Các cơ sở điều trị tích cực và các bệnh viện tại Sri Lanka đều đã hoạt động tối đa công suất.
Trước tình hình này, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo tạm cấm nhập cảnh với các du khách từ Bangladesh, Pakistan, Nepal và Sri Lanka từ ngày 12/5. Tương tự, Thái Lan đã mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với khách quốc tế đến từ Pakistan, Bangladesh và Nepal nhằm ngăn chặn gia tăng các ca nhiễm biến thể của virus phát hiện lần đầu tại Ấn Độ xâm nhập nước này. Tuy nhiên, những người có thị thực Thái Lan (trừ thị thực du lịch) có thể đến Thái Lan trước ngày 15/5.
Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 25 ca mắc mới COVID-19 tại 4/18 tỉnh, thành trên cả nước. Đây là ngày có số ca mắc mới COVID-19 thấp nhất được ghi nhận tại quốc gia Đông Nam Á trong 18 ngày qua. Trong khi tâm dịch thủ đô Viêng Chăn có xu hướng giảm mạnh, xuống còn 6 ca, "điểm nóng" tại tỉnh Bokeo tiếp tục có số ca nhiễm mới nhiều nhất nước, với 15 ca... Việc số tỉnh có người mắc mới và số ca được phát hiện tại Lào tiếp tục giảm mạnh cho thấy tình hình dịch bệnh tại nước này đang từng bước được kiểm soát nhờ các biện pháp quyết liệt của chính phủ và chính quyền các cấp, trong đó có việc phong tỏa toàn quốc từ cuối tháng 4/2021 đến nay và sự tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch của người dân.
Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 506 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 6 ca tử vong. Trong số các ca nhiễm mới, có 11 ca nhập cảnh, còn lại là lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 19.743 ca mắc COVID-19, trong đó có 19.165 ca liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2/2021" và 126 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tình hình dịch COVID-19 có dâu hiêu cải thiên ơ Thái Lan khi nươc này cùng ngày ghi nhận 1.630 ca mắc mới, giảm so với con số 2.101 của một ngày trước đó, nâng tổng số các ca nhiễm lên 85.005 ca. Tổng số ca tử vong vì COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này đã vượt ngưỡng 400 ca, với 22 bệnh nhân không qua khỏi trong vòng 24 giờ qua. Hiên nươc này ghi nhân tông công 421 ca tư vong vì COVID-19.
Liên quan đến vấn đề vaccine, Đức đã dỡ bỏ hệ thống xác định nhóm đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine của hãng Johnson&Johnson (J&J), theo đó toàn bộ người trưởng thành có thể được tiếp cận loại vaccine này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết nhóm người trẻ tuổi hơn có thể lựa chọn có tiêm vaccine J&J gồm một mũi hay không sau khi tham vấn với bác sĩ.
Trước thực tế các biến thể mới lây lan mạnh mẽ, hãng dược phẩm BioNTech của Đức cho biết ở thời điểm hiện tại, vaccine phòng COVID-19 do hãng này cùng hãng dược Pfizer (Mỹ) phối hợp phát triển và bào chế không cần bất kỳ điều chỉnh nào để thích ứng với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Hãng dược của Đức cũng nêu rõ hãng đã dự phòng các tình huống và từ tháng 3 vừa qua, các chuyên gia đã bắt đầu thử nghiệm "một phiên bản bổ sung chống lại biến thể mới đặc biệt" của vaccine Pfizer/BioNTech. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu, đánh giá về tác động của mũi vaccine thứ ba trong việc kéo dài khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể con người trước các biến thể mới.
Cùng ngày, Bộ Y tế Nga cho biết vaccine ngừa COVID-19 mà nước này sản xuất, mang tên Sputnik Light, có thể bảo quản trong 6 tháng trong trạng thái đông đá với nhiệt độ dưới 18 độ C, và bảo quản trong 1 tháng khi ở dạng lỏng với nhiệt độ từ 2-8 độ C. Vaccine có thể được đóng gói dưới dạng lọ nhỏ hoặc ống tiêm với các iều lượng khác nhau. Một liều cần thiết để tiêm là 0,5ml.
Theo Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh quốc gia Gamaleya và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II, vaccine Sputnik Light cho thấy hiệu quả (28 ngày sau khi tiêm) là 79,4% và có tác dụng phòng ngừa đối với tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, chưa cho thấy phản ứng phụ nghiêm trọng nào được phát hiện trong quá trình thử nghiệm vaccine này. Giám đốc điều hành RDIF, ông Kirill Dmitriev nhấn mạnh với giá thành sản xuất rẻ (dự kiến dưới 10 USD) và chỉ cần tiêm một mũi.
Trong khi đó, Thị trưởng thủ đô London (Anh) Sadiq Khan đã phát động chiến dịch trị giá 6 triệu bảng (8,4 triệu USD) nhằm thu hút du khách trở lại thành phố này, "đón đầu" quyết định của chính phủ dỡ bỏ các hạn chế trên khắp nước Anh. Chiến dịch này được đưa ra nhằm thúc đẩy du lịch nội địa, vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau nhiều tháng đóng cửa và phong tỏa nhằm khống chế đại dịch COVID-19.
Theo kế hoạch, trong ngày 10/5, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ công bố giai đoạn nới lỏng tiếp theo, dự kiến có hiệu lực từ ngày 17/5, qua đó cho phép mở cửa trở lại các quán rượu (pub) và nhà hàng phục vụ trong nhà. Nhiều khả năng các rạp chiếu phim và một số địa điểm giải trí trong nhà quy mô lớn cũng sẽ được hoạt động trở lại trong giai đoạn này.
Tương tự, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran khẳng định quốc gia này sẽ cho phép mở cửa trở lại các quán bar và nhà hàng phục vụ ngoài trời theo đúng kế hoạch vào ngày 19/5 khi số ca bệnh COVID-19 cần điều trị tích cực đang giảm dần. Ông khẳng định tình hình hiện nay khá triển vọng khi số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị tích cực tại Pháp ngày 9/5 đã giảm xuống dưới mức 5.000 ca, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 3.
Yemen: Giao tranh tiếp diễn tại Marib làm 70 người thiệt mạng Giới chức quân sự Yemen ngày 11/4 cho biết giao tranh ác liệt giữa các lực lượng ủng hộ chính phủ và phiến quân Houthi nhằm giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Marib đã làm 70 người thiệt mạng trong 24 giờ qua. Tay súng thuộc lực lượng ủng hộ chính phủ giao tranh với phiến quân Houthi tại Marib, Yemen,...