Cận cảnh máy trợ thở đầu tiên do chính tay người Việt Nam thiết kế và sản xuất
Hai mẫu máy trợ thở đầu tiên đã được thiết kế thành công tại trường Đại học Điện Lực với giá thành thấp, gọn nhẹ và dễ sử dụng; chuẩn bị góp thêm công sức chung tay vào cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Video: Cận cảnh máy trợ thở đầu tiên do chính tay người Việt Nam thiết kế và sản xuất.
Ngay sau khi lời kêu gọi phòng, chống dịch Covid-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được phát đi, chỉ chưa đầy 2 tuần lễ, một nhóm nghiên cứu thuộc khoa Điện tử – Viễn thông và Trung tâm nghiên cứu phát triển (trường ĐH Điện Lực) phối hợp với một số chuyên gia y tế đã cho ra đời hai phiên bản đầu tiên của mẫu máy trợ thở cho bệnh nhân mắc Covid-19 và các bệnh khác cần trợ thở.
Chiếc máy số 1 sử dụng bằng cơ.
Với các bánh răng chuyển động bên trong từng nhịp sẽ được nén xuống bóng thở.
Được biết, đây là sản phẩm mẫu do nhóm nghiên cứu gồm giảng viên và sinh viên, học viên cao học ngành CNKT Điện tử Viễn thông của trường thực hiện và dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học thế giới.
Với thiết kế sử dụng các vật tư, linh kiện sẵn có, phổ biến để thuận lợi trong việc sản xuất với số lượng lớn, trong thời gian ngắn khi cần thiết.
Bên hông của thân máy có các nút vặn điều chỉnh, nhịp thở.
Giúp cho y, bác sỹ có thể sử dụng dễ dàng.
Máy thở thứ 2 là máy sử dụng hầu như bằng điện tử.
Với một ổ đấu nguồn phía ngoài vào, giúp cho máy hoạt động tốt hơn.
Máy có các tính năng cơ bản đặt được các thông số như lưu lượng khí, số nhịp thở/phút, chu trình thở và tỉ số Inhale/Exhale…
Hai phiên bản mẫu máy trợ thở do EPU chế tạo được hoàn thành trong thời gian ngắn, thiết kế được cải tiến để phù hợp với điều kiện, tình hình dịch bệnh hiện nay, sử dụng vật tư, linh kiện có sẵn trong nước.
Hiện tại, sản phẩm mẫu đang được tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội để hoàn thiện và hướng tới có thể chuyển giao cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất phục vụ người dân trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo TS. Trường Huy Hoàng – Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhà trường luôn đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, với việc cho ra đời phiên bản đầu tiên của máy hỗ trợ thở cho bệnh nhân mắc Covid-19 và các bệnh khác cần trợ thở, chúng tôi hy vọng sẽ góp được một phần nào đó trong công tác phòng chống dịch bệnh đang diễn ra.
Ngay khi Trường vừa cho ra mắt mẫu máy trợ thở, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đến làm việc với nhóm nghiên cứu để tìm hiểu khả năng hợp tác, chuyển giao công nghệ để có thể đưa vào sản xuất phục vụ việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Hai phiên bản này sử dụng các thiết kế sử dụng vật tư, linh kiện sẵn có, phổ biến để các doanh nghiệp có thể sản xuất nhanh, với số lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp.
Được biết, trường Đại học Điện Lực sẵn sàng chia sẻ lại thiết kế để với nguồn vật tư, linh kiện có sẵn trong nước, nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước có thể cùng hoàn thiện thiết kế và tự chế tạo máy trợ thở, đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong trường hợp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Quang Hùng
'Lá phổi sắt' - máy trợ thở 50 năm trước trông ra sao
Không gọn nhẹ như ngày nay, máy trợ thở cho bệnh nhân bại liệt hàng chục năm trước nuốt trọn người nằm bên trong nó.
Bại liệt là bệnh gây yếu cơ, liệt cơ thể. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bại liệt bị mất chức năng co bóp cơ hoành, khiến cho khả năng hít thở tự nhiên của cơ thể không hoạt động. Vào giữa thế kỷ 20, một loại máy thở cơ học đã được chế tạo để hỗ trợ người bệnh bại liệt hô hấp.
Khi chui vào chiếc máy này, bệnh nhân sẽ bị "khóa" chặt trong đó, thậm chí phần cổ còn được bịt kín đến nỗi chỉ có lượng nhỏ không khí chui qua được khí quản để đảm bảo cơ cấu điều chỉnh áp suất hoạt động. Máy thở giảm áp lực bên trong khoang so với bên ngoài, khiến cho 2 lá phổi tự nở ra mà không cần cơ hoành phải co vào. Khi đó, không khí sẽ tự động được hít vào từ mũi, miệng. Người bệnh thở ra bằng một cơ chế ngược lại.
Loại máy thở được ví như "lá phổi sắt" này từng rất phổ biến vào thập niên 1940-1950, khi bệnh bại liệt bùng phát và con người chưa có vaccine phòng chống. Tại các bệnh viện, những máy thở được xếp dài và bệnh nhân không thể tự thở sẽ nằm cạnh nhau, với y tá túc trực cả đêm phòng trường hợp mất điện.
Bệnh nhân phải sử dụng máy thở dạng này ví mình như những "quả pin người", bởi họ thường nằm ngủ và "sạc" cơ thể cả đêm bên trong máy. Nhiều người từng trải qua bệnh bại liệt sau vài tuần hoặc một năm, như bà Mona Randolph, nhưng nhiều năm sau lại bị viêm phế quản vì những di chứng của bệnh. Người phụ nữ này đã gắn bó với chiếc máy thở từ năm 1977. Ở phía trên máy thở thường có một chiếc gương để giúp người bệnh quan sát khi không thể di chuyển.
Cũng có những người vì di chứng của bệnh mà liệt toàn thân, như Paul Alexander. Ông bị bệnh bại liệt vào năm 1952, khi mới 6 tuổi. Dù vậy, ông vẫn tốt nghiệp trường luật và trở thành một luật sư. Khi học đại học tại Texas, ông đã mang theo "lá phổi sắt" của mình tới ký túc xá, và trở thành người nổi tiếng khi mọi sinh viên đều tò mò về một chàng trai thường xuyên nằm trong chiếc máy. Những năm gần đây, Alexander phụ thuộc nhiều hơn vào máy thở khi không thể sống thiếu nó chỉ trong vài giờ. Điều đó cũng khiến ông không thể tham gia tranh tụng được nữa.
Phát minh vaccine bại liệt vào thập niên 1950 đã giúp đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này. Cho đến năm 2012, bại liệt chỉ còn phổ biến ở 3 quốc gia là Nigeria, Pakistan và Afghanistan. Dịch bệnh này đã trở thành quá khứ, và những chiếc máy thở cũng không còn phổ biến. Nhiều bệnh nhân thừa nhận rằng mình sẽ chết khi không còn ai cung cấp các phụ kiện, dịch vụ sửa chữa máy thở nữa.
Theo thống kê của tổ chức Post-Polio Health International, tới năm 2013 cả nước Mỹ chỉ còn 6-8 bệnh nhân gắn bó với máy thở "lá phổi sắt". Phóng sự của Gizmodo cho thấy những người còn sống tới bây giờ mà vẫn dùng thiết bị này thường rất may mắn khi có người thân, bạn bè biết cách sửa chữa. Năm 2008, bà Dianne Odell ở bang Tennessee, Mỹ đã qua đời khi đang nằm trong "lá phổi sắt" vì mất điện. Mặc dù những thiết bị này đều có phần cơ học để tự điều chỉnh áp lực, người thân của bà Odell đã không thể cứu bà qua cơn nguy kịch.
Ngày nay, có nhiều thiết bị trợ thở hiện đại hơn. Ngoài các loại máy thở theo đường mũi, vốn đang trở thành thiết bị khan hiếm nhất giữa dịch Covid-19, nhiều hãng cũng chế ra máy thở cơ học dạng điều chỉnh áp suất, chỉ cần đeo ở vùng ngực chứ không phải bao bọc cả cơ thể như những "lá phổi sắt". Theo các bệnh nhân từng sử dụng, cảm giác chui vào thiết bị này dễ chịu hơn nhiều các máy thở đưa vào mũi, miệng.
Nhật Minh
Máy trợ thở Metran: Sản phẩm trị Covid-19 của một người Việt Nam ở Nhật Ông Trần Ngọc Phúc - nhà sáng chế ra những chiếc máy thở Metran đang cố gắng giúp Việt Nam sớm sản xuất 2.000 chiếc máy thở để hỗ trợ công tác điều trị các bệnh nhân Covid-19. Người Việt Nam phát minh ra máy thở Máy trợ thở là thiết bị y tế chuyên dụng, có vai trò quan trọng trong việc...