Cán bộ Sở Ngoại vụ đi công tác nước ngoài trốn luôn không về
Một cán bộ Sở Ngoại vụ Cần Thơ được cử đi công tác ở Canada. Sau đó ông này tự tách khỏi đoàn. Mới đây ông này gửi thư từ Mỹ về xin lãnh đạo cho nghỉ việc.
Đó là trường hợp ông Trần Ngọc Phi Long (31 tuổi) – Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế (Sở Ngoại vụ Cần Thơ).
Sở Ngoại vụ Cần Thơ, nơi ông Long từng công tác
Trước đó, TP Cần Thơ được Hội Hữu nghị Việt Nam mời một số đại biểu của TP sang Canada giao lưu. Đầu tháng 7/2014, ông Long được Giám đốc Sở Ngọai vụ cử đi công tác tại Canada nhưng từ đó tới nay không thấy ông Long về. Mới đây ông Long đã viết thư gửi qua đường bưu điện cho lãnh đạo Sở Ngoại Vụ Cần Thơ xin nghỉ việc.
Sáng 13/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Thế Vinh – Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ – cho biết: “Việc ông Long được cử đi công tác, sau đó tự tách khỏi đoàn, trốn ở lại nước ngoài là hoàn toàn chính xác”.
Video đang HOT
Ông Vinh cho biết thêm: “Ông Long gửi một phong bì có đóng dấu bưu điện từ Mỹ, bên trong có đơn xin nghỉ việc. Việc cho cán bộ này nghỉ sẽ được xem xét theo luật công chức và các nghị định của Chính phủ có liên quan. Hiện chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Long là cán bộ nguồn từng được cử đi học thạc sĩ chuyên ngành về “quản lý quan hệ quốc tế” tại Anh từ tháng 1/2007 đến 15/6/2009 theo đề án 150 của TP Cần Thơ. Số tiền địa phương tài trợ cho ông Long đi học khoảng 300 triệu đồng.
Sau khi về nước, ngày 1/8/2009, ông Long được bố trí nhận nhiệm vụ tại Sở Ngoại vụ Cần Thơ. Ông Long là một cán bộ giỏi ngoại ngữ cũng như chuyên môn nên thường được chọn làm phiên dịch cho lãnh đạo TP Cần Thơ khi đi công tác nước ngoài hoặc khi có khách nước ngoài đến làm việc với địa phương.
Sáng cùng ngày, một lãnh đạo của Sở Nội vụ Cần Thơ cho biết, ông Trần Ngọc Phi Long gửi thư về xin nghỉ việc. Do ông Long đang được phân công đi công tác và trốn ở lại nên Sở sẽ xử lý buộc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Cũng theo vị lãnh đạo của Sở Nội vụ Cần Thơ, quy định của chương trình 150 là người được đưa đi đào tạo bằng ngân sách địa phương bắt buộc cam kết phải phục vụ cho địa phương khoảng thời gian bằng ba lần thời gian học tập.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Tiếp nhận 60 ngư dân Quảng Ngãi bị phía Úc bắt giữ
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng huyện Bình Sơn tiếp nhận, xác minh nguyên nhân 60 ngư dân bị phía Úc bắt giữ.
Theo đó, đoàn công tác tỉnh Quảng Ngãi đón 60 ngư dân thuộc huyện Bình Sơn tại sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM), dự kiến thời gian tiếp nhận khoảng 10h00 ngày 6/5/2014, trên chuyến bay mang số hiệu SND1.
Công văn hỏa tốc của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc tiếp nhận 60 ngư dân Bình Sơn từ phía Úc.
Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 3/5, ông Phan Đình Chí - Chánh Văn phòng UBND huyện Bình Sơn cho biết: "Số ngư dân này được đại sứ quán Việt Nam ở Úc can thiệp. Họ bị phía Úc tạm giữ vì nhiều nguyên nhân, để cụ thể từng trường hợp, địa phương và cơ quan chức năng xác minh sau khi tiếp nhận 60 ngư dân về nước an toàn".
Tàu cá Bình Sơn chủ yếu hoạt động đánh bắt xa bờ. Khi gặp thời tiết phức tạp, nguy cơ trôi dạt vào lãnh thổ nước bạn là điều khó tránh khỏi.
UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở Ngoại vụ cử cán bộ tham gia cùng đoàn UBND huyện Bình Sơn tiếp nhận 60 ngư dân; giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Sở NN&PTNT và UBND huyện Bình Sơn xác minh sau khi đưa ngư dân về địa phương.
Hồng Long
Theo Dantri
Vụ tàu cá bị khống chế ở Trường Sa: 11 ngư dân vẫn chưa trở về Sau 20 ngày bị cơ quan chức năng Philippines tạm giữ, 11 ngư dân trên tàu cá Khánh Hòa mang số hiệu KH-96365-TS do ông Trần Canh (SN 1969, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) làm thuyền trưởng vẫn chưa được trả về địa phương. Tàu cá của ngư dân luôn đối mặt với nhiều nguy hiểm khi...