Cần có khung pháp lý cụ thể đối với loại hình căn hộ du lịch
Ngày 28/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận một số quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và kinh doanh đối với loại hình Condotel ( căn hộ du lịch) trên địa bàn.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản, cơ sở kinh doanh, luật sư đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tham gia Hội nghị.
Condotel chủ yếu nằm trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, thường tọa lạc tại những thành phố du lịch sầm uất, sôi động, các khu nghỉ dưỡng ven biên. Condotel thường được xây dựng ở các vị trí có tầm nhìn và cảnh quan đẹp như hướng biển, hướng ra sân golf, cạnh các công viên, khu trung tâm mua sắm lớn hay casino, các trung tâm mật độ cao của đô thị. Trong đó, khu vực dải ven biên tâp trung đông nhât.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Minh Thành, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu báo cáo về vấn đề pháp lý đối với loại hình Condotel tại Việt Nam cũng như tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay. Theo đó, cơ chế pháp lý vẫn gần như giậm chân tại chỗ, chỉ có một số quy định hướng dẫn tạm thời. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành không cấm hoặc không hạn chế chủ đầu tư chuyển nhượng căn hộ du lịch cho người khác. Pháp luật cũng không có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư sở hữu tòa nhà Condotel. Vì vậy, việc chuyển nhượng đã diễn ra đối với những người có nhu cầu, nhưng gặp hạn chế và xảy ra nhiều vướng mắc khi thực hiện do thiếu khung pháp lý. Đặc biệt là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất riêng cho người mua, và có thể xảy ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
Tại Hội nghị, ông Bùi Ngọc Tuân, nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập đến sự xung đột pháp lý và xu hướng đầu tư căn hộ du lịch. Các đại biểu cho rằng, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với vướng mắc trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất nằm ở chỗ thiếu những văn bản quy định rõ ràng về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, chế độ sử dụng đất, quy chế quản lý, kinh doanh đối với Condotel, cũng như các quy định liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương,…dẫn đến nhiều vướng mắc, tranh chấp pháp lý đã phát sinh trên thực tế chưa được giải quyết, gây nhiều hậu quả, thiệt hại cho cả chủ đầu tư, đồng thời gây khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi về pháp lý và hướng xử lý tại một số dự án đang vướng mắc trên địa bàn; biện pháp mà chính quyền địa phương khuyến cáo để người dân không bị thiệt hại khi đầu tư các dự án Condotel trên địa bàn… Các câu hỏi trên cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, luật sư giải đáp thấu đáo theo các quy định pháp luật, hướng xử lý khi xảy ra những vướng mắc đối với loại hình Condotel.
Bất động sản hút gần 4,45 tỷ USD vốn ngoại trong năm 2022
Trong năm 2022, kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư FDI với hơn 4,45 tỷ USD, chiếm hơn 16% tổng vốn đầu tư đăng ký.
So với cùng kỳ năm ngoái, vốn ngoại đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng thêm 1,8 tỷ USD.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 28 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư FDI với hơn 4,45 tỷ USD, chiếm hơn 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. So với cùng kỳ năm ngoái, vốn ngoại đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng thêm 1,8 tỷ USD.
Nói về dòng vốn FDI vào bất động sản 2023, ông Nguyễn Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, luồng tiền đến từ vốn nước ngoài có nhiều triển vọng gia tăng
Theo ông Chung, hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và đứng thứ 2 trong nhóm các thị trường mới nổi. Lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên thế giới.
Hà Nội: Nhà đất ngõ vẫn có giá hàng trăm triệu đồng mỗi m2 giữa lúc thị trường trầm lắng .
Vừa bị HoSE nhắc nhở, Tập đoàn Thành Nam (TNI) nhận thêm quyết định xử phạt và truy thu thuế hơn 6 tỷ đồng Trên thị trường, cổ phiếu TNI chốt phiên 9/12 đạt 3.280 đồng/cp, tương ứng giảm 65% so với mức giá hồi đầu năm 2022. Mới đây, CTCP Tập đoàn Thành Nam (mã chứng khoán TNI) đã công bố nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Về nội dung cụ thể, văn bản CBTT của TNI cho biết sau...