Cán bộ Sở ném 25k tiền lẻ trong quán ăn ở Đà Nẵng bị xử lý ra sao?
Theo luật sư Bình, qua những hình ảnh từ clip cho thấy, ngoài dấu hiệu của hành vi ném tiền nhằm lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, vị cán bộ trong clip đã có hành động tát người khác.
Trưa 3/10, Sở TN&MT Đà Nẵng cho biết, Giám đốc Sở này đã chỉ đạo Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm đình chỉ công tác đối với ông Đ.C.P theo thẩm quyền. Đồng thời, khẩn trương tổ chức xử lý theo đúng quy định của Đảng và pháp luật nhà nước, công khai kết quả giải quyết theo quy định.
Ông Đ.C.P là Phó trưởng phòng Quản lý và phát triển quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT Đà Nẵng, người có hành vi ném tiền tung tóe trong quán ăn, khiến dư luận bất bình vào ngày 2/10. Theo Sở TN&MT, việc tạm đình chỉ công tác đối với ông P. để đảm bảo công tác xác minh, phối hợp các cơ quan liên quan làm rõ các hành vi vi phạm và chuẩn mực đạo đức của cá nhân nêu trên.
“Riêng dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh trật tự nơi công cộng của cá nhân nêu trên sẽ do cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định”, Sở này thông tin. Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật cho hay, hầu hết các quốc gia đều có đồng tiền riêng, đặc trưng và có các biện pháp bảo vệ đồng tiền.
Ở Việt Nam, Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định các hành vi bị cấm gồm: Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả; hủy hoại đồng tiền trái pháp luật; từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành và các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Luật sư Bình nhận định, trong clip, cán bộ thuộc Sở TN&MT TP Đà Nẵng từ chối nhận, rồi ném trả lại tiền lẻ cho một quán ăn là vi phạm điều khoản “từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành” trong điều luật nêu trên. Tuy nhiên, hiện pháp luật chưa có quy định xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi từ chối nhận tiền đủ điều kiện lưu thông.
Theo luật sư Bình, qua những hình ảnh từ clip cho thấy, ngoài dấu hiệu của hành vi ném tiền nhằm lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, vị cán bộ trong clip đã có hành động tát người khác. Căn cứ theo điểm a, khoản 3, Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, vị cán bộ nêu trên có thể bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
Video đang HOT
Trong trường hợp người vi phạm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Còn luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng Văn phòng luật sư An Phát Phạm, hành vi của vị cán bộ này phản cảm, có thể xem xét, xử lý vi phạm về đạo đức của cán bộ, viên chức. Ngoài ra, vị cán bộ này còn có thể bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Trao đổi với phóng viên, ông Tr. khẳng định mình là chủ quán và rất bức xúc với hành động của người đàn ông ném tiền trên. “Sự việc mình thấy đơn giản, nếu như anh ấy cầm tiền và nói quán đổi lại thì chúng tôi sẵn sàng”, chủ quán bún thông tin thêm.
Dưới góc độ pháp luật, TS Luật sư Đặng Văn Cường, trưởng văn phòng luật Chính Pháp, đoàn luật sư Hà Nội khẳng định, hành vi ứng xử của người đàn ông này không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thể hiện thái độ coi thường người khác, gây mất an ninh trật tự. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của những người có liên quan, xác định hậu quả xảy ra để xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ cho thấy người trong clip là cán bộ nhưng đã có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với người dân, thể hiện thái độ coi thường người khác và gây mất an ninh trật tự thì cần xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về kỷ luật công chức, kỷ luật đảng ở mức độ khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, đập phá, chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính, nếu hành vi là hủy hoại tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc hành vi gây rối trật tự công cộng đến mức độ ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan điều tra cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác mà có đơn thư tố cáo, đề nghị xử lý thì cũng có thể sẽ bị xử phạt hành chính, phải xin lỗi, bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cán bộ, công chức cũng cần làm rõ nhân thân lai lịch của cán bộ, xem xét quá trình tu dưỡng rèn luyện và phẩm chất đạo đức của cán bộ này như thế nào. Trong trường hợp hành vi thể hiện đạo đức lối sống không phù hợp, thiếu tu dưỡng rèn luyện thì có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc, có thể chuyển công tác sang vị trí công tác khác phù hợp hơn, nếu vi phạm hệ thống, không đủ năng lực phẩm chất thì cũng có thể cho thôi việc.
Vụ cán bộ Sở ném 25k tiền lẻ trong quán ăn: "Lắm tiền nhiều của thì anh ta mới có thái độ như thế"
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng: "Chúng ta đều đã quy định về văn hóa ứng xử và đánh giá cán bộ nhưng rõ ràng đó chỉ là một vấn đề thôi, nó không phải là căn bản. Căn bản là anh ta phải là người tu dưỡng, cán bộ luôn tu dưỡng, chứ còn những quy định của pháp luật chỉ hỗ trợ thôi."
Mới đây, ông Đ.C.P, viên chức Trung tâm phát triển quỹ đất (Sở TN&MT TP.Đà Nẵng) đã có tường trình về việc ném tiền tung tóe trong quán bún. Theo ông P., sáng 1/10, ông cùng hai con đi ăn sáng tại quán Bún bò Thổ số 197 đường Chương Dương (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn).
Sau khi ăn và thanh toán tiền xong, ông P. đợi một lúc nhưng quán chưa trả tiền thối là 45.000 đồng nên ông P. đi làm còn để 2 con ở lại nhận tiền thối. Con ông P. đợi đến 20 phút thì nhân viên quán đưa lại toàn tờ 1.000 đồng và vài tờ 2.000 đồng, đều nhàu nát.
Ông P. cho biết con ông là trẻ chậm nói và không rành tiền. Sáng 2/10 khi thấy tiền nhàu nát trên kệ nhà nên ông P. hỏi và nghe con kể lại sự việc.
"Do thấy tội và bức xúc vì con mình khuyết tật mà bị đối xử như vậy nên tôi mang tiền, dẫn con đến quán nói chuyện", ông P. tường trình. Theo ông P., người thanh niên trên lầu xuống có lời qua tiếng lại, ông P. có lời lẽ bức xúc nên chủ quán cùng nhân viên tiến đến đôi co, làm vung những tờ tiền ông này đang cầm.
Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc, ĐBQH khóa XIV về vấn đề này. Ông đánh giá: "Văn hóa ứng xử đã được quy định trong các văn kiện của Đảng và trong các van bản pháp luật, Luật Cán bộ công chức, trong Luật Dân sự cũng đã đề cập đến các vấn đề này.
Ở đây không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp luật mà còn phải tuân thủ các quy phạm đạo đức. Đạo đức là nền tảng, là gốc dễ của mọi vấn đề liên quan đến xã hội. Hành vi của một người ném tiền tung tóe như thế, anh ta coi khinh tiền lẻ và coi đấy là rác thì rõ ràng có mấy vấn đề.
Thứ nhất, anh ta khinh tiền, tức là anh ta có quá nhiều tiền. Dư luận nói rằng những người làm ở các Văn phòng quản lý đất đai như Trung tâm phát triển quỹ đất là những người có nhiều điều kiện để làm ăn được, phải chăng anh ta là một trong số các diện đó.
Thứ hai là gia đình anh ta cậy tiền cậy của, lắm tiền nhiều của thì anh ta mới có thái độ như thế. Thứ ba, anh ta không hiểu về văn hóa tiền tệ, tiền là tài sản của Nhà nước, một đồng tiền cho dù bản vị nhỏ hay lớn, bản vị vàng hay bản vị giấy đều là tài sản của Nhà nước chứ không phải của bất kỳ một người nào. Bản thân anh ta là cán bộ Nhà nước mà lại ném tiền của Nhà nước như thế, anh ta thóa mạ như thế là không được.
Thứ tư, anh ta lại còn đe dọa cơ sở kinh doanh này, vì một câu chuyện rất đơn giản, một người bình thường không ai đi làm động tác như vậy, rõ ràng văn hóa ứng xử của anh ta ở tầm quá thấp, không xứng đáng là cán bộ công chức."
Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng: "Chúng ta đều đã quy định về văn hóa ứng xử và đánh giá cán bộ nhưng rõ ràng đó chỉ là một vấn đề thôi, nó không phải là căn bản. Căn bản là anh ta phải là người tu dưỡng, cán bộ luôn tu dưỡng, chứ còn những quy định của pháp luật chỉ hỗ trợ thôi.
Cái quan trọng là anh ta phải tu dưỡng, khi anh ta không tu dưỡng được như thế thì chúng ta phải xử lý thật nghiêm, người này không xứng đáng là cán bộ công chức. Nếu anh ta như thế thì anh ta còn có thể tham nhũng hay làm những việc còn ghê gớm hơn."
Trao đổi với báo chí, anh H.Tr (người đăng tải clip) cho biết, anh là chủ quán. Sau khi ném tiền, người đàn ông trên có tát anh Tr. một cái. Đến khoảng 13h chiều cùng ngày, người đàn ông trên kêu một nhóm khoảng 7 người đến quán anh đe dọa. Có một người trong nhóm này đánh nhân viên, đòi đập quán.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Sở TN&MT Đà Nẵng cho biết: "Việc này nếu đúng là của cá nhân nào thì người đó sẽ chịu trách nhiệm. Quan điểm của Sở sẽ xử lý cán bộ theo đúng quy định nếu có hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín. Còn lại nếu gây ảnh hưởng an toàn trật tự thì cơ quan chức năng sẽ xử lý. Sở sẽ cho xác minh toàn bộ vụ việc...", vị này thông tin.
3 cán bộ công an đánh thiếu niên đi xe máy:Tước danh hiệu kịp thời, không dung túng Ba chiến sĩ bị tước danh hiệu Công an nhân dân chưa chắc đã xong. Vì Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ tại Điều 137. Chiều 30/9, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết đã có quyết định kỷ...