Cận cảnh diễn tập “đưa cụ Rùa vào lồng”
Sáng nay 2/4, tại hồ Đầm Bông (Thanh Xuân), hơn 20 chiến sĩ đặc công nước và hàng chục nhân công khác thuộc Tập đoàn KAT đã luyện tập bài “Dẫn dắt cụ Rùa về nơi chữa trị” lần hai. Bài “đưa cụ Rùa vào lồng” các chiến sĩ thực hiện rất cẩn thận.
So với lần trước, buổi diễn tập hôm nay được tổ chức rất công phu, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Giao. Trong buổi diễn tập, mọi động tác lên, xuống lưới, đưa cụ Rùa vào lồng và lai dắt về nơi chữa trị được các chiến sĩ đặc công nước làm rất thuần thục.
Đây cũng là đợt diễn tập nước rút cho ngày lai dắt cụ Rùa sắp tới nên mọi động tác được làm đi làm lại rất nhiều lần. Những sai sót nhỏ của mỗi cá nhân trong quá trình lai dắt cũng bị nhắc nhở và phải làm lại cho đến khi thành thục mới thôi.
Dưới đây là những hình ảnh tại buổi diễn tập lai dắt:
Động tác xuống lưới được thực hiện rất nhẹ nhành để cụ Rùa không chạy khỏi vị trí vây bắt
Khung lưới B40 được dùng để lai dắt cụ Rùa
Mọi động tác diễn ra hết sức thuần thục
Để đảm bảo cụ rùa không trườn ra ngoài thoát thân, mành lưới được dâng lên rất cao
Cho can vào để túi lưới nổi trên mặt nước tạo khoảng không cho cụ Rùa
Video đang HOT
Khung lưới B40 quá nặng, các chiến sĩ phải dùng hết sức để nâng lên khỏi mặt nước
Khi cụ Rùa vào túi lưới, khoảng 10 người được giao nhiệm vụ dồn cụ bơi vào khung lưới B40
Bên trong khung lưới B40 được bố trí 1 người kéo đáy túi
Hai mép túi cũng được cố định trên khung sắt
Chốt rùa lại bên trong khung lưới B40
Túi sẽ được cắt dời khỏi tấm lưới
Một con rùa ở Đầm Hồng được cho vào khung để thử chất liệu lưới và sự can đảm của các chiến sĩ trong trường hợp đối mặt với Rùa hồ Gươm
Động tác đưa cụ Rùa vào bể chữa trị
Khung lưới B40 được cho là đã phát huy tác dụng, cụ Rùa không thể thoát ra ngoài
Lên khỏi mặt nước chiến sĩ dùng bài ăn mật ong trộn với gừng để bớt rét
Chất lượng lưới vẫn đảm bảo cho lần lai dắt chính thức
Theo Dân Trí
Làm bể 'khủng' cho cụ rùa dưỡng bệnh
Các công nhân của Nhà máy Đóng tàu Sông Hồng đang thi công một chiếc bể rất lớn để dưỡng bệnh cho cụ rùa Hồ Gươm. Ít nhất 1 tuần nữa sẽ mở lại "chiến dịch" bắt cụ rùa.
Toàn cảnh "khu điều dưỡng" cho "cụ" rùa.
Thông tin này được PGS-TS Hà Đình Đức, thành viên Ban Chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm, xác nhận vào chiều 28/3.
Nếu như chiếc bể tròn có đường kính 5m, nặng 2,5 tấn (hạ thủy rạng sáng 4/3) được coi là "giường bệnh" của "cụ" rùa thì chiếc bể đang thi công hiện nay phải gọi là "khu điều dưỡng".
Khác với "giường bệnh" được chở đến Hồ Gươm bằng xe tải, "khu điều dưỡng" quá lớn khiến các công nhân, kỹ thuật viên phải tiến hành lắp ráp ngay trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng (đoạn đối diện với Bưu điện Bờ Hồ).
"Khu điều dưỡng" sẽ là nơi lưu giữ "cụ" rùa sau giai đoạn chữa trị ban đầu trên "giường bệnh". Được biết, thời gian điều dưỡng có thể kéo dài tới 3 tháng và hơn nữa.
Hiện nay, việc bắt "cụ" rùa lần 2 vẫn chưa được tiến hành dù công tác chuẩn bị về nhân lực và mành lưới mới đã sẵn sàng. Nguyên nhân do thời tiết Hà Nội vẫn còn khá lạnh, không thuận cho việc lai dắt cũng như chữa bệnh cho "cụ".
Trước đó, rạng sáng 4/3, "chiếc giường bệnh" dành cho "cụ" rùa có đường kính 5m đã được hạ thủy.
Tuy nhiên "chiếc giường bệnh" chưa là gì so với "khu điều dưỡng"; các công nhân phải bắc thang mới leo lên được mặt bể để thi công.
Các loại máy móc được tập kết về vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng trong quá trình thi công "khu điều dưỡng".
Đây là những chiếc phao đỡ "khu điều dưỡng".
Theo An Ninh Thủ Đô
Bao giờ mới tiếp tục "bắt" cụ rùa hồ Gươm? Dù đã làm lưới, cho đặc công "tập trận giả" nhưng kế hoạch bắt cụ rùa lần hai vẫn phải chờ đến tuần sau. Cụ rùa liên tục nổi những ngày gần đây, để lộ những vết thương ngày một nặng. Ảnh Tuấn Nguyễn (Tienphong.vn) Gần 15 ngày sau khi thất bại trong cuộc vây bắt cụ rùa lần đầu, ngày 21/3, các...