Cận cảnh nơi phát hiện vật lạ 40.000 tuổi
Nơi này là hang động Tabon ở tỉnh Palawan, thuộc miền Tây Philippines.
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PLOS One, các nhà khoa học tiết lộ có một cộng đồng cổ đại đã là chủ công nghệ sợi cách đây gần 40.000 năm. Điều này có thể khiến lịch sử nhân loại phải sửa lại. Bởi trước đó, những đồ tạo tác lâu đời nhất có liên quan đến công nghệ sợi đã được ghi nhận ở Trung Quốc, cách đây khoảng hơn 8.000 năm.
Những công cụ đồ đá được tìm thấy trong hang động Tabon đã tiết lộ cộng đồng người thuở sơ khai ở Philippines đã biết làm chủ công nghệ sợi từ cách đây gần 40.000 năm. Những cư dân này đã biết cách khéo léo lấy sợi dẻo dai từ các loại cây như cọ, tre để dệt và buộc. Điều này cũng cho thấy khả năng thích nghi đáng kinh ngạc của họ với môi trường.
Các công cụ đồ đá tiết lộ công nghệ sợi đã ra đời cách đây gần 40.000 năm ở Philippines. Ảnh: PLOS ONE
” Làm chủ công nghệ sợi là một bước rất quan trọng trong quá trình phát triển của con người. Công nghệ này cho phép con người có thể lắp ráp các đồ vật khác với nhau và xây nhà, chèo thuyền, săn bắn bằng cung“, nhà nghiên cứu Hermine Zhauflair tại Trường Đại học Phillippines Diliman, cho biết.
Hang Tabon khiến các nhà khảo cổ phải ngạc nhiên về công nghệ sợi rốt cục là nơi như thế nào?
Hang động Tabon ở tỉnh Palawan, thuộc miền Tây Philippines.
Video đang HOT
Hang động Tabon là nơi tập hợp nhiều hang động lớn nhỏ thuộc phía tây nam Palawan. Đồng thời, hang động này cũng được coi như ” cái nôi của nền văn minh“. Sỡ dĩ có danh xưng như vậy là vì các nhà khảo cổ, nhà khoa học từng tìm thấy các dấu vết về tàn tích cổ xưa của những cư dân đầu tiên đặt chân lên Philippines.
Hang động Tabon là nơi các nhà khảo cổ tìm thấy di cốt và các cổ vật, công cụ hàng chục nghìn năm.
Cụ thể, các hang động ở đây có chứa một lượng lớn các tìm kiếm về khảo cổ học, chẳng hạn như nắp hộp sọ của người Tabon, con người hiện đại được xác nhận là lâu đời nhất ở Philippines. Di cốt này được TS Robert Fox, một nhà nhân chủng học người Mỹ, phát hiện trong hang Tabon ở Palawan, Philippines.
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ tìm thấy các mộ chum ở hang Tabon với nhiều loại, cùng với các đồ tùy táng. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy đồ gốm, đồ trang sức và các công cụ có niên đại tới 47.000 năm trong hàng Tabon. Đây là những minh chứng lâu đời nhất về con người được tìm thấy tại Philippines. Điều này cho thấy con người đã sống ở nơi đây từ rất lâu.
Ngoài ra, hang động Tabon còn là nơi chế tạo các công cụ thời kỳ đồ đá, công cụ đá ghè…
Hang động Tabon hiện nay là một địa chỉ khảo cổ học dành cho các du khách thích tìm tòi và nghiên cứu đến tham quan.
Trên thực tế, có gần 30 hang động ở Tabon đã được khám phá và lập bản đồ chính xác. Tuy nhiên, chỉ có 7 hang động được mở cửa cho công chúng vào tham quan.
Các hang động lớn nhỏ này còn sở hữu vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời.
Theo các chuyên gia, hang động Tabon không chỉ là điểm đến tuyệt đẹp mà còn có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu khảo cổ ở Philippines nói riêng và khảo cổ nhân loại nói chung.
Hang động Tabon là một điểm đến hấp dẫn với các du khách khi ghé thăm Palawan.
Tiết lộ choáng từ vật lạ trong kho báu Tần Thủy Hoàng 32.000 món
Một kho chứa khổng lồ với 32.000 cổ vật, bao gồm những bộ áo giáp đá đắt giá, đã tiết lộ một kế hoạch chưa từng biết mà Tần Thủy Hoàng được kỳ vọng sẽ thực hiện ở thế giới bên kia.
Theo Ancient Origins, cuộc khai quật kéo dài nhiều thập kỷ tại Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc đã hai lần hé lộ những kho chứa đầy áo giáp đá, loại cổ vật được chế tác rất kỳ công nhưng khó hiểu.
Lần thứ nhất là vào năm 1988, trong khu vực gọi là "Hố K9801". Lần thứ 2 là vào năm 2019, một khu vực lớn hơn nhiều với diện tích 144 m2, chứa tới 32.392 cổ vật.
Một trong những bộ áo giáp chế tác kỳ công được khai quật từ quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng - Ảnh: BẢO TÀNG ĐỊA LÝ QUỐC GIA
Điều đặc biệt là một số bộ áo giáp đá trong kho chứa thứ 2 chỉ mới gần như hoàn thiện, với các mảnh đá vừa mới được khoan và đánh bóng. Bên cạnh đó còn có một số công cụ cho thấy đây là một công xưởng chế tác áo giáp đá.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science Direct, dẫn đầu bởi Giáo sư Xuewei Zhang từ Phòng thí nghiệm Khảo cổ sinh học thuộc Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) đã vén màn bí ẩn về những bộ giáp đá ma quái này.
Phần nón của bộ áo giáp đá - Ảnh: BẢO TÀNG ĐỊA LÝ QUỐC GIA
Phân tích mới cho thấy áo giáp được làm bằng đá vôi chất lượng cao với số mối nối tối thiểu. Các bộ giáp gần hoàn thiện cho thấy chúng bị cố tình để lại trong trạng thái như vậy, bên trong ngôi mộ.
Quy trình sản xuất áp giáp đã được thiết kế y hệt quy trình sản xuất áo giáp da mà binh lính nhà Tần sử dụng, gồm 9 bước.
Các nhà nghiên cứu cho biết những chiếc áo giáp này được sản xuất không phải để phục vụ cho quân đội hiện hữu thời kỳ đó, mà với chủ ý làm các món đồ tùy táng, phục vụ Tần Thủy Hoàng và đội quân của ông trong những trận chiến ở "thế giới bên kia".
Họ nói rằng điều này phản ánh sự tôn kính và kỳ vọng về cuộc sống ở thế giới bên kia mà những người thực hiện việc xây dựng lăng mộ thời kỳ đó dành cho vị hoàng đế. Điều này cũng gián tiếp phản ánh vị thế và cuộc đời của Tần Thủy Hoàng trong thời kỳ trị vì lừng lẫy.
Sốc với công nghệ 'vượt thời gian' 3.000 tuổi bên bờ sông Nile Những cấu trúc bằng đá cổ đại nằm rải rác dọc sông Nile ở Sudan có thể đại diện cho một công nghệ cực kỳ quan trọng đối với con người, được sử dụng phổ biến trong thời hiện đại. Nhóm nghiên cứu từ Anh và Úc đã khám phá ra những cấu trúc gọi là "groyne", làm bằng vật liệu cứng, đặt...