Cận cảnh ‘thành phố dầu khí’ 75 năm tuổi từ thời Liên Xô đang dần biến mất
Một thành phố dầu khí được xây dựng từ thời Liên Xô cũ cách đây 75 năm, đang rơi vào cảnh chìm dần xuống đáy biển.
Quang cảnh thành phố nổi Neft Dashlari. Ảnh: Getty Images
Thành phố Neft Dashlari nằm trên Biển Caspi, cách bờ biển Azerbaijan 55 km. Liên Xô xây dựng Neft Dashlari vào năm 1949 sau khi các kỹ sư phát hiện ra “vàng đen” nằm sâu hàng nghìn mét dưới đáy Biển Caspi.
Thành phố này gồm một mạng lưới các đảo nhân tạo, được kết nối hoàn thiện vào năm 1952 bằng cấu trúc cầu cạn với các ống kim loại và cầu bê tông. Neft Dashlari sở hữu khoảng 300 km đường giao nhau và 256 giếng dầu riêng lẻ.
Neft Dashlari còn tự hào về khu chung cư 9 tầng dành cho công nhân cũng như các cơ sở khác để hoàn thiện thành phố, bao gồm công viên, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng, tiệm bánh, rạp chiếu phim và thậm chí cả sân bóng.
Vào giai đoạn hoàng kim, thành phố nổi này có hơn 2.000 giàn khoan sản xuất dầu. Từng có thời điểm, Neft Dashlari là nơi sinh sống của 5.000 công nhân, nhưng con số này hiện đã giảm một nửa.
Video đang HOT
Trang Kỷ lục Guinness Thế giới về Neft Dashlari có nội dung mô tả nơi đây là một thành phố đang hoạt động: “Việc xây dựng và phát triển tiếp tục cho đến khi Neft Dashlari bao gồm các khách sạn, tiệm bánh, nhà máy điện và tổng diện tích bề mặt là 70.000 mét vuông, với các ‘hòn đảo’ riêng biệt được nối với nhau bởi hơn 200 km cầu cạn trên các cột kim loại. Mặc dù biển đã ăn mòn phần lớn Neft Dashlari nhưng các giàn khoan của nó vẫn sản xuất dầu”.
Một số nền móng của Neft Dashlari được xây dựng trên những con tàu bị chìm. Ảnh: Getty Images
Một công trình dành cho công nhân tại Neft Dashlari. Ảnh: Getty Images
Neft Dashlari được xây dựng cách đây 75 năm. Ảnh: Getty Images
Các công nhân đang làm việc tại Neft Dashlari. Ảnh: Getty Images
Từng có thời điểm, Neft Dashlari là nơi sinh sống của 5.000 công nhân. Ảnh: Getty Images
Công nhân ở Neft Deshari có thu nhập khoảng 130 USD/tháng. Ảnh: Getty Images
Sân bóng ở Neft Dashlari. Ảnh: Getty Images
Một công trình quy mô trên thành phố nổi. Ảnh: Vice
Sau hơn 100 năm thành lập, Neft Deshari có thể chìm hoàn toàn dưới biển. Ảnh: Vice
Thời gian đang tàn phá thành phố lịch sử này. Dến khoảng năm 2051, nó có thể bị nhấn chìm hoàn toàn. Trong số 300km mạng lưới đường giao nhau, chỉ có khoảng 45km là còn sử dụng được.
Theo tờ Der Spiegel (Đức), Neft Deshari rơi vào tình trạng hư hỏng sau khi nhiều mỏ dầu mới được phát hiện ở nơi khác. Hầu hết các giàn khoan hiện không còn sử dụng được và nhiều cây cầu đã sập khiến công nhân không thể tiếp cận.
Der Spiegel cho biết công nhân ở Neft Deshari có thu nhập khoảng 130 USD/tháng, cao gấp đôi so với một người làm cùng công việc trên đất liền. Nhưng do công trình bị ngập, rò rỉ dầu, thiết bị hư hỏng nên lâu nay nhà máy không hoạt động hiệu quả.
Der Spiegel nhấn mạnh rằng tháo dỡ Neft Dashlari đúng cách có thể sẽ tốn kém hơn việc duy trì nó hoạt động với quy mô nhỏ. Các chuyên gia ước tính rằng trữ lượng dầu ở đây sẽ chỉ còn khai thác được khoảng 20 năm nữa. Chẳng bao lâu nữa, tất cả những gì còn sót lại của công trình kiến trúc lịch sử này sẽ chỉ là một vài mảnh kim loại nhô ra trên biển.
Na Uy nối lại các chuyến bay trực thăng đến mỏ dầu ngoài khơi
Ngày 1/3, các công ty dầu khí ở Na Uy đã nối lại các chuyến bay trực thăng đến các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi nước này, hai ngày sau sự cố rơi trực thăng ở vùng duyên hải phía Tây của quốc gia Bắc Âu khiến 1 người thiệt mạng.
Trực thăng S-92A của Sikorsky thuộc Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). Ảnh: Sikorsky
Giám đốc điều hành công ty năng lượng Equinor, ông Kjetil Hove, cho biết: "Dựa trên kết quả làm việc với Cơ quan Hàng không Dân dụng Na Uy (CAA), không có dấu hiệu nào cho thấy sự an toàn của trực thăng trên thềm lục địa của Na Uy bị ảnh hưởng".
Trước đó, ngày 29/2, hoạt động chuyên chở đội ngũ nhân viên đến và rời các giàn khoan khai thác dầu mỏ và khí đốt bằng trực thăng đã bị tạm dừng sau vụ tai nạn trực thăng ngày 28/2 khiến 1 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương. Na Uy cho biết đang xem xét dừng khai thác toàn bộ trực thăng S-92A của Sikorsky thuộc Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) trong khi điều tra về vụ việc.
Hiện Cơ quan Điều tra An toàn của Na Uy vẫn đang nỗ lực xác định vị trí trực thăng rơi và chìm hàng trăm mét dưới biển.
Năm 2026, một chiếc trực thăng Airbus Super Puma trên đường trở về đất liền từ Biển Bắc đã rơi xuống khu vực tương tự, khiến toàn bộ 13 nạn nhân trên máy bay thiệt mạng.
Xuất hiện thông tin Iran đã gửi cho Nga 400 tên lửa đạn đạo Theo các nguồn tin nước ngoài, Iran đã gửi cho Nga 400 tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao. Vụ thử tên lửa đất đối đất Fateh 110 thế hệ thứ ba ở Iran năm 2010. Ảnh: EPA Một bài viết trên tờ The Telegraph ngày 21/2 cho biết các tên lửa đất đối đất đã được Iran gửi cho Nga...