Cần cẩn trọng khi ăn nhiều dứa
Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng dứa quá nhiều sẽ gây nên những hậu quá đáng tiếc cho cơ thể.
Tùy theo từng địa phương mà gọi là dứa hay trái thơm, khóm… tên khoa học là Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới, là cây bản địa của Paraguay và miền Nam Brazil. Ở nước ta dứa được trồng nhiều ở mọi vùng trong nước, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước.
Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các “mắt dứa”. Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme có trong dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng dứa cho những người có các bệnh xuất huyết).
Nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn.
Bệnh dạ dày
Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày. Đồng thời, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Ngộ độc
Video đang HOT
Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong. Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.
Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn.
Rát lưỡi
Bên cạnh dó, nếu ăn dứa quá nhiều, chúng ta sẽ mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn tới rát lưỡi, nướu.
Đau đầu
Gốc amin trong dứa là một nitơ có chứa vật chất hữu cơ, nó làm cho mạch máu thu hẹp và huyết áp tăng cao. Chính vì vậy nếu ăn quá nhiếu dứa bạn sẽ cảm thấy đau đầu.
Ngứa
Chất glycosides trong dứa có tính kích thích nhất định đến da dẻ và vòm họng gây nên hiện tượng ngứa.
Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Làm thai nhi yếu
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.
Theo VNE
Mùa hè: Cẩn trọng với tai nạn thương tích ở trẻ em
Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ.
Đến nay, tỷ lệ trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích ở Việt Nam còn khá cao so với các nước. Điều đáng nói là hầu hết trẻ bị nạn đều do sự bất cẩn của người lớn.
Bố mẹ bất cẩn con ngồi vào nước sôi
Cách đây 1 tuần, cháu Nguyễn Thị Minh Thư 15 tháng tuổi, quê ở Gia Bình, Bắc Ninh phải vào viện Xanh Pôn để chữa bỏng do nước sôi. Bà nội cháu kể lại, mẹ cháu đặt nồi canh nóng xuống nền nhà khi bé đang chơi với bạn, một phút không để ý, bé đã bị ngã ngồi vào nồi nên bị bỏng toàn bộ mông, đùi và phần kín.
Bé Minh Thư bị bỏng do ngã vào nồi nước canh.
Bé Khánh Linh bị bỏng vùng kín đang điều trị tại Khoa bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn.
Cháu Trần Khánh Linh, 9 tháng tuổi ở Sóc Sơn, Hà Nội cũng vừa nhập viện vì bị bỏng tay, chân, mông và cả vùng kín. Chị Nguyễn Thị Bốn, mẹ bé Linh cho biết, hôm đó chị vừa rót nước vào phích quay ra đi cất cái ấm, chưa kịp trở vào cất phích thì nghe tiếng nổ. Chạy ra đến nơi thì nước sôi dính khắp người bé, gia đình vội đưa bé đi viện Xanh Pôn cấp cứu. Bác sĩ kết luận be bị bỏng 15%, có những chỗ vết bỏng hơi sâu, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, hậu quả cuối cùng sẽ là những vết sẹo không lành lại được.
Không nên để trẻ chơi một mình
Dù ở nhà, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã...
Tai nạn của bé Lê Nguyễn Phương Anh 2 tuổi ở Thành Phố Hải Dương là một trong những trường hợp phổ biến. Bé bị gãy chân khi bước từ trên giường xuống nền nhà đi tìm mẹ. Chị Hồng Nhung, mẹ của bé Phương Anh cho biết chị để bé tự chơi trên giường rồi đi dọn nhà. Gọi mẹ mấy câu không thấy mẹ đến bé bước thẳng xuống nên gạch hoa trơn trượt và bị gãy chân.
Đã gần một tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn nhưng cháu Nguyễn Hoàng Anh 5 tuổi ở Gia Lâm vẫn đang phải nằm viện vì vết thương bị nhiễm trùng. Hôm ây, cháu trèo lên ghế lấy đồ chơi không may bị ngã gãy răng. Tuy nhiên, nghĩ đơn giản bị thương phần mềm nên gia đình không đưa cháu đi khám ngay. Hàng tuần sau bé vẫn không chịu ăn và liên tục kêu đau răng kèm sốt cao. Đưa cháu đến Khoa Răng - Hàm - Mặt, bệnh viện Xanh Pôn bác sĩ cho biết cháu bị vỡ xương ổ răng và bị nhiễm trùng nặng.
Trường hợp của bé Thành 3 tuổi ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) còn bi thảm hơn. Nghỉ hè, bố mẹ Thành đưa bé về quê chơi với ông bà nội, trong lúc bà vào bếp, Thành mon men ra vườn chơi không may rơi xuống ao. Tìm gọi cháu không thấy đâu, chạy ra ao thì Thành đã "uống" no nươc dưới ao.
BS Bùi Thị Thu Huyền, bác sĩ Khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Tai nạn thương tích mà trẻ thường gặp đa phần do chủ quan, sơ sảy của người lớn. Điều nguy hiểm là, các bé bị ngã gãy xương hàm, vỡ xương ổ răng, dập sống mũi, vỡ xoang,... nhưng các phụ huynh nghĩ đơn thuần chỉ là vết thương phần mềm. Khi vết thương nhiễm trùng đưa đến viện thì đã nặng. "Không thể lơ là với những vết thương của trẻ, khi trẻ ngã bị thương nên đưa đến viện kiểm tra ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc" - bác sĩ Huyền khuyến cáo.
Tai nạn thương tích thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ như bỏng, đuối nước, tai nạn giao thông, ngã và điện giật... bởi trẻ nhỏ thường vô ý hay ý thức còn thấp. Để hạn chế tối đa tai nạn thương tích đối với trẻ em, nhất là trong thời gian các cháu nghỉ hè, cha mẹ và người lớn cần có sự quan tâm, chăm sóc, tạo ra một không gian chơi đùa an toàn cho trẻ, nhất là với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Người lớn cũng cần biết một số kiến thức cơ bản để xử lý khi trẻ gặp tai nạn.
Ví dụ như khi bị ngạt nước, chỉ có 4 phút "thời gian vàng" để kích thích tim, phổi của bệnh nhân hoạt động lại. Vì nếu để tim bệnh nhân ngừng đập, thiếu máu và oxy lên não sẽ gây tổn thương não. Khi đó, dù sau bệnh nhân có mạch lại thì cũng rơi vào tình trạng hại não, hôn mê sâu rất khó phục hồi. Trong khi đó, thường nhanh nhất thì phải mất 20 phút bệnh nhân mới được đưa đến bệnh viện. Vì vậy, sơ cấp cứu ban đầu là cực kỳ quan trọng. Tốt nhất, khi cho trẻ tắm, bơi ở nơi có nước cần có sự giám sát của người lớn.
Theo VNE
Cẩn trọng khi ăn khoai mì Nếu cứ ăn khoai mì trong suốt một thời gian dài thì cuối cùng cũng bị ngộ độc cyanide. Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau gạo và bắp, nhất là ở những nước vùng nhiệt đới. Củ khoai mì giàu tinh bột, protein, khoáng chất, vitamin A, viamin nhóm B và vitamin...