Cận cảnh đám mây vũ tích rực sáng như thắp lửa trên bầu trời
Trong video, đám mây khổng lồ giống hình cây nấm có màu cam nổi bật, vài tia sét thỉnh thoảng lóe lên trong mây.
Nguồn: Daily Star
Hôm 20/3, người dân Bồ Đào Nha đã ghi hình đám mây với hình dạng và màu sắc độc đáo xuất hiện trên bầu trời. Video thu hút hàng nghìn lượt xem khi được đăng lên YouTube.
Grahame Madge, phát ngôn viên tại Cơ quan Thời tiết Anh (Met Office), cho biết đây là mây vũ tích. “Một số khu vực tại bán đảo Iberia và Bắc Phi đang trải qua các điều kiện thời tiết không ổn định. Một trong những đặc điểm của tình trạng bất ổn này là sự phát triển của các cơn giông và mây vũ tích”, ông nói.
Những đám mây vũ tích khổng lồ có thể vươn lên cho đến khi chạm đỉnh tầng đối lưu, phần thấp nhất của khí quyển, nơi diễn ra các hiện tượng thời tiết. Hình dạng giống chiếc đe xuất hiện khi đám mây không thể vươn cao hơn và bắt đầu tỏa rộng ra, Madge giải thích.
Theo Madge, mây vũ tích từng xuất hiện nhiều lần ở châu Âu, bao gồm cả Anh khi có những điều kiện thích hợp.
Vũ Đậu (T/h)
Trái đất có thể từng bị mất ôxy một cách bí ẩn 2 tỷ năm trước
Khoảng 2,4 tỷ năm trước, sự gia tăng của vi khuẩn lam và sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo đã thổi sức sống mới vào hành tinh của chúng ta, làm bùng nổ một sự kiện ôxy hóa vĩ đại (GOE).
Ngày nay, nhiều nhà khoa học nghĩ rằng sự tiến hóa của sự sống liên quan đến lượng ôxy thực sự có sẵn trong khí quyển. Bằng chứng được tìm thấy cho thấy điều này đã gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt đột ngột và thảm khốc của các vi sinh vật vào khoảng hai tỷ năm trước, thậm chí còn khủng khiếp hơn cả sự kiện khủng long tuyệt chủng.
Tuy nhiên, trong khi lý thuyết vấn đề quá tải ôxy đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, nghiên cứu mới cho thấy nó thực sự có thể sai.
Các nhà phân tích về đá trầm tích cổ đại đã cho thấy rằng trong hàng triệu năm sau GOE, các điều kiện trên Trái đất không phù hợp cho sự phát triển liên tục của cuộc sống phức tạp.
Bằng chứng đến từ các lõi khoan mới trong khu vực hồ Onega ở Tây Bắc của nước Nga. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra shungite cổ đại, một loại khoáng chất đen bóng, có niên đại từ 2 tỷ năm trước. Được cấu tạo gần như chỉ bằng carbon, loại đá phiến sáng bóng này là một trong những tài liệu lưu trữ tốt nhất.
Các nhà nghiên cứu thường hiểu rằng sự gia tăng ôxy hơn 2 tỷ năm trước đã dẫn đến sự thay đổi đồng vị carbon trong các đá trầm tích, được gọi là Sự kiện Lomagundi-Jatuli (LJE). Điều này cho thấy rằng một lượng lớn chất hữu cơ đã bị chôn vùi trong trầm tích đại dương, dẫn đến việc giải phóng lượng ôxy dư thừa.
Nhưng trong các lõi đá shungite này, lắng đọng ngay sau khi kết thúc LJE, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết molybdenum, uranium và rhenium, cực kỳ cao và đây là những kim loại thường liên quan đến ôxy dồi dào.
Trên thực tế, nồng độ mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra không thể so sánh với bất kỳ điểm nào khác được biết đến trong lịch sử Trái đất thời kỳ đầu, gần như tương đương với trầm tích biển hiện đại giàu hữu cơ nhất.
Nếu shungite được lắng đọng, thì đơn giản là phải có đủ ôxy xung quanh. Các tác giả cho rằng kết luận này chắc chắn buộc phải đánh giá lại quan điểm cơ bản của chúng ta về khoảng thời gian hỗn loạn của lịch sử Trái đất.
Những khám phá gần đây cũng đã tìm thấy những hóa thạch có tuổi đời khoảng 2,1 tỷ năm, trong thời gian được cho là giảm mạnh trong ôxy có sẵn, mặc dù kết quả vẫn còn gây tranh cãi.
Tất nhiên, ngay cả khi những phát hiện của nghiên cứu mới là đúng, điều này không có nghĩa là mức ôxy không bao giờ giảm. Thay vào đó, nó liên quan đến các đại dương trên hành tinh của chúng ta vẫn được cung cấp ôxy lâu hơn nhiều so với chúng ta nghĩ sau GOE.
Trang Phạm
Thiên nhiên kì bí: Đệ nhất sát thủ biển khơi khiến trăn anaconda "chạy mất hình" Đây là loài vật duy nhất khiến hổ mang chúa kịch độc và cả kẻ khổng lồ anaconda chạy mất dạng. Đến đây, có lẽ bạn đang tự hỏi vậy loài sinh vật độc nhất thế giới tự nhiên là loài nào? Quán quân cho ngôi vị này chính là loài sứa hộp Cubozoa sống ở các vùng biển nhiệt đới của Ấn...