Cận cảnh đường biên giới ‘đáng sợ nhất’ thế giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
Khu vực biên giới Hàn – Triều không còn là nơi “đáng sợ nhất thế giới” như cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng mô tả, mà trở thành một điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn.
Khu phi quân sự nằm trong làng Panmunjeon (Bàn Môn điếm), phía Bắc cách thủ đô Seoul 50 km, ranh giới giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Đây là chứng tích lịch sử chiến tranh lạnh, bởi làng này nằm ngay trận tuyến của cuộc chiến Nam Bắc Triều Tiên 1950-1953.
Khu vực phi quân sự DMZ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên
Khu vực phi quân sự DMZ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên
Nam và Bắc Triều Tiên thiết lập biên giới, chia cắt bán đảo Triều Tiên ra làm hai sau chiến tranh. Hiệp định đình chiến đã được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 tại làng Pamunjeon (Bàn Môn điếm), và làng này trở thành khu vực an ninh chung cho cả hai miền. Giờ đến đây, người ta vẫn nhìn thấy binh sĩ hai bên biên giới đi tuần tra dọc hàng rào thép gai, với ánh mắt luôn hướng về phía bên kia.
Phía Hàn Quốc có sự trợ giúp của các binh sĩ Mỹ.
Cả 2 bên đều thực hiện nhiều cuộc diễu hành cũng như nghi thức khác nhau khi lính gác hết ca để thể hiện sự vượt trội của mình với phía bên kia.
Đây là nơi binh sĩ 2 bên hàng ngày giáp mặt trong cuộc chiến kéo dài hơn 60 năm.
Kể từ khi được thiết lập năm 1953 cho tới ngày nay, ở DMZ đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh nhỏ làm chết và bị thương nhiều binh lính của hai miền Nam – Bắc (kể cả lính Mỹ).
Cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều có những làng mạc trong khu vực DMZ. Trong khi thị trấn phía Hàn Quốc có người sống thì thị trấn phía Triều Tiên chỉ được sử dụng với mục đích tuyên truyền và thu hút người dân bỏ trốn từ Hàn Quốc.
Hàn Quốc xây cột cờ 98 m ở bên phía nước mình,
Triều Tiên đáp trả bằng cách xây cột cờ cao 160m.
Video đang HOT
Việc di chuyển tới DMZ rất dễ dàng, vì nơi này chỉ cách Seoul nửa giờ xe chạy. Bất chấp nguy cơ xung đột, lượng du khách tới DMZ vẫn tăng rất nhanh. Các website du lịch Hàn Quốc khuyến cáo khách du lịch mang theo chứng minh thư để phục vụ việc kiểm tra danh tính.
Bằng việc thiết lập một vùng đệm ở giữa hai nước, Hàn Quốc đã vô tình tạo ra một khu vực nguyên sơ trong nửa thế kỷ, nơi trú ngụ của một số loại thú hiếm như hổ, gấu và báo hoa mai. Nếu phóng tầm mắt ra xa 4 km, du khách có thể thấy chúng.
Tòa nhà là nơi hai bên có thể gặp nhau.
Khi các binh sĩ Hàn Quốc vào bên trong tòa nhà, lính Triều Tiên thường xuyên theo dõi từ bên ngoài.
Một binh sĩ Triều Tiên nhìn qua cửa kính của tòa nhà T2, khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới thăm DMZ vào tháng 7/2010.
Đường ngăn cách Nam – Bắc Triều. Phía đường đất nện thuộc phía Bắc Triều, đường rải sỏi thuộc phía Hàn Quốc.
Giới chức Hàn Quốc từng phát hiện một đường hầm bí mật ở Cheolwon, thuộc khu DMZ, vào năm 1972. Seoul nghi ngờ đây là một phần của kế hoạch tấn công Hàn Quốc của Triều Tiên. Ngày nay, nó là một địa điểm tham quan.
Hàng năm vẫn có rất nhiều du khách đến đây ngắm cảnh.
Bất chấp lời đe dọa sẽ biến Seoul thành “biển lửa” của Bình Nhưỡng gần đây, khách du lịch dường như vẫn không hề lo lắng. “Anh cảm thấy nguy hiểm không?”, phóng viên của Reuters hỏi một du khách và nhận lại một cái lắc đầu. “Vẻ sợ hãi hiện lên mặt tôi không? Tôi chỉ tò mò thôi”, vị khách trả lời.
(Theo Kenh14 News)
'Hội con nhà giàu' Triều Tiên tiêu tiền ra sao?
Nếu bạn đang thắc mắc hội "con nhà giàu" Triều Tiên sẽ tiêu xài tiền của như thế nào thì đây chính là câu trả lời.
Thủ đô Bình Nhưỡng.
Triều Tiên thực sự là một quốc gia "tụt hậu" khi đại đa số người dân phải chạy ăn từng bữa. Nhưng không thể phủ nhận rằng trong hai thập kỷ qua, có một bộ phận người dân đang giàu lên trông thấy, đặc biệt là ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Không phải tất cả những người giàu có Triều Tiên đều là các quan chức chính phủ. Rất nhiều trong số đó là nhà buôn, doanh nhân, những người có thu nhập khá cao so với mức trung bình cả nước. Và theo tờ Washington Post, hội con nhà giàu Triều Tiên chỉ chiếm 1% dân số nước này và có thể nhìn thấy họ ở Bình Nhưỡng.
Lee Seo Hyeon, 24 tuổi, con gái một cựu quan chức Triều Tiên từng làm việc ở Trung Quốc, cho biết: "Họ thích tới phòng tập thể hình để khoe cơ thể. Các cô gái thích mặc quần áo ôm sát người, trong khi các chàng trai thích hãng Adidas và Nike".
Đi mua sắm
Hanbok truyền thống vẫn được biết là trang phục phổ biến của phụ nữ Triều Tiên trong những sự kiện trang trọng, tuy nhiên, ngày càng nhiều người ưa chuộng âu phục. Phu nhân ông Kim, bà Ri Sol Ju, cũng thường xuất hiện với váy bó theo kiểu phương Tây. Nhiều nhà quan sát cho rằng chính phong cách thời trang của bà Ri đã "bật đèn xanh" cho nhiều phụ nữ Triều Tiên mặc màu sáng hơn và thời thượng hơn.
(Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, các thương hiệu bậc trung nước ngoài như H&M, Uniqlo, Zara được giới trẻ ưa chuộng và họ sẽ tìm mua các thương hiệu này nếu có dịp ra nước ngoài. Mặc dù Zara, H&M và Uniqlo chỉ là hai thương hiệu thường thường nhưng đối với thanh niên Triều Tiên, quần áo của những thương hiệu này rất thời trang.
(Ảnh: Washington Post)
"Bạn bè của tôi sống ở nước ngoài đều thích đồ của Zara, H&M. Tuy nhiên, thời trang đối với Triều Tiên cũng có giới hạn. Chúng tôi không được mặc áo sát nách hay váy quá ngắn ra đường, nhuộm tóc lại càng không được. Nếu trang phục của bạn không phù hợp, cảnh sát sẽ tới, ghi lại thông tin của bạn và công bố trên đài phát thanh", Lee Seo Hyeon nói.
(Ảnh: thông qua vietnamnet.vn)
Phẫu thuật thẩm mỹ
Cô Lee Seo Hyeon cũng tiết lộ dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ đã bắt đầu thịnh hành ở Bình Nhưỡng. Theo lời chia sẻ của cô thì cắt mí, nâng mũi là những nhu cẩu phổ biến với mức chi phí từ 50 đến 200 USD.
Hyeon cùng gia đình đào tẩu sang Hàn Quốc vào năm 2014, hiện họ đang ở Bắc Virginia, Mỹ. Cô sẽ học đại học tại Washington vào mùa thu năm nay.
Tậu ô tô
Thời gian gần đây, khách du lịch tới Bình Nhưỡng sẽ thấy xe hơi tư nhân trên các đường phố ngày càng nhiều. Tuy nhiên vì việc sở hữu xe hơi riêng hiện còn bị cấm tại đất nước này nên để tránh phiền phức, chủ nhân đành nhờ một cơ quan nào đó đăng ký hộ với thông tin... xe là tài sản nhà nước. Tuy nhiên cũng phải nói, việc có xe hơi ở Triều Tiên vẫn còn vô cùng hiếm hoi.
Một hàng dài xe Mercedes-Benz đậu trước Cung Văn hóa Nhân dân Bình Nhưỡng. (Ảnh: Washington Post)
Đi nhà hàng
Người giàu Triều Tiên ngày càng đòi hỏi cao hơn về ăn uống, họ đặc biệt tò mò về các món ăn nước ngoài. Washington Post đầu năm nay miêu tả một cửa hiệu hạng sang ở thủ đô Bình Nhưỡng bày bán từ thịt bò Australia đến cá hồi Na Uy, tất cả đều với giá "trên trời".
Trong ảnh là Italy Pizza, nhà hàng pizza nổi tiếng nhất Bình Nhưỡng hiện nay, giá pizza ở đây khoảng 8 USD/chiếc. (Ảnh: Getty)
Tại quầy thực phẩm của trung tâm mua sắm Kwangbok ở Bình Nhưỡng, những người giàu có thể chọn lựa các loại thực phẩm đa dạng như nước ép trái cây, socola và soda. Ở Bình Nhưỡng có khoảng 10 cửa hiệu dành cho người giàu chấp nhận thanh toán bằng đồng USD, Euro hoặc NDT. Những nơi này chủ yếu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.
Uống cà phê
(Ảnh: thông qua kinhdoanhnet.vn)
Quán cà phê Viennese tại quảng trường Kim Nhật Thành có bán "Wiener Melange", một loại thức uống đặc biệt của Áo, giống với loại cà phê sữa hảo hạng cappuccino của Ý.
(Ảnh: thông qua kinhdoanhnet.vn)
Dân Triều Tiên "sành điệu" còn có thể thưởng thức cà phê tại các quán trên đường Sungri (Thắng Lợi) hoặc nhâm nhi trà trong một số ít các khách sạn lớn ở Bình Nhưỡng.
Đi xem phim, giải trí
(Ảnh: thông qua vietnamnet.vn)
Theo tin tức của Global Post, lãnh đạo Triều tiên Kim Yong-un tổ chức liên hoan phim hai năm một lần. Tất nhiên những bộ phim này nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Ngoài những phim mang đậm tính tuyên truyền cho nhà nước do Trường Điện ảnh Bình Nhưỡng thực hiện, khán giả còn được thưởng thức đủ các loại phim châu Âu và châu Á.
Đi xem cá heo tại Nhà biểu diễn cá heo Rungna, Bình Nhưỡng. (Ảnh: AP)
Đi bơi, chơi Bowling
Washington Post cho biết, một trong những nơi thu hút hội con nhà giàu Triều Tiên đó là khu giải trí gần khu chơi bowling ở trung tâm Bình Nhưỡng. Tại đây, các chàng trai, cô gái có thể tập thể hình hoặc yoga, xem phim hoạt hình Disney chiếu trên màn hình rộng.
(Ảnh: thông qua VTC News)
Khu giải trí này cũng có một nhà hàng sang trọng chuyên tổ chức tiệc cưới, một quán café-nơi hầu hết đồ uống có giá từ 4-8 USD/ly. Ngoài ra, trên các con phố ở Bình Nhưỡng, người ta cũng thường bắt gặp các thiếu gia dắt theo cún cưng đi dạo, điều vài năm trước không hề có tại nước này.
(Ảnh: AP)
Hai năm gần đây, những khu vui chơi không còn là nơi chỉ có khách nước ngoài xuất hiện nữa. Ngày càng có nhiều người Triều Tiên giàu có lui tới nơi này, dùng ngoại tệ mua đồ ăn uống, vui chơi và tiêu xài. Những hành động tưởng chừng rất bình thường đối với người dân thế giới thì tại Triều Tiên, chỉ có người giàu mới có thể làm những điều đó.
(Theo Kenh14 News)
Cặp vợ chồng sống dưới cống suốt 22 năm, nhưng khi vào trong mọi người đều bất ngờ... Khi màn đêm dần buông xuống, giữa những ánh đèn sáng rực của đô thị phồn hoa, vẫn có một số người phải sống trong cảnh tăm tối bẩn thỉu đó chính là ông Miguel Restrepo và vợ bà Maria Garcia đã cùng ở với nhau 22 năm dưới cống bỏ hoang tại thành phố Medellin, Colombia. "Căn nhà" vẻn vẹn 6m2, cao...