Cần có sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng ở từng địa phương
Bà Phan Yến Ly, Giám đốc công ty Tư vấn, Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam, cho rằng cần có sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương nếu muốn phát triển bền vững du lịch nông thôn tại Việt Nam
“Khám phá đảo muối Thiềng Liềng” là một mô hình du lịch cộng đồng thuộc chương trình “Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng” được triển khai tại TP HCM. Ảnh: Visithcmc
Tại Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” sáng 22/9,bà Phan Yến Ly nhận định, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang phát triển nhưng chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững như các sản phẩm sao chép, na ná giống nhau của các vùng miền gây ra sự cạnh tranh giữa các địa phương.
“Dưới góc nhìn lữ hành, du lịch nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam chưa thật sự đột phá dù chúng ta nói nhiều đến tiềm năng, thế mạnh, sự phát triển của loại hình du lịch này”, bà Ly phát biểu tại sự kiện do Bộ NN&PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam kết hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong (Đại học Quốc gia TP HCM) tổ chức.
Trước khó khăn, thuận lợi của loại hình du lịch nông thôn, bà Ly cho rằng, du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cần được tuyên truyền để thay đổi tư duy của các chủ thể tham gia xây dựng và triển khai các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn phục vụ du khách.
“Phải làm sao để nông dân, hợp tác xã, trang trại muốn làm du lịch ngay cả khi nông lâm thủy sản được tiêu thụ tốt, khi kinh tế nông nghiệp thành công và các doanh nghiệp lữ hành chung tay, đồng hành cùng các điểm đến nông thôn làm du lịch”
Bà Phan Yến Ly
Trong các mô hình sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn điển hình, bà Phan Yến Ly đưa ví dụ về việc TP HCM đã triển khai chương trình “Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng”, kết quả tạo ra đặc trưng du lịch của địa phương như “Quận 4 – Cù Lao giữa lòng phố thị”, “Về quận 5 xem múa lân”, “Thủ Đức – Thành phố xanh bên sông Sài Gòn”…
Video đang HOT
Đặc biệt, mô hình du lịch cộng đồng “Khám phá đảo muối Thiềng Liềng” có khoảng 16 điểm đến với các sản phẩm mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển như ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, đờn ca tài tử, ngâm chân thư giãn… Tất cả sản phẩm du lịch trên đều do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng thực hiện và đang bắt đầu được khách du lịch quan tâm.
Không gian ẩm thực thư giãn “cây nhà lá vườn” của tour Du lịch cộng đồng tại ấp đảo Thiềng Liềng. Ảnh: Visihcmc
“Chương trình của TP HCM đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố, thu hút sự quan tâm của du khách về nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử, ẩm thực và cả nông nghiệp đặc trưng vùng đất Sài Gòn – TP HCM”, theo bà Ly.
Bà Ly cũng cho rằng, có thể phát triển ít nhất 63 sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các tỉnh, thành tại Việt Nam. Cụ thể, miền Đồng bằng Bắc Bộ có thể tập trung khai thác các tour làng nghề, nghề trồng lúa nước, văn hóa làng quê…
Miền Trung du và miền núi Bắc Bộ, có thể tạo điểm nhấn với nông nghiệp vùng cao như ruộng bậc thang, cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người. Miền Duyên hải miền Trung, cần đề cao đời sống ngư dân, diêm dân… Miền cao Tây Nguyên định hướng phát triển các tour trang trại cà phê, hoa lan…
Miền Tây Nam bộ nhờ thiên nhiên ưu đãi tạo nên những đặc điểm văn hóa miệt vườn vô cùng độc đáo. Miền Đông Nam Bộ phát triển các nghề mang đậm dấu ấn thời còn khai hoang mở đất như nấu rượu, làm gốm, làm lu…, đồng thời khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn.
Cùng bàn về nội dung này, theo ông Phan Bảo Giang, Trưởng khoa Marketing trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM cho rằng, cần xây dựng thương hiệu tại các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Để xây dựng được thương hiệu tại các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn cần có chiến lược rõ ràng, trong đó xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển, các giải pháp và nguồn lực thực hiện.
“Thương hiệu là thứ vô hình và chỉ được nhận biết thông qua cảm nhận. Nó cần được chuyển hóa thành những thứ cụ thể như logo, bao bì, bài hát, đại sứ thương hiệu… Nhưng logo, bao bì, bài hát, đại sứ… không thể tạo nên được thương hiệu nếu không được tạo dựng, duy trì và phát huy một cách có chiến lược”, ông Giang nói.
Du lịch nông thôn (Rural Tourism) được định nghĩa là loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thiên nhiên, gắn với những đặc điểm tiêu biểu ở khu vực nông thôn, những di sản văn hóa xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã…; thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi vùng nông thôn.
Kinh tế đêm - yếu tố giúp du lịch Luang Prabang của Lào thêm hấp dẫn
Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong đó có kinh tế đêm không chỉ giúp tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn giúp Luang Prabang ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách.
Các du khách chọn mua đồ ăn tại một khu ẩm thực trong Khu chợ đêm ở thành phố Luang Prabang. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Là thành phố du lịch nổi tiếng nhất tại Lào, trong những năm qua, Luang Prabang đã liên tiếp được nhiều tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới đánh giá là một trong những điểm du lịch hấp dẫn và nên đến thăm.
Điều này không chỉ bởi vì Luang Prabang là Di sản Thế giới hay từng là cố đô của "đất nước Triệu Voi," mà còn bởi chính quyền nơi đây luôn nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, trong đó có việc chú trọng phát triển nền kinh tế đêm.
Nằm trên phố Sisavangvong, sát Bảo tàng Hoàng Cung, kéo dài hơn 1km, cắt ngang các con phố cổ ở trung tâm thành phố, Chợ đêm Luang Prabang từ lâu đã là điểm trải nghiệm, khu vực giải trí không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước mỗi khi màn đêm buông xuống.
Với trên 500 gian hàng thủ công truyền thống, cùng các khu ẩm thực, quán bia, quán rượu, địa điểm nghe nhạc, giải trí... đến với khu chợ này, du khách không chỉ tìm được rất nhiều mặt hàng thủ công truyền thống tinh xảo đậm chất văn hóa của các dân tộc Lào, được thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng với giá cả hợp lý, mà còn có thể thư giãn nghỉ ngơi sau một ngày thăm thú hàng loạt điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Prabang.
Vừa nhâm nhi chai bia Lào mát lạnh, vừa thưởng thức các món ăn truyền thống của Lào bên bạn bè sau một ngày đi thăm khắp các điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có thác nước Kuang Si, cũng như tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị như cưỡi voi tại Luang Prabang, anh Michal Galka, một du khách đến từ Ba Lan đánh giá khu chợ đêm này là một lựa chọn tuyệt vời bởi anh không chỉ có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sắc, mà còn được hiểu thêm về nền văn hóa bản địa.
Du khách nước ngoài mua đồ ăn tại một khu ẩm thực trong Chợ đêm Luang Prabang. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Khu chợ đêm được thành lập vào đầu những năm 2000, với mục tiêu chính là tạo thêm điểm giải trí cho du khách và giúp người dân địa phương tìm đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Ban đầu, chợ chỉ bán các sản phẩm thủ công và đồ ăn truyền thống, sau này dịch vụ ngày một mở rộng. Ngoài khu vực bán các sản phẩm thủ công, khu vực ẩm thực, trong khu chợ đêm và các khu vực xung quanh còn có các điểm nghe nhạc và giải trí.
Lần đầu tiên đi du lịch tại Lào và trải nghiệm các hoạt động về đêm ở Luang Prangbang, ông Trần Quốc Hoàng, một du khách đến từ tỉnh Nam Định đánh giá rất cao mô hình chợ đêm.
Theo ông, chợ đêm Luang Prabang vừa tạo tâm lý thoải mái cho du khách, vừa giúp họ tìm hiểu sự đặc sắc của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và văn hóa ẩm thực truyền thống của địa phương, được thỏa chí mua sắm, thư giãn. Bên cạnh đó, khu chợ còn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Chia sẻ với các phóng viên TTXVN tại Lào, ông Vongdavon Vongxayalath, Phó Giám đốc Sở Thông tin Văn hóa, Du lịch tỉnh Luang Prabang, nhấn mạnh xác định du lịch là chìa khóa để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, do đó, trong nhiều năm qua, tỉnh Luang Prabang luôn cố gắng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, giúp họ có nhiều lựa chọn mua sắm, giải trí và trải nghiệm.
Du khách ăn uống, thư giãn tại một khu ẩm thực trong Khu chợ đêm ở thành phố Luang Prabang. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Theo ông Vongdavon, ban đầu tỉnh chỉ xác định mở chợ đêm để giúp tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống của người dân địa phương, bởi Luang Prabang có rất nhiều làng nghề truyền thống, cùng văn hóa ẩm thực rất đặc sắc.
Song qua thời gian, nhận thấy các lợi ích từ việc phát triển kinh tế đêm mang lại, Luang Prang đã mở thêm các dịch vụ giải trí cho du khách. Đến nay, tỉnh đã có nhiều điểm giải trí về đêm dành cho du khách, đáp ứng nhu cầu của du khách từ trung lưu đến cao cấp.
Phó Giám đốc Sở Thông tin Văn hóa, Du lịch tỉnh Luang Prabang cho rằng ngoài việc làm tốt các dịch vụ du lịch, quản lý tốt các di sản, có nhiều điểm du lịch sinh thái và làng nghề..., việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong đó có các dịch vụ nhằm phát triển kinh tế đêm, không chỉ giúp tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp Luang Prabang ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách trong và ngoài nước.
Đây cũng là yếu tố giúp Di sản Thế giới này liên tiếp được xếp hạng là một trong những điểm đến tốt nhất thế giới trong năm 2023, đồng thời là cơ sở để chính quyền tỉnh đặt mục tiêu thu hút khoảng 2 triệu lượt du khách nước ngoài mỗi năm trong 2-3 năm tới./.
Quảng Bình phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này. Ngày 21-9, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, ngành du lịch tỉnh này đã vượt mức chỉ tiêu kế...