Cận cảnh ‘công trường’ Gạc Ma phi pháp do Trung Quốc xây dựng
Đá Gạc Ma là rạn san hô nằm trong cụm Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Bãi đá này nằm cách đá Cô Lin khoảng 3,5 hải lý về phía đông nam và bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ ngày 14.3.1988, sau khi bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự và giết hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.
Toàn cảnh bãi Gạc Ma với các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép
Ngay sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc xây dựng căn cứ gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ.
Đến đầu năm 1989, họ đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố dần thành nhà bê tông 4 tầng với tường chắn sóng, tháp canh, các thiết bị thông tin liên lạc. Từ năm 2014, phía Trung Quốc tập trung tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu từ bờ, tiến hành đào đắp để xây nhà công trình, đường sá, bến tàu và các hạng mục kiên cố khác tại Gạc Ma.
Thời kỳ cao điểm, bên cạnh hàng chục tàu vận tải chuyên chở máy móc thiết bị – vật liệu xây dựng, phía Trung Quốc còn huy động các tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đá Gạc Ma và nhất là 2 tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 528, 535 để ứng trực, xua đuổi các tàu thuyền khác đi gần bãi đá.
Toàn cảnh bãi Gạc Ma với các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép
Tòa nhà Trung tâm (Sở chỉ huy) với đường ô tô dẫn lên tầng 2
Giữa tháng 5.2015, trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa, Phóng viên Thanh Niên Online đã ghi nhận các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên đá Gạc Ma.
Video đang HOT
Hiện tại, phía Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất các hạng mục xây dựng cơ bản, đơn cử: tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) cao 7 tầng có đường dẫn cho xe cơ giới lên thẳng tầng 2, phía trên tầng 7 có thêm đài quan sát cao 3 tầng; 2 đơn nguyên hình tháp cao 6 – 7 tầng, giống đài kiểm soát không lưu và hải đăng; gần 10 đơn nguyên còn lại đều 1-2 tầng, xây kiên cố theo kiểu doanh trại quân đội; tòa nhà bê tông 4 tầng mà Trung Quốc xây dựng từ trước đó, vẫn được giữ lại với các khẩu pháo phòng không mở bạt, sẵn sàng khai hỏa…
Đơn nguyên bên phải tòa Trung tâm là căn cứ Trung Quốc xây từ trước
Tàu vận tải cỡ lớn của Trung Quốc cập bên cạnh tháp cao có thể là Đài kiểm soát không lưu
Tất cả công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma đều được sơn màu trắng, nổi bật trên nền biển xanh và rất dễ nhận dạng khi cách xa hơn 10 hải lý.
Một số ngư dân Việt Nam chuyên đánh bắt thủy sản ở Trường Sa cho biết: Thời điểm này, chỉ còn 3-4 tàu vận tải ở lại bãi Gạc Ma cùng với một số tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ, số tàu vận tải và hộ vệ tên lửa thường trực, đã di chuyển sang bãi SuBi để tăng cường xây dựng…
Một số hình ảnh về các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam, do Phóng viên Thanh Niên Online vừa thực hiện.
Bìa phải là tàu cá bọc sắt làm nhiệm vụ bảo vệ, ngăn cản các tàu thuyền lại gần bãi Gạc Ma
Thành viên các Đoàn Công tác ra thăm – làm việc tại đảo Cô Lin thời gian này đều chăm chú quan sát bãi Gạc Ma (màu trắng, nằm phía xa)
Đội hình tiêu binh của tàu 571 trong Lễ tưởng niệm các Liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa, ngay vùng biển Cô Lin
Mai Thanh Hải
Theo Thanhnien
Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa
Việt Nam khẳng định mọi hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị.
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Quý Đoàn
Hình ảnh vệ tinh do công ty DigitalGlobe công bố hôm 14/4 cho thấy Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.
Trả lời trong buổi họp báo thường kỳ hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho hay Việt Nam đang xác minh thông tin trên. Tuy nhiên, ông khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
"Mọi hoạt động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên hai quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị", ông Bình tuyên bố.
Trung Quốc chiếm giữ các đảo Phú Lâm và Quang Hòa lần lượt vào năm 1956 và 1974. Theo hình ảnh vệ tinh được chụp hôm 17/3, hai đảo này đã được mở rộng đáng kể sau hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc gần đây.
Đường băng cũ trên đảo Phú Lâm đã được thay bằng một đường băng mới dài và hiện đại hơn. Trong khi đó, trên đảo Quang Hòa có một doanh trại quân đội, đê chắn biển và các công trình khác. Trên đảo Duy Mộng, bị Trung Quốc chiếm gần đó, các tòa nhà mới cũng xuất hiện.
Hình ảnh vệ tinh về đảo Phú Lâm gần đây. Ảnh: Digital Globe
Tại quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh cũng đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trên 7 bãi đá. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Óanh hôm 9/4 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này đang xây dưng trai phep trên Biển Đông để "phòng vệ quân sự và cung cấp dịch vụ dân sự có lợi cho các nước xung quanh".
Người phát ngôn Lê Hải Bình cho hay Việt Nam đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này với Trung Quốc, kể cả ở cấp cao.
"Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động trên và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông", ông nói.
Biển Đông được cho là chứa nguồn khoáng sản dồi dào và là tuyến đường hàng hải quan trọng, vận chuyển lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD mỗi năm.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nổ bom bi, một người chết Một cánh tay của nạn nhân đã đứt lìa sau vụ nổ bom bi kinh hoàng. Vụ nổ làm cửa kính vỡ tung toé Chiều 17.5, UBND xã Tam Xuân 1 (huyện Núi Thành, Quảng Nam) cho biết, người nhà ông Đoàn Văn Vân (45 tuổi, trú thôn Bích An) đã tổ chức lễ tang cho ông Vân. Trước đó, chiều tối 16.5,...