Cần có luật riêng về tổ chức Hội đồng bầu cử quốc gia
Tại hội thảo sáng qua 6.5 về “Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013″ do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Viện Chính sách công và pháp luật tổ chức, nhiều ý kiến đề nghị cần có luật riêng về tổ chức Hội đồng bầu cử quốc gia.
ảnh minh họa
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, thiết chế độc lập Hội đồng bầu cử quốc gia (HĐBCQG) được quy định trong Hiến pháp 2013 là một điểm mới quan trọng.
“Việc thành lập HĐBCQG như quy định của Hiến pháp nhằm khắc phục những hạn chế của công tác bầu cử hiện nay. Đó là, thành viên của HĐBC phần đông là những người ứng cử; QH, HĐND vừa được bầu lại biểu quyết xác nhận tư cách đại biểu của chính mình; thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động và vì thế thiếu một cơ quan chuyên trách chăm lo công tác bầu cử trong cả nhiệm kỳ…”, ông Thuận phân tích.
Cũng theo ông Thuận, cần tổ chức nghiên cứu để xây dựng và trình QH thông qua luật Tổ chức HĐBCQG.
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Vũ Đức Khiển, người tiền nhiệm của ông Thuận, cũng đồng tình cần có luật riêng về tổ chức HĐBCQG thay vì gộp vào quy định của luật Bầu cử ĐBQH, ĐB HĐND sẽ sửa đổi sắp tới. Theo đó, HĐBCQG sẽ là một cơ quan mới trong bộ máy nhà nước, có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rất quan trọng thay Ủy ban TVQH, Chính phủ tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử ĐB HĐND các cấp. Nhiệm kỳ của HĐBCQG phải được quy định như nhiệm kỳ của Ủy ban TVQH.
Video đang HOT
Theo TNO
Bức xúc vì tài sản kếch xù của quan chức nghỉ hưu
Quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực; trừng trị nghiêm khắc tội phạm tham nhũng là kiến nghị chung của nhiều cử tri Q.Ba Đình (Hà Nội) với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đơn vị bầu cử số 1 diễn ra hôm qua 3.5.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cử tri trong giờ giải lao - Ảnh: CTV Dũng Anh
"Đương chức hay nghỉ hưu đều phải xử nghiêm"
Cử tri chất vấn Bộ trưởng y tế về dịch bệnh sởi Ngày 3.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp xúc với cử tri tại H.Bình Chánh và Q.8 (TP.HCM). Ngoài các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh (an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế...), các cử tri rất quan tâm đến tình trạng dịch bệnh sởi bùng phát trong thời gian qua. Trả lời chất vấn của cử tri về nguyên nhân làm bùng phát dịch sởi, Bộ trưởng Tiến cho rằng có những yếu tố chính làm gia tăng bệnh sởi, đó là biến đổi thời tiết, chu kỳ của dịch bệnh, công tác tuyên truyền để người dân tiêm ngừa, phòng bệnh chưa tốt. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, bệnh sởi bùng phát nhiều ở phía Bắc là vì cơ sở vật chất dành cho điều trị bệnh nhi ở khu vực này chưa tốt, chỉ có Bệnh viện Nhi T.Ư là chính nên bệnh nhi từ các địa phương dồn về đây làm lây nhiễm bệnh chéo sởi. Bộ Y tế rút kinh nghiệm về vấn đề này. THANH TÙNG
Cử tri Nguyễn Ngọc Hạt phản ánh: Sự điều hành của Nhà nước thời gian vừa qua bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít điều khiến dân bức xúc, trong đó nổi cộm là nạn tham nhũng mà nguyên nhân sâu xa là sự tha hóa, biến chất của không ít cán bộ đảng viên. Theo ông Hạt, nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước làm quyết liệt hơn phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống tham nhũng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, không có vùng cấm nào. Đi liền với đó là đổi mới công tác cán bộ, có cơ chế đào thải dần những cán bộ công chức tha hóa, biến chất.
Cử tri Phan Đức Thuyên đề nghị Quốc hội cần tăng cường giám sát mạnh hơn nữa, nhất là công tác phòng chống tham nhũng vì vừa rồi, một số vụ án lớn về tham nhũng vẫn phải xử đi xử lại do thiếu chứng cứ.
Cử tri Phạm Quy đề nghị "cần phải làm nghiêm khắc để răn đe các trường hợp khác. Phải làm thật nghiêm, thật kiên quyết, bất kể là ai, đương chức hay nghỉ hưu đều phải xử nghiêm. Dư luận vừa rồi cũng rất bức xúc vì các tài sản kếch xù của các quan chức đã nghỉ hưu. Phải làm rõ, làm nghiêm, về hưu cũng phải xử. Vì không xử lý được những đối tượng này thì không thể lấy lại được lòng tin của dân".
Việc không lộ thiên còn cong đến thế nào?
Cử tri Nguyễn Cao Đức cho rằng bên cạnh vấn nạn tham nhũng, quốc nạn lãng phí cũng đang là vấn đề nhức nhối nhưng ít ai đề cập đến. Ông Đức dẫn ví dụ về dự án đường sắt đô thị trên cao của Hà Nội, vừa rồi vì một vài vấn đề trục trặc mà "đội vốn" lên vài nghìn tỉ đồng. "Một Dương Chí Dũng tham ô chịu hình phạt tử hình, nhưng có cả 100 Dương Chí Dũng tham ô nữa thì số tiền bị mất có bằng số tiền dự án bị đội lên hàng nghìn tỉ đồng như thế không?", ông Đức so sánh.
Không chỉ lo lãng phí, cử tri còn bức xúc trước tình trạng lạm quyền. Cử tri Trần Viết Hoàn dẫn chứng: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) phải điều chỉnh tới 9 hạng mục khiến vốn tăng thêm hơn 300 triệu USD, thế nhưng có vị khi được hỏi còn phát biểu là mới điều chỉnh một tí đã làm rùm beng lên; Đề án đổi mới sách giáo khoa 34.000 tỉ, sau khi bị dư luận phản ứng, thì lại giải thích bị "hiểu lầm", và rằng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ hơn 5.000 tỉ; Đường Trường Chinh bao đời nay vốn thẳng, nay bỗng dưng bị "uốn cong mềm mại"... "Việc này khiến người dân suy nghĩ con đường thẳng giữa thanh thiên bạch nhật còn bị uốn cong thì thử hỏi những việc không lộ thiên còn cong đến như thế nào?", ông Hoàn bức xúc.
Chống tham nhũng, lãng phí: Đã và đang làm quyết liệt
Chiều 3.5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tiếp xúc cử tri Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội). Theo cử tri Nông Quang Lộc, người dân đang lo lắng nhiều về nợ công. Hiện nay các cơ quan chức năng cứ khẳng định nợ công chưa đến ngưỡng 60% GDP nhưng nghiên cứu mới thấy lo: Các nước nợ công lớn nhưng thu hồi được, ở ta thì lại phát hành trái phiếu Chính phủ để trả nợ chứ không phải do làm ăn kinh tế có lãi mà trả được, trong khi bội chi ngân sách lớn. Cử tri Phạm Thị Hoàn bức xúc cho rằng dịch sởi vừa qua khiến nhiều trẻ em chết thương tâm, nếu dịch công bố sớm thì không có nhiều cái chết như vậy và đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần tìm người đủ tâm, đủ tầm để quản lý Bộ Y tế.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá các ý kiến, phản ánh của cử tri là hoàn toàn xác đáng. Cá nhân ông cũng như các ĐBQH của đơn vị bầu cử số 1 "xin nghiêm túc tiếp thu" để phản ánh, kiến nghị, góp ý với Quốc hội tại kỳ họp tới.
Liên quan đến các kiến nghị cụ thể của cử tri, Tổng bí thư trực tiếp đề cập đến 3 nội dung lớn, trong đó có vấn đề phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí và lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Ông khẳng định PCTN và lãng phí là vấn đề luôn được đề cập tới mỗi lần tiếp xúc cử tri. Lãng phí nhiều khi còn nguy hại hơn cả tham nhũng, có khi còn lớn hơn cả tham nhũng vì có những lãng phí không thể đo đếm được. "Vấn đề này vừa rồi T.Ư đã có chỉ đạo, ra nghị quyết, một loạt chỉ thị vừa rồi về chống lãng phí cũng đã được ban hành, như xuống địa phương phải thế nào, lễ hội tổ chức ra sao bảo đảm tiết kiệm", Tổng bí thư thông tin.
Liên quan đến giải pháp PCTN, Tổng bí thư khẳng định đã và đang làm rất quyết liệt. Ông cho hay năm vừa qua đã xử một số vụ lớn rất tập trung, nhanh chóng, có những vụ mới khởi tố cuối 2012 thì năm 2013 đã đưa ra xử rồi. Riêng năm ngoái, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTN chọn 8 vụ án điểm, đã xử 5 vụ. Năm nay chọn ra 6 vụ án trọng điểm và 2 vụ việc lớn về tham nhũng rồi giao các địa phương vài ba chục vụ để chọn một số vụ trọng điểm làm trước.
Trước câu hỏi cử tri đặt ra vì sao đang lấy phiếu tín nhiệm lại dừng, Tổng bí thư khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở Quốc hội, kể cả trong Đảng, MTTQ là thực hiện theo Nghị quyết T.Ư 4. "Càng thực hiện càng khẳng định chủ trương đó là đúng, nhưng có một số việc thấy qua thực tế cần phải rút kinh nghiệm, cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Nên không phải không làm mà phải kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh. Cho nên, kỳ họp tới Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét sửa đổi Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm", Tổng bí thư lý giải.
Theo TNO
Cấp thẻ căn cước cho công dân từ khi chào đời Việc có nên cấp thẻ căn cước cho công dân ngay khi mới chào đời hay phải chờ đến một độ tuổi nhất định mới cấp là vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau khi Ủy ban TVQH thảo luận về dự luật Căn cước công dân tại phiên họp chiều qua, 24.4. Người dân lấy dấu vân tay làm CMND -...