Cận cảnh đại công trường thi công cao tốc Vân Đồn – Móng Cái
Để kịp thông xe kỹ thuật toàn tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái vào cuối năm nay sau 500 ngày đêm thi công, các nhà thầu đang tập trung cao độ ở hàng loạt hạng mục.
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) có tổng mức 11.195,403 tỷ đồng, được khởi công từ 3/2020, dự kiến thông xe dịp cuối năm 2021.
Cao tốc được thiết kế dài gần 80km, rộng 25,25m, 4 làn xe, vận tốc tối đa điều chỉnh từ 100km/h lên 120 km/h. Điểm đầu tiếp nối với cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, đi qua các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân II tại TP Móng Cái.
Khi huy động số vốn lớn, nhà đầu tư gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 tác động đến hầu khắp các lĩnh vực kinh tế. Do vậy, tháng 7/2020, tỉnh Quảng Ninh chủ động báo cáo Chính phủ, thực hiện tách cao tốc Vân Đồn – Móng Cái thành 2 dự án độc lập, gồm: Vân Đồn – Tiên Yên đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh và Tiên Yên – Móng Cái đầu tư theo hình thức BOT.
Dự án cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên có chiều dài 16,08km. Các nhà thầu đang tập trung cao độ thi công đồng loạt các hạng mục tại 14 mũi thi công.
Với gói thầu cầu Vân Tiên nối huyện Vân Đồn với huyện Tiên Yên, trụ cầu, mặt cầu đang được khẩn trương thi công, với quyết tâm hoàn thành công trình vào tháng 10/2021, sớm hơn kế hoạch 2 tháng.
Trên công trường toàn tuyến, không khí thi công đang rất tích cực, các nhà thầu đang huy động nhân lực và phương tiện, thiết bị, máy móc nhiều hơn 1,5 lần so với dự thầu ban đầu.
Tuyến đường đi qua nhiều địa hình phức tạp, nhà thầu phải xẻ đồi thông đường.
Video đang HOT
Việc thi công trên khu vực bãi triều, cửa sông, đầm lầy gặp không ít khó khăn.
Nhà thầu đang tập trung huy động nhân lực, máy móc, thiết bị thi công phần trụ cầu và lắp ghép các phiến dầm, san lấp mặt bằng chân cầu.
Tính đến hết tháng 7/2021, ở gói thầu cầu Vân Tiên, các nhà thầu đã khoan được 246/256 cọc khoan nhồi, thi công hoàn thiện 8/34 mố, trụ, đúc được 142/320 phiến dầm và lao lắp được 2/32 nhịp. Hiện nhà thầu thi công các khối đúc hẫng của trụ T12, trụ T14.
Đối với cầu Đài Xuyên 2, các nhà thầu đã khoan được 46/56 cọc khoan nhồi, thi công hoàn thiện 3/10 trụ, đúc được 29/110 phiến dầm, đang chuẩn bị để lao lắp dầm nhịp T2-T3.
Đối với gói thầu xây dựng phần đường cao tốc, cầu Đài Van, cầu Đài Xuyên 1, cầu cạn Km83 200, cầu Tiên Yên 1, cầu Tiên Yên 2 và hệ thống điện chiếu sáng, các nhà thầu cũng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công.
Để đảm bảo tiến độ hoàn thành mục tiêu thông xe kỹ thuật sau 500 ngày đêm, công trường cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên đang huy động hơn 2.000 cán bộ, công nhân, làm việc 3 ca liên tục.
Tại gói thầu cầu Ka Long 2 thuộc tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đại diện nhà thầu thi công cho biết, đến nay, họ đã thực hiện được 70% tiến độ dự án, đến tháng 12/2021 sẽ hoàn thành xong các hạng mục của cầu.
Đơn vị thi công đã đúc hẫng xong trụ chính T6 và đắt đầu đúc hẫng trụ chính T5, dự kiến hợp long cầu vào tháng 11/2021.
Phần nhịp dẫn đã thi công xong 57/60 phiến dầm, lao lắp 40/60 phiến và hoàn thành 5/12 bản mặt cầu.
Mặc cho thời tiết nắng nóng, các công nhân vẫn đang tích cực, cần mẫn thi công để đảm bảo đúng tiến độ cam kết với tỉnh.
Đại diện đơn vị thi công cho biết, đến hết tháng 8/2021, khối lượng thi công ước đạt 70% sản lượng, phấn đấu đến hết tháng 12/2021 hoàn thành toàn bộ gói thầu.
Nhà thầu đang tích cực thi công đường dẫn 2 đầu lên cầu Ka Long 2.
Điểm cuối của cao tốc Vân Đồn – Móng Cái giao với đường dẫn cầu Bắc Luân 2, đơn vị thi công đang rải đá dăm cấp phối và cống thoát nước, đạt trên 90% khối lượng công trình.
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian đi từ Vân Đồn đi Móng Cái còn 50 phút (trước đây là 2 giờ); tạo thuận lợi giao thông đường bộ từ hướng Lạng Sơn đi Móng Cái, Vân Đồn, Hạ Long.
Với dự án hoàn chỉnh chuỗi cao tốc dọc tỉnh, Quảng Ninh sẽ trở thành địa phương sở hữu đường cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, phù hợp với định hướng tổ chức không gian lãnh thổ “Một tâm, hai tuyến đa chiều và hai mũi đột phá”.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, vừa góp phần kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; vừa tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.
Công trường thi công hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ giữa tháng 7/2021. Ảnh: Tiến Lực/TTXVN
Đại dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt với quyết tâm, nỗ lực cao hơn nữa để thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, vừa góp phần kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động. Tuy nhiên tính đến ngày 31/7, kết quả giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 36,71% so với kế hoạch vốn năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (40,67%), đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7,52%).
Chậm tiến độ
Tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV, một trong những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng tháng đầu năm 2021 được Chính phủ thẳng thắn nêu ra là tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ở nhiều bộ, ngành, địa phương chậm được khắc phục, nhất là trong điều kiện phòng, chống dịch hiện nay để phát huy vai trò kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng.
Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu tác động của đại dịch COVID-19.
Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đánh giá, giải ngân đầu tư công có những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến tỷ lệ thấp hơn so với kế hoạch. Hoạt động giải ngân vốn đầu tư công đang vấp phải khó khăn lớn là dịch bùng phát, nhiều dự án bao gồm các dự án gắn với yếu tố nước ngoài bị đình trệ. Bên cạnh đó là giá cả nguyên vật liệu tăng cao đột biến so với thời điểm đấu thầu, ảnh hưởng việc huy động nguồn lực và tiến độ thi công của các nhà thầu và nghiệm thu thanh toán.
Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, một nguyên nhân đang hiện hữu trên tất cả mọi địa phương, dẫn đến công tác giải ngân chậm là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đây vẫn là điểm nghẽn trong công tác thu hút đầu tư nói chung, thu hút đầu tư nguồn vốn nước ngoài hiện nay. Ông phản ánh, địa phương mong muốn được Chính phủ phân cấp phân quyền mạnh hơn, đi kèm tự quyết định, tự chịu trách nhiệm để huy động nguồn lực, giải ngân đúng tiến độ, tăng sự chủ động và đưa đầu tư công vào phục vụ nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Báo cáo với Quốc hội về vấn đề này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết: Chính phủ sẽ tiếp tục cơ cấu lại, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công gắn với xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Còn Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì yêu cầu nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả giải ngân; chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư công, nhất là đối với các dự án, công trình giao thông trọng điểm (dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh).
Tập trung tháo gỡ vướng mắc
Trong Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 ban hành cuối tháng 6/2021, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, tập trung các dự án lớn, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Việc kiểm tra phải báo cáo với Thủ tướng về kết quả thực hiện trước ngày 15/8.
Cùng với đó, phải báo cáo với Thủ tướng xem xét, để trình cấp có thẩm quyền quyết định việc cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30/9 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được giao từ đầu năm 2021 nhằm điều chuyển cho các bộ, cơ quan, địa phương khác thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2021. Đồng thời, trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong tháng 7 năm 2021.
Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là vốn ODA, tiếp tục được nhìn nhận tại phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021 mới đây. Chính phủ tiếp tục giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; rà soát, hoàn thiện các quy trình thủ tục, bảo đảm đơn giản, thuận tiện cho triển khai dự án đầu tư công và thực hiện giải ngân; mở rộng hợp tác công tư. Trong khi thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung cao độ hoàn thiện các thủ tục về đầu tư công.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Công điện 1082/CĐ-TTg của Thủ tướng ngày 16/8 gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2021, là ý thức thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Việc đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, kéo dài. Đồng thời yêu cầu có chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Đặc biệt, Công điện đã yêu cầu thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong từng bộ, cơ quan, địa phương do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp đứng đầu để thường xuyên lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công... Cần tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên; thực hiện nghiệm thu, thanh toán ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn...
Những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2021 đạt trên 95% kế hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ là đóng góp quan trọng vào việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Siết chặt phòng dịch trên các công trình giao thông Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, khiến công tác huy động nguồn nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công tại hiện trường các dự án giao thông gặp không ít khó khăn. Thực tế này đang dẫn tới nguy cơ chậm tiến độ của các công trình nếu có công nhân, người lao động lây nhiễm virus...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

2 trẻ em ở Định Quán bị chó dại cắn

Cầu sắt ở Lâm Đồng đổ sập khi xe tải chạy qua

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Kẻ lạ mặt cầm kéo đâm nhiều người dừng chờ đèn đỏ ở Cần Thơ

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép
Có thể bạn quan tâm

Hamas kêu gọi ngừng bắn
Thế giới
20:29:38 10/04/2025
Màn cầu hôn lạ nhất Vbiz của cặp sao gen Z: Chú rể "diễn xuất bằng cả tính mạng", cô dâu bị "đánh úp"
Sao việt
20:29:10 10/04/2025
Thủ phạm gây đau mỏi đang ẩn nấp trong chính tư thế của bạn mỗi ngày
Sức khỏe
20:20:34 10/04/2025
Ảnh 'sông Amazon hóa sa mạc' gây sửng sốt
Lạ vui
20:18:16 10/04/2025
Bi kịch dồn dập đến với minh tinh hạng A có con gái 17 tuổi bị bắt cóc và sát hại dã man
Sao châu á
20:16:51 10/04/2025
Bắt quả tang 17 người tụ tập đánh bạc qua mạng tại quán cà phê
Pháp luật
20:14:08 10/04/2025
Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào
Netizen
19:05:00 10/04/2025
Raphinha cân bằng kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:29:29 10/04/2025
Trang Pháp, Lynk Lee...đội nắng 40 độ C tập luyện cho "Chị đẹp Concert"
Nhạc việt
18:11:15 10/04/2025
Nhan sắc tụt dốc phát hoảng của tiểu diva khiến netizen thốt lên: Tình yêu có thể khiến người ta đau khổ nhường này!
Nhạc quốc tế
17:17:36 10/04/2025