Cận cảnh phố đi bộ thứ 3 sắp khai trương ở TP.HCM
Tọa lạc trước chợ Nguyễn Tri Phương, bắt đầu từ ngã 3 Nguyễn Lâm – Bà Hạt đến Nguyễn Lâm – Nhật Tảo, phố đi bộ thứ 3 ở TP.HCM dự kiến mở cửa từ tháng 9/2020.
Theo kế hoạch, phố đi bộ thứ 3 ở TP.HCM được xây dựng xung quanh tượng đài Quang Trung trên đường Nguyễn Lâm (Quận 10). Dự kiến nơi đây sẽ được bố trí 48 gian hàng bao gồm ẩm thực, lưu niệm,… cùng các hoạt động vui chơi giải trí như âm nhạc đường phố, trò chơi.
Ngã ba Nguyễn Lâm – Bà Hạt là nơi bắt đầu của phố đi bộ. Phố đi bộ sẽ hoạt động từ 18h-23h mỗi ngày và không kinh doanh đồ uống có cồn nhằm đảm bảo an ninh trật tự.
Đối diện tượng đài Quang Trung là chợ Nguyễn Tri Phương với hoạt động buôn bán sôi nổi vào ban ngày.
Theo quản lý các bãi giữ xe, hiện nay bãi giữ xe xung quanh đang hoạt động chủ yếu phục vụ người dân đi chợ Nguyễn Tri Phương vào ban ngày. Nhưng khi phố đi bộ đi vào hoạt động, các bãi giữ xe chỉ nhận giữ xe từ 4h đến 18h.
Video đang HOT
Sau đó, mặt bằng các bãi giữ xe sẽ là khu ẩm thực, là nơi kê bàn ghế để thực khách ngồi ăn uống. Còn bãi giữ xe cho khách tham quan sẽ được chuyển ra phía điểm đầu Nguyễn Lâm – Bà Hạt và điểm cuối Nguyễn Lâm – Nhật Tảo.
Chị Thu Hằng (ngụ Phường 6, Quận 10) cho biết: “Nếu phố đi bộ khai trương đúng tháng 9, tôi nghĩ nơi đây sẽ thu hút đông đảo giới trẻ bởi nơi nào có ăn uống là có nhóm tuổi teen tụ tập nhiều. Ở phố Bùi Viện đa phần là khách du lịch nước ngoài, mà bây giờ dịch, họ không nhập cảnh được nên ngoài đó cũng buồn, có thể giới trẻ sẽ chuyển hướng đổ về phố đi bộ thứ 3 này”.
Khoảng không gian rộng lớn thích hợp cho việc tản bộ tham quan và mua sắm từ tượng đài Quang Trung nhìn về hướng ngã 3 Nguyễn Lâm – Bà Hạt hiện đang bị lấn chiếm vào ban ngày bởi người dân đậu xe tràn lan dưới lòng đường để tiện việc đi chợ.
Cảnh tượng xung quanh tượng đài Quang Trung cũng không khá khẩm hơn khi tiểu thương tận dụng lòng đường để buôn bán.
“Ban ngày ở đây họ bán hàng chiếm lòng lề đường nhiều lắm, nhìn rất mất thẩm mỹ. Hi vọng khi có phố đi bộ, việc bán hàng sẽ được kiểm soát chặt chẽ cũng như là một điểm sáng để thu hút khách đến tham quan”, chị Thu Hằng nói.
Một số quán cà phê hoạt động tại khu vực phố đi bộ cũng là địa điểm lý tưởng để khách tham quan có thể ngắm nhìn khung cảnh nhộn nhịp của phố đi bộ về đêm.
Ông Minh Thuận (ngụ Phường 6, Quận 10) cho rằng, phố đi bộ nên có các homestay, khách sạn để du khách ở xa có thể ghé đến tham quan, vui chơi và nghỉ lại. “Mở phố đi bộ mà không cho bán nước có ga, có cồn thì cũng khó; hơn nữa bán hải sản, đồ nướng mà không có nước có ga, có cồn thì sao người ta ăn! Ở đây cũng không có lề đường để khách đi nên cũng có nhiều bất cập. Chủ trương thì ổn nhưng để tồn tại thì hơi khó”, ông Thuận nêu ý kiến.
Điểm cuối của phố đi bộ là ngã ba Nguyễn Lâm – Nhật Tảo. Phố đi bộ thứ 3 (sau phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện) hứa hẹn sẽ là địa điểm mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí văn minh, an toàn cho người dân và du khách tham quan.
Nét đẹp đền nghè Yên Vực trên hành trình ngược xuôi sông Mã
Tọa lạc trên vùng bãi đất bồi ven sông Mã, ngay cạnh ngã ba sông Tuần Ngu, đền nghè Yên Vực (phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa) không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc, trở thành điểm dừng chân vãn cảnh, du lịch tâm linh hấp dẫn trên hành trình ngược xuôi sông Mã.
Cảnh sắc thiên nhiên yên ả, thanh bình trong khuôn viên đền nghè Yên Vực (phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa).
Ai đã một lần ghé thăm đền nghè Yên Vực sẽ không khỏi trầm trồ trước cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Bàn tay thần kỳ của tạo hóa khéo sắp đặt, tô vẽ nên một vùng non nước hữu tình, "hội sơn tụ thủy". Ngay phía trước đền là dòng sông Mã chảy qua, tạo nên yếu tố minh đường; hướng tầm mắt ra xa là núi Ngọc (Hàm Rồng). Đền nghè Yên Vực thờ Tam kỳ Ngu giang, phối thờ dòng họ Nguyễn Duy và nhân vật Đỗ Xuân Cát, người con ưu tú của làng Yên Vực, học trò xuất sắc của Đạm trai tiên sinh Nhữ Bá Sĩ.
Từ xa xưa, đền nghè Yên Vực đã nổi danh về sự linh thiêng, gắn liền với dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhân vật lịch sử, trong đó nổi bật nhất là vua Lý Thái tổ. Tương truyền, vua Lý Thái tổ dẫn quân đi đánh giặc, quân đi thuyền qua ngã ba sông Tuần Ngu thì bị mắc cạn. Nhà vua cho rằng có điều gì linh dị, bèn truyền lệnh cho quân lính đi triệu người dân hỏi xem chỗ này trước đây có điều linh dị xảy ra không? Nhân dân tâu chuyện với nhà vua rằng: Gần ngã ba sông vốn có một ngôi đền bằng tranh lâu ngày đã bị phong hóa gần hết nhưng Nhân dân trong làng, nhất là những người mưu sinh bằng nghề sông nước vẫn thường xuyên về cầu đảo, mong điều tốt lành. Biết chuyện, vua sai đình thần tiến hành làm lễ tế thần. Trong chốc lát, bỗng có một con cá lớn nhảy lên trước mũi thuyền của nhà vua, lập tức nước sông dâng cao, thuyền xuôi dòng thuận lợi. Khi đánh thắng giặc trở về, tưởng nhớ công ơn thần linh phù trợ, vua cho lập đền thờ, ban sắc phong "Tam kỳ Ngu giang thượng đẳng tối linh thần"; đồng thời ban thưởng quan tiền và cho phép Nhân dân làng Yên Vực lo việc hương hỏa. Theo các cụ cao niên trong làng, ban đầu, nhà vua cho dựng tạm ngôi đền bằng tranh tre, về sau xây dựng lại bằng gỗ với quy mô bề thế, trang trọng gồm hai dãy nhà tiền đường và hậu cung nối với nhau thành hình chữ T. Trước đền nghè là sân rồng, sau sân rồng là dòng sông Mã, thuận tiện cho các vua chúa theo đường thủy lên vãn cảnh.
Trải qua sự biến thiên của thời gian, tác động của lịch sử; do vị trí tọa lạc của đền nghè nằm cách tọa độ lửa Hàm Rồng không xa nên bị tàn phá hoàn toàn. Để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với các đấng thần linh đã bao đời chở che, phù trợ; nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử của quê hương, chính quyền và Nhân dân làng Yên Vực đã chung tay góp sức, phát tâm cung tiến, từng bước xây dựng, tôn tạo lại đền nghè ngay tại vị trí cũ. Trong những nỗ lực đáng ghi nhận ấy không thể không kể đến công lao, đóng góp của ông Nguyễn Ngọc Thành, Thủ từ của đền nghè Yên Vực. Ông Thành hồi tưởng lại tháng ngày gian khó, "nằm sương, ngủ đất" để xây dựng đền nghè: "Là một người con của làng Yên Vực, tôi vẫn luôn trăn trở về việc làm sao có thể khôi phục lại đền nghè Yên Vực để nhân dân trong vùng có nơi sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng, tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với đức thành hoàng làng". Càng ngày ý nghĩ ấy càng thôi thúc mạnh mẽ khiến ông Thành mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương cho phép đứng ra xây dựng, tôn tạo lại đền nghè.
Những ngày đầu gian khó, vất vả, do sức người, sức của có hạn, ông Thành xây dựng một miếu tranh ngay tại vị trí đền nghè tọa lạc trước đây, ngày ngày chăm lo hương khói, thờ phụng. Sau được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và bà con trong làng, xã, đền nghè được xây dựng, tu bổ ngày càng vững chắc, khang trang hơn. Ông cho biết: "Ngày đó, mảnh đất xây dựng chùa chỉ còn là đất hoang, hố bom chằng chịt. Tôi cùng một số bà con, phật tử trong làng phân công, động viên nhau đội từng thúng đất về san lấp hố bom, tự tay đóng từng viên gạch dành để xây dựng đền nghè". Các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng thường xuyên được tổ chức tại đền nghè; bà con, phật tử trong và ngoài tỉnh đến với đền nghè ngày càng đông, phát tâm cung tiến, thiện nguyện. Từ một miếu tranh đơn sơ, năm 1999, đền nghè Yên Vực được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến nay, đền nghè Yên Vực đã kết nối với Trung tâm Phát triển du lịch sông Mã thuộc Công ty CP Quản lý đường thủy nội địa và Xây dựng giao thông Thanh Hóa trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn trên hành trình "Ngược xuôi sông Mã".
Không chỉ là người có vai trò, đóng góp to lớn trong việc tôn tạo, phát triển đền nghè Yên Vực, ông Thành chính là người đã dụng công thu thập tư liệu, hiện vật nhằm minh chứng, khẳng định về sự tồn tại và giá trị của ngôi chùa có tên Sùng Nghiêm trên địa phận làng Yên Vực. Hiện nay, ngoài các hiện vật cổ như: Bàn thờ đá, bệ đá, bát hương đá, các bài chế vua ban cho anh em dòng họ Nguyễn Huy, bia công đức; trong khuôn viên đền nghè Yên Vực còn lưu giữ được những tấm bia cổ của chùa Sùng Nghiêm (làng Yên Vực) thuộc các niên hiệu: Cảnh Hưng thứ 19 (1759) đời vua Lê Hiển tông, Thành Thái thứ 9 (1897), Thành Thái thứ 16, năm Giáp Thìn (1904). Nội dung các tấm bia nhằm ca ngợi công đức của những cá nhân đã phát tâm quyên góp tiền của vào việc trùng tu, tôn tạo, phát triển chùa.
Trong đó, tấm bia "Hậu phật bia ký" có niên hiệu từ thời Cảnh Hưng thứ 19 (1759) đời vua Lê Hiển Tông. Bia được làm bằng đá nguyên khối hình hộp, cao 0,9m, rộng 0,4m, dày 0,25m, bốn mặt có khắc chữ. Trán bia có chóp mũ hình bát sen, mặt trước khắc hình hổ phù, miệng há to phun lửa hình vân mây. Hai bên trán bia chạm hai bông sen cách điệu. Viền phía dưới mặt trước khắc những cánh hoa sen xếp theo hình dọc tạo nên bông sen nở với nhiều tầng cánh. Hai bên viền bia phía trước chạm hình mây cuộn; viền hai bên hông chạm hoa chanh. Bia còn nguyên vẹn, nét chữ rõ, kiểu dáng bia đẹp. Nội dung tấm bia đề cao Phật Đạo và ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên cùng tấm lòng thơm thảo của người dân trong vùng phát tâm cung tiến, càng tô thắm thêm vẻ đẹp của đất và người nơi đây: "Phàm là người có lòng bồ đề thì được bồ đề báo đáp. Cho nên con người ta tôn sùng Phật đạo tức tùy duyên từng người. Nay bản ấp ta là nơi danh lam thắng cảnh rất đẹp của Ái Châu; trên có điện nguy nga, tòa tam bảo có tượng sắc vàng trong sáng; dưới đài la liệt bện ngọc vân trôi sáng láng bay lên các dãy nhà, tiếng thơm mãi ôm quần nơi ngồi tụng niệm. Hoa lửa mãi sáng dấy phát nên lòng hướng thiện đẹp đẽ tin tưởng đáng là cảnh siêu nhiên thanh tịnh".
Cũng được làm từ đá nguyên khối nhưng bia ký ghi chép về việc trùng tu chùa thờ Phật không khắc hoa văn xung quanh viền bia mà tạo gờ nổi cao hơn so với phần thân bia. Trước kia, bia bị lấy làm bàn đặt nên không còn được bảo tồn nguyên vẹn, bị vỡ thành 3 mảnh, phần nội dung bị mờ đi rất nhiều. Nội dung tấm bia đề cao vai trò, ý nghĩa làm việc thiện và khẳng định về sự tồn tại lâu đời của chùa Sùng Nghiêm trên mảnh đất Yên Vực: "...Chùa Sùng Nghiêm của ấp ta đã có từ lâu, người trước gây dựng đến nay (...) Dân trong ấp tu sửa cùng các đền thờ văn chỉ (...) đến nay chùa đã lâu (...) lại hợp tiền của, sức lực của dân trùng tu chùa cho đẹp.
Những tấm bia đã cổ còn lưu giữ được tại khuôn viên đền nghè Yên Vực là tư liệu văn hóa, lịch sử, khoa học có giá trị. Từ nội dung văn bia có thể cho chúng ta hình dung rất rõ nét về đời sống tâm linh, sinh hoạt tín ngưỡng của quần chúng Nhân dân đã từng diễn ra tại chùa. Đó là minh chứng chân thực, sinh động về sự tồn tại, vai trò, ý nghĩa của ngôi chùa Sùng Nghiêm trong tâm thức người dân làng Yên Vực và các vùng phụ cận. "Tuy nhiên, cho đến nay, do nhiều lý do khác nhau, giá trị của những tấm bia đá cổ này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để phát huy hơn nữa giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, khoa học, đề nghị các cấp, ban, ngành có liên quan cần sớm tổ chức đánh giá, xem xét xếp hạng di tích cho những tấm bia đá cổ này" - ông Nguyễn Ngọc Thành, thủ từ đền nghè Yên Vực băn khoăn, trăn trở.
Ngôi mộ cổ 100 năm tuổi làm từ đá cẩm thạch còn sót lại giữa lòng Hà Nội Tọa lạc tại phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), khu lăng mộ Hoàng Cao Khải được xây dựng năm 1893 nổi bật với kiến trúc đặc trưng, được làm toàn bộ từ đá cẩm thạch. Khu lăng mộ có kiến trúc tinh xảo này được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1962. Nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn (Đống Đa,...