Cận cảnh thung lũng mận Mường Lống mùa hoa nở
Những ngày này thung lũng mận Mường Lống (Kỳ Sơn) như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ lay động lòng người.
Mường Lống nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Khí hậu xanh mát, với mùa Hè ôn hòa và mùa Đông không quá lạnh giá. Mường Lống là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, với những nét văn hóa độc đáo và đậm đà bản sắc. Ảnh: Sách Nguyễn
Đến với Mường Lống, du khách sẽ như lạc bước vào một thế giới khác, hoàn toàn tách biệt khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị. Nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ, bình dị với những những mái nhà gỗ, những con đường uốn lượn, bản làng đơn sơ nép mình bên sườn núi. Ảnh: Sách Nguyễn
Nhắc đến Mường Lống, không thể không nhắc đến thung lũng mận – một kiệt tác thiên nhiên giữa đại ngàn xứ Nghệ. Thung lũng mận rộng lớn với hàng chục nghìn cây mận từ non tơ đến cổ thụ, được người dân nơi đây trồng từ rất lâu đời. Vào mùa Xuân, khi những cành mận bắt đầu đơm hoa, thung lũng như được khoác lên mình một chiếc áo trắng tinh khôi. Ảnh: Sách Nguyễn
Video đang HOT
Những thung lũng mận trắng muốt đẹp nao lòng. Ảnh: Sách Nguyễn
Du khách miền xuôi say mê với cảnh đẹp nơi đây. Ảnh: Sách Nguyễn
Vẻ đẹp hoang sơ của những thung lũng mận luôn hấp dẫn mời chào du khách ghé thăm. Ảnh: Sách Nguyễn
Được dạo chơi giữa mênh mông sắc hoa trằng muốt tinh khôi là mong ước của nhiều bạn trẻ. Ảnh: Sách Nguyễn
Nhiều du khách cho biết khi lần đầu đến nơi đây họ như bị hút hồn bởi cảnh đẹp hoang dã và kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng. Ảnh: Sách Nguyễn
Với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị cùng những nét văn hóa độc đáo, Mường Lống đang dần trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến với Mường Lống, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân bản địa, tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo và thưởng thức những món ăn đặc sản thơm ngon. Ảnh: Sách Nguyễn
Nhung nhớ hoa Tam giác mạch
Bây giờ đang là mùa hoa Tam giác mạch, trên các nẻo đường Hà Giang đâu đâu cũng thấy một màu hồng rực trong ánh nắng vàng hươm, trải dài ngút ngàn.
(Ảnh minh họa)
Tôi không phải là một người con của Hà Giang nhưng đã yêu hoa Tam giác mạch khi lần đầu tiên tận mắt thấy. Tôi và đám bạn thốt lên trong sự ngỡ ngàng vô cùng. Bởi chẳng thể ai ngờ trên mảnh đất cằn cỗi, thậm chí có những nơi toàn đá là đá mà hoa Tam giác mạch có thể sống len lỏi một cách hiên ngang đến như vậy được. Cái tên cũng khiến cho người ta phải lưu tâm và tò mò muốn tìm hiểu.
Hoa Tam giác mạch là một loài hoa nở vào thời tiết lạnh, nơi vùng cao biên cương xa xôi như Hà Giang. Chúng mọc trải dài khắp các thung lũng nhỏ, chênh vênh trên những phiến đá tai mèo, sau những ngôi làng cổ hay một thị trấn xưa cũ. Những ngày đầu mới chớm nở hoa có màu trắng hồng, nụ hoa chúm chím ru mình trước làn gió Đông xào xạc. Khi trời bắt đầu lạnh hơn thì hoa chuyển sang màu hồng tím. Hoa nở thành từng chùm, cánh chụm lại thành hình chóp nón.
Hoa Tam giác mạch là một trong những loài hoa giản dị mà kiên cường. Chúng chẳng cần phải chăm bón, phó mặc cho đất trời dung dưỡng rồi tự mình vươn lên. Người dân Hà Giang đôi khi chỉ cần đến mùa rắc rải một nhúm hạt xuống mảnh đất là cây tự mọc lên xanh tốt rồi đơm hoa kết hạt. Chính vì thế hoa Tam giác mạch được nhiều người coi là biểu tượng của sức sống Cao nguyên đá.
Đó là một ngày chớm Đông, tôi nhớ đã đi trong cái không khí xám xịt của bầu trời lãng đãng và chạm mắt vào hoa Tam giác mạch. Một vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần kiêu hãnh khiến tôi phải đắm chìm. Vẻ đẹp ấy đã tạo cho mảnh đất Hà Giang hùng vỹ và thật nên thơ. Từ bên này con đường tôi nhìn lên những triền núi, hoa Tam giác mạch ken kín kết nối hệt như một tấm áo choàng cho núi đá vời vợi. Sắc màu phơn phớt hồng dịu dàng như nhuộm thắm những triền non, ngời sắc cả một khoảng trời thương nhớ.
Tôi lưu giữ khoảnh khắc bằng một bức hình bên hoa Tam giác mạch. Đúng lúc chiều nghiêng sắc nắng, xuyên qua những áng mây bồng bềnh không dưng lúc đó tôi thấy mình như lạc vào một khung cảnh đầy huyền ảo tựa chốn thiên đường. Tôi hòa cùng hương thơm hoa Tam giác mạch dịu nhẹ mà xốn xang. Rồi tôi rảo bước ngắm nhìn cho thỏa thích. Xa xa những em bé người Mông đang chăn ngựa. Nhìn chú ngựa thong dong gặm cỏ thấy bình yên biết nhường nào. Bạn tôi bảo hoa Tam giác mạch cũng là mùa mong đợi của đồng bào người Mông. Thuở xa xưa đói kém, người Mông đợi hoa Tam giác mạch ra hoa kết hạt để làm lương thực ăn qua những ngày gian khổ. Hạt Tam giác mạc có thể ăn hàng ngày, nấu rượu, làm bánh hay nấu cháo. Ngày nay nó trở thành một ẩm thực độc đáo ngon lành ở vùng đất Hà Giang xinh đẹp.
Tôi được bạn mời tới nhà chơi trong một căn nhà gỗ, phía bên ngoài gió lạnh se sắt, hương rượu Tam giác mạch nồng nàn và những chiếc bánh thì thơm lừng trên đôi bàn tay của người bản địa. Không dưng lúc đó tôi thấy bình yên vô cùng. Cảm giác mà tôi đã không có được trong những ngày ở phố tấp nập xô bồ. Tôi muốn quên hết những bon chen vất vả mà hòa cùng chén rượu nồng say. Và thời gian dường như ngưng đọng khi đầu môi tôi chạm phải vị bánh làm từ hạt Tam giác mạch.
Tôi mang hình bóng loài hoa núi rừng, nơi đại ngàn Cao nguyên đá về với phố trong niềm thương nhớ khôn nguôi. Hoa Tam giác mạch nhỏ bé ẩn sâu trong đôi mắt của người thành thị. Thật khiêm nhường nhưng lại rất mạnh mẽ.
Lộc Ninh - Vùng đất biên giới Tây Nam giàu bản sắc Những ai từng đặt chân đến Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) - một huyện biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, có lẽ sẽ nhớ mãi những cánh rừng cao su bạt ngàn, những con đường đất đỏ bazan, cùng các di tích lịch sử với những cảnh sắc vô cùng độc đáo. Những cánh rừng cao su đặc trưng tại huyện...