Cán bộ y tế BV Bạch Mai được cách ly tại khách sạn Mường Thanh Grand Xa La
Bộ Y tế vừa có quyết định hỏa tốc về việc thành lập cơ sở cách ly cho cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai tại khách sạn Mường Thanh Grand Xa La trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, cơ sở cách cho cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai được đặt tại khách sạn Mường Thanh Grand Xa La, địa chỉ số 66 Phúc La, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội.
Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La có trách nhiệm phối hợp và triển khai đầy đủ quyết định của Bộ Y tế ngày 30/3 về việc hướng dẫn tạm thời cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế trong phòng, chống dịch Covid-19.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30/3.
Bệnh viện Bạch Mai vẫn hoạt động trong tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập. Ảnh: Đỗ Hằng.
Hà Nội hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai tổ chức cho các y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cách ly tập trung tại khách sạn để đảm bảo sức khỏe cho các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Đảm bảo ăn uống, sinh hoạt đầy đủ và được chăm sóc y tế, kiểm tra sức khỏe theo quy định.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được giao nhiệm vụ tổ chức đưa đón các y, bác sĩ đảm bảo các quy tắc an toàn phòng dịch.
Hà Nội cũng sẽ hỗ trợ đảm bảo công tác hậu cần, công tác chuyển giao suất ăn và nhu yếu phẩm cho Bệnh viện Bạch Mai, đảm bảo các nguyên tắc an toàn phòng chống dịch.
Trước đó, trong cuộc họp trực tuyến diễn ra chiều 29/3 giữa Bộ Y tế với hơn 300 điểm cầu với các tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai bày tỏ mong muốn được sử dụng khách sạn Mường Thanh, có điều kiện tốt hơn để làm nơi cách ly tại chỗ cho cán bộ y tế. Đặc biệt là các nhân viên nhân viên trực hồi sức cấp cứu có thời gian khoảng một ngày để thực sự nghỉ ngơi hồi phục lại sức khỏe.
Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai vẫn hoạt động trong tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập. Các cán bộ y tế đều ăn, ngủ, nghỉ tại bệnh viện. Trong khi đó vẫn có khoảng gần 800 bệnh nhân đang điều trị. Người nhà bệnh nhân phần lớn được di chuyển ra khu cách ly tập trung. Vì thế các y bác sĩ tại đây vừa đảm nhận công tác điều trị vừa phải chăm sóc bệnh nhân thay người nhà.
Video đang HOT
Ngày 30/3, Bộ Y tế cũng ban hành hướng dẫn tạm thời cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế trong phòng chống dịch Covid-19.
Đây là sẽ là nơi cách ly cán bộ y tế có nguy cơ mắc Covid-19 nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì công việc hằng ngày tại nơi làm việc. Hình thức cách ly tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng và đến nơi làm việc hằng ngày.
Thời gian cách ly do Bộ Y tế quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế nhưng không ít hơn 14 ngày.
Những cơ sở cách ly này cũng cần bố trí trạm gác, có bảo vệ trực 24/24 giờ hàng ngày (do lực lượng quân đội đảm nhiệm); tuyệt đối không cho phép những người không có nhiệm vụ vào khách sạn. Tất cả các phương tiện vận chuyển được phép ra, vào khách sạn phải được phun khử trùng bằng dung dịch chứa 0,1% Clo hoạt tính.
Phân khu cách ly được chọn ở vị trí biệt lập, dễ quan sát, dễ tiếp cận; xa các khu vực chức năng của khách sạn như: lễ tân, khu sinh hoạt của nhân viên khách sạn, nhân viên y tế, khu giặt là, nhà bếp, nhà ăn,…
Với phòng ở, cần lưu ý không bố trí nằm chung giường, các giường phải đặt cách nhau tối thiểu 1 mét trở lên. Phòng phải đảm bảo thông thoáng, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ (nếu có), hạn chế dùng điều hòa (nếu dùng thì để nhiệt độ trên 26 độ C và tăng cường thông gió).
Trong phòng có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn; có đầy đủ dụng cụ và dung dịch khử khuẩn để làm vệ sinh bề mặt, các túi màu vàng để đựng rác thải, đồ ăn thừa và túi để đựng đồ vải cần thay giặt.
Nam Phương
Thanh toán viện phí qua thẻ ATM: Tưởng thuận lợi nhưng hóa ra 'hành xác'
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế tất yếu, thể hiện sự tiến bộ văn minh của xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai thanh toán không sử dụng tiền mặt trong việc khám chữa bệnh ở Việt Nam vẫn nhiều khó khăn.
Không dùng tiền mặt khi thanh toán chưa thực sự tiện ích?
Có mặt tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội như: Bạch Mai, Đại học Y, Viện Nhiệt đới Trung ương... có thể thấy do áp lực người bệnh chuyển từ tuyến dưới lên nên số lượng bệnh nhân thăm khám rất đông, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Lượng bệnh nhân đông, kèm theo nhu cầu thanh toán viện phí cũng là rất lớn, mô hình thanh toán viện phí bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Chính vì vậy, nhiều bệnh viện đã áp dụng các mô hình thanh toán mới không sử dụng tiền mặt. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều người dân cho rằng, họ vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ trên...
Người dân xếp hàng chờ đợi làm thủ tục thanh toán viện phí bằng thẻ ATM.
Cũng như nhiều người, vì sự tiện lợi, nhanh chóng và đặc biệt không phải xếp hàng như đã được giới thiệu nên chị T.H (Hà Đông, Hà Nội) lựa chọn đưa con trai đi khám bệnh bằng dịch vụ không sử dụng tiền mặt. Những tưởng sẽ rút ngắn được thời gian khám bệnh nhưng việc không dùng tiền mặt cũng có những phiền hà nhất định.
Chị T.H chia sẻ: "Lo lắng con trai 14 tuổi có chiều cao gần 1m9 có thể bị mắc một số bệnh về u tuyến yên, tuyến giáp... hoặc căn bệnh "người khổng lồ" khi như tìm hiểu trên mạng, tôi đã đưa con đi khám tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, không sử dụng tiền mặt tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi nộp số tiền 2 triệu đồng tạm tính cho dịch vụ chụp cộng hưởng từ ở quầy đón tiếp, ngay lập tức tôi được cấp một chiếc thẻ ATM - Thẻ khám bệnh - của Viettinbank với số tài khoản 711AE669XXX có tên con trai tôi mà không hề có sự lựa chọn nào khác. Trước khi lựa chọn dịch vụ này, tôi đã rất tự tin vì dù sao mình cũng có một cái thẻ ATM của Agribank, được cơ quan trả lương vào đó, có sử dụng dịch vụ E-Mobile Banking có thể chuyển khoản trả tiền bất cứ lúc nào. Nhưng thực sự, trong trường hợp này, cái thẻ đó ở đây không có tác dụng".
Nhiều người dân gặp khó khăn trong việc thanh toán viện phí không sử dụng tiền mặt.
Chị T.H cho biết, theo cô y tá, trong thẻ ATM của Viettinbank này, ngoài số tài khoản còn là mã số bệnh nhân và từ mã số này, các thông tin về khám chữa, bệnh tình của bệnh nhân sẽ được lưu trữ trong hệ thống của bệnh viện.
"Sau khi cầm tấm thẻ ATM có đủ số tiền tạm tính ấy, tôi đưa con ra phía quầy của ngân hàng làm thủ tục thanh toán vào khám. Tầm 10 giờ sáng, số người xếp hàng tại quầy ngân hàng làm thủ tục rất đông, người làm thủ tục nộp tiền vào tài khoản, người rút tiền, người xin xác nhận để vào phòng khám. Hơn 11 giờ, con tôi được gọi vào, sau khi được Ths.BS tại Khoa Nội - Nội tiết 2 thăm khám và chỉ định đi xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, số tiền 2 triệu đồng trong tài khoản đã hết, không đủ để làm thêm siêu âm tuyến giáp và buộc phải nộp thêm tiền vào tài khoản mới được chỉ định đi siêu âm.
Vì chọn cách khám không dùng tiền mặt, vì tự tin trong tài khoản cá nhân của mình có tiền nên không mang theo tiền mặt, giờ đóng thêm cũng không có, chạy ra ngoài rút tiền thì không đủ thời gian khám buổi sáng, chuyển khoản từ Agribank sang cũng không được, bí quá, tôi gọi cho cô em gái có tài khoản Viettinbank chuyển tiền vào giúp. Nhưng không hiểu sao, em tôi không thể chuyển tiền vào được vì số tài khoản liên tục bị từ chối, bị báo lỗi. Hỏi cô nhân viên ngân hàng, cô ấy đáp gọn lỏn: "Bao nhiêu người chuyển được, mỗi nhà chị không chuyển được!". Quả thực, chờ đợi thăm khám từ sáng, cộng với không khí nóng bức, mệt mỏi, câu nói của cô nhân viên ngân hàng như gáo nước lạnh dội thắng vào đầu. Biết thế tôi đã không chọn dịch vụ này!", chị T.H bức xúc nói.
Chị T.H cho biết, khi chụp cộng hưởng từ, con trai chị phải tiêm thuốc cản quang, các bác sĩ đã viết hóa đơn ghi nợ số tiền hơn 700.000 đồng để con chị được chụp ngay. Tuy nhiên, ngày hôm sau, khi đến lấy kết quả, chị T.H mang tờ giấy ghi nợ của bác sĩ đi nộp đủ hơn 700.000 đồng (tiền thuốc cản quang) vào tài khoản rồi mang ra phòng bác sĩ nhưng không được. Cô y tá yêu cầu phải ra nộp lại toàn bộ số tiền chụp cộng hưởng từ và tiêm cản quang là 2.336.000 và giải thích rằng sau khi khám xong sẽ được rút lại số tiền hơn 1,6 triệu (không có thuốc cản quang) đã nộp trước đó.
"Quả thực, đi khám không dùng tiền mặt mới thấy, chủ trương nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất để bệnh nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ tiên tiến này vẫn chưa thực sự tiện ích đối với người dân... mà chỉ thấy rắc rối, phiền hà", chị T.H chia sẻ.
Cần đa dạng các phương thức thanh toán viện phí
Tại một góc khác ở Khoa Khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai, anh Trần Văn Thứ (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: "Những người dân đến khám chữa bệnh như tôi sử dụng rất nhiều các tài khoản ngân hàng khác nhau nên việc bệnh viện chỉ liên kết với một ngân hàng phát hành thẻ gây không ít khó khăn trong quá trình thanh toán, chuyển khoản từ ngân hàng này qua ngân hàng khác. Nhiều người người bệnh vẫn phải ra cây rút tiền mặt để thanh toán. Điều này gây khó khăn cho người bệnh, đặc biệt là với người bệnh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...".
Còn ông Đàm Xuân Thế (quê Phú Thọ) cho rằng: "Do các bệnh viện chưa có sự liên kết nên nếu chuyển sang thăm khám tại nơi khác người bệnh lại phải làm thêm thẻ như vậy rất bất tiện. Đồng thời, với mỗi chiếc thẻ ATM sau khi thăm khám, muốn tiếp tục sử dụng được cho những lần sau phải duy trì thẻ, điều này sẽ phát sinh nhiều chi phí lớn, đặc biệt là với những bệnh nhân nghèo, ở các tỉnh vùng sâu vùng xa".
Trao đổi với phóng viên, bà Trịnh Thị Thuận - Trưởng phòng Tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Do số lượng bệnh nhân đến thăm khám lớn nên bệnh viện Bạch Mai đã triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt từ khá sớm. Hiện bệnh viện đang áp dụng 2 phương thức thanh toán viện phí chính là thanh toán tiền mặt - quẹt thẻ (dành cho bệnh nhân khám bệnh thông thường) và thanh toán thẻ điện tử ATM (dành cho bệnh nhân khám bệnh theo yêu cầu)".
Tuy nhiên, qua thời gian thí điểm thực hiện thanh toán qua thẻ ATM, bà Thuận cho biết việc triển khai mô hình thanh toán qua thẻ ATM còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Do đối tượng bệnh nhân của bệnh viện từ các tuyến dưới chuyển lên khá đông, nhiều trường hợp người cao tuổi, người dân tộc thiểu số chưa quen với việc sử dụng thẻ khám chữa bệnh.
Nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi khám chưa bệnh thường không giữ lại thẻ và khi khám mới tiến hành làm lại, việc này gây nên sự lãng phí lớn. Ngoài ra, việc kết nối giữa phần mềm các trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp trục trặc trong quá trình thanh toán do lỗi phần mềm. Đặc biệt hệ thống các cây đón tiếp người bệnh chưa thực sự hiệu quả. Mô hình thanh toán qua thẻ ATM chưa có sự kết nối, liên thông giữa các phương thức thanh toán của các đơn vị khác nhau.
Theo bà Thuận, chính do những hạn chế về phương thức liên kết nên Bệnh viện Bạch Mai không nhân rộng mà chỉ thí điểm mô hình thanh toán qua thẻ ATM cho nhóm đối bệnh nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu. Việc thanh toán viện phí không sử dụng tiền mặt vẫn là xu thế tất yếu của xã hội, mô hình thanh toán điện tử sẽ trở nên thông dụng.
Thời gian tới, Bệnh viện Bạch Mai sẽ triển khai mô hình thanh toán viện phí qua internet banking (mô hình được ngành điện, nước, giáo dục đã triển khai rộng rãi mang lại hiệu quả cao), người nhà bệnh nhân có thể thanh toán viện phí bằng nhiều tài khoản khác nhau, ở bất cứ đâu mà không cần trực tiếp đến bệnh viện. Việc mở rộng các phương thức thanh toán đa dạng sẽ giúp từng nhóm đối tượng người bệnh dễ dàng tiếp cận.
Huyền Minh - Tuấn Anh
Theo Dansinh
TPHCM có thể lập chốt kiểm soát ở các cửa ngõ giao thông Chủ tịch UBND TPHCM giao cho các quận, huyện chủ động trong việc lập chốt kiểm soát ở nhà ga, bến xe, cửa ngõ. Đồng thời, có thể lập các chốt kiểm soát di động để kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 diễn ra chiều tối 30/3, Bí thư Thành ủy...