Cận cảnh những khẩu súng được Cao Thắng chế tạo trong chiến tranh
Để đối đầu với kẻ thù, Cao Thắng – người thủ lĩnh tài trí và thông minh về mặt quân sự của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã cùng những người thợ lành nghề sáng chế ra súng kíp theo mẫu súng 1874 của Pháp…
Cao Thắng (SN 1864) quê ở thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ, tổng An Ấp, huyện Hương Sơn nay thuộc xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Từ nhỏ ông được học hành chu đáo và có một lòng căm thù giặc rất sâu sắc.
Và rồi cũng từ chính hướng ấy, Cao Thắng đã cùng Cao Nữu (em ruột) và Nguyễn Kiểu (bạn thân) chiêu mộ được khoảng 60 người, tự nguyện đến tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng làm thủ lĩnh. Trong quá trình kháng chiến, chính sự mưa trí tài giỏi của Cao Thắng đã khiến cụ Phùng tin tưởng giao cho ông tổ chức nghĩa quân và xây dựng lực lượng. Không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự mưu lược, nhà chỉ đạo tài giỏi, Cao Thắng còn là một kỹ sư nghiên cứu quân giới thực thụ.
Đương đầu với quân Pháp – một đội quân được trang bị vũ khí hiện đại, Cao Thắng sớm nhận thức được rằng, muốn đánh thắng và thay đổi được thời vận của cuộc khởi nghĩa, ngoài lòng hy sinh dũng cảm, sự tích lũy về lương thực, lực lượng thì vũ khí cũng là một điều kiện tiên quyết. Kinh nghiệm bản thân cho thấy gươm giáo, gậy guộc… không thể chống nổi súng đồng của chúng. Do vậy bằng mọi cách ta phải chế được một khẩu súng trường kiểu Pháp.
Súng kíp (hay còn gọi là súng trường Cao Thắng), được ông chế tạo dựa trên nguyên mẫu của những khẩu súng trường 1874 của Pháp mà ông đã tịch thu được trong một lần giáp chiến với giặc.
Để chế tạo được súng, Cao Thắng đã tập trung những thợ rèn giỏi nhất ở các làng nghề rèn, mộc là Vân Chàng, Trung Lương và Xa Lang (Hà Tĩnh).
Các bộ phận của súng từ báng, nòng, cò… đều được ông và những người thợ ngày đêm rèn theo đúng kích thước, hình mẫu. Việc sản xuất súng đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Video đang HOT
Súng trường Cao Thắng được sản xuất chính từ nguyên liệu sắt và gỗ. Ngoài ra còn có một số bộ phận được làm bằng thép. Sắt làm súng là các loại sắt cũ, sắt vụn thu gom trong nhân dân. Vỏ đạn là đồng được chế tác từ mâm đồng, nồi đồng.
Nòng súng được làm từ các hợp kim, thép mềm có độ đàn hồi. Riêng phần lò xo kim hỏa – bộ phận quan trọng để giúp đẩy đạn ra khỏi nòng, Cao Thắng sử dụng lò xo của gọng ô để thay thế.
Cao Thắng cùng với những người thợ đã chế tạo được 350 khẩu súng, giống y như súng trường 1874 của Pháp, chỉ khác nhau về tính năng, tác dụng và khoảng cách bắn.
Trong cuốn “Phan Đình Phùng” của tác giả Đào Trinh Nhất, NXB Văn học, Hà Nội, năm 2000 có trích lời của Đại uý Pháp Gosselin lúc bấy giờ viết trong cuốn “Nước Nam” của ông: “Tôi có đem nhiều khẩu súng đó về bên Pháp, xem nó giống đủ mọi vẻ như súng của các xưởng binh khí nước ta (tức Pháp) chế tạo. Đến nỗi tôi đưa cho các quan binh pháo thủ của ta xem, họ cũng không phân biệt được,…”.
Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh còn lưu giữ 5 khẩu súng do Cao Thắng sáng chế vào thời chiến tranh chống Pháp. Theo ghi chép tại đây, súng trường Cao Thắng đa phần là súng kíp với nòng súng dài. Kích thước súng giao động từ 300 – 1.000mm.
Trải qua thời gian lâu dài, các khẩu súng này hiện đã trong tình trạng hoen rỉ, nòng bị long lay hoặc gãy bang…
Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh chia sẻ, đây là những hiện vật lịch sử rất có giá trị. Sáng chế ra súng kíp trong kháng chiến chống Pháp đã cho thấy sự sáng tạo của Cao Thắng cùng những người thợ lúc bấy giờ. Đây rõ rằng là một kỳ tích và là yếu tố tăng thêm sức mạnh cho nghĩa quân. Việc Cao Thắng tập hợp những người thợ lành nghề cho thấy đây là cuộc khởi nghĩa toàn dân, tập hợp được đầy đủ các lực lượng.
Linh Chi
Theo_Người Đưa Tin
Treo đời trên trời cao
Công việc lau kính, sơn phết, lắp đèn điện trên các tòa nhà cao tầng chọc trời ở các thành phố lớn đòi hỏi những người thợ thực sự phải có thần kinh thép. Hàng ngày, họ phải "đánh đu" mạng sống trên những tòa nhà thuộc khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Thanh Xuân (Hà Nội).
Họ như làm xiếc giữa không trung, để hoàn thiện, làm đẹp thêm cho công trình. Cái chết, sự nguy hiểm luôn rình rập nhưng điều đáng nói là đa phần người làm công việc này không có bảo hộ lao động, thậm chí không có hợp đồng lao động. Vì thế, khi xảy ra tai nạn, chết người rất khó quy trách nhiệm... Làm rõ được điều này, hy vọng những hình ảnh này nếu có xuất hiện cũng sẽ đỡ gây giật mình cho những người dân trông thấy...
Trước khi bắt đầu, công nhân kiểm tra độ an toàn của các sợi cáp và đo tốc độ gió. Đây là công việc đòi hỏi sự dũng cảm bởi một cơn gió mạnh cũng khiến họ gặp nguy hiểm.
Với mức lương 10 triệu/ tháng những người gắn bó với công việc này lại đa phần không được đóng bảo hiểm xã hội. luôn đối diện với những nguy hiểm bất ngờ.
Công việc nguy hiểm nhưng trang thiết bị để hành nghề rất thô sơ, đơn giản, chỉ gồm dây thừng cỡ lớn, ghế đu, khóa an toàn, đai bảo vệ mặc toàn thân.
Nét mặt căng thẳng anh Phan Văn Bắc (27 tuổi, quê ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên,Vĩnh Phúc) đang nhìn đồng nghiệp làm việc.
Với một sợi dây thừng được cố định, khoá an toàn được móc nối giữa các sợi dây có thể chịu được sức nặng lên đến 1 tấn đủ để "an toàn" cho người thợ.
Những ngày râm mát là những ngày đáng mơ ước nhất đối với những ai làm nghề này. Còn khổ nhất là những ngày nắng nóng hay những lúc chuyển mùa, gió mạnh.
Phan Văn Đức (23 tuổi) đã có 2 năm kinh nghiệm cho hay: "Ngồi ở độ cao chót vót và phải gồng mình đu dây nên rất dễ mỏi lưng".
Em Trình (20 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc) mới bước chân vào nghề cho biết lửng lơ trên độ cao vài trăm mét nhìn xuống nhiều dễ bị hoa mắt và hay mất nước.
Theo_Dân việt
Nghề nuôi rắn hổ mang bành Tứ Xã trước nguy cơ "khai tử" Cách nay chưa đầy chục năm, những người nuôi rắn ở Tứ Xã hầu như đều là triệu phú, nhiều người là tỷ phú. Nhưng đến nay, nhiều hộ đã bỏ nghề vì lỗ nặng, những hộ còn nuôi cũng chỉ cầm chừng. Số rắn trong trại nhà ông Bùi Văn Phán đã giảm một nửa so với thời kỳ thịnh vượng Xã...