Cán bộ phường xã quá tải: Ảnh hưởng quyền lợi người dân
Cùng với thông tin TP.HCM “dôi dư” cán bộ công chức lại là chuyện cán bộ nhiều phường, xã ở TP.HCM bị quá tải vì công việc từ hai năm nay.
Cán bộ công chức TP Thủ Đức giải quyết hồ sơ nhà đất cho người dân – Ảnh: TỰ TRUNG
Thực trạng nhiều công chức chủ động xin nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của 10 triệu người dân.
Những cán bộ đang làm việc tại Thủ Đức – đơn vị tiên phong của mô hình “thành phố trong thành phố” – có lẽ thấu hiểu nhất áp lực công việc. Báo chí đưa tin hàng chục ngàn hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố này tồn khá lâu.
Video đang HOT
Tại cơ quan Bảo hiểm xã hội ngày nào cũng phải tiếp đón hàng trăm người nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần. Cán bộ buộc lòng phải hẹn lại do lỡ hẹn, lực bất tòng tâm khi địa bàn này có một khu công nghệ cao, hai khu công nghiệp, hai khu chế xuất với hàng trăm ngàn công nhân.
Vấn đề nóng đang thu hút sự quan tâm của nhân dân hiện là tiến độ cấp căn cước công dân gắn chip. Tháng 10-2021, TP Thủ Đức với 14 điểm cấp căn cước công dân, phục vụ từ 7h đến 22h, không nghỉ trưa, kể cả ngày lễ, chủ nhật. Thủ Đức có 34 phường và 1,2 triệu nhân khẩu. TP.HCM có 4 xã, phường trên 100.000 dân và 51 xã, phường trên 50.000 dân, ở Thủ Đức có cả hai.
Tôi dẫn dụ chuyện ở TP Thủ Đức để nêu ý kiến trước thực tế cán bộ công chức nhiều nơi tại TP.HCM quá tải vì công việc. Trong khi chờ “công nghệ 4.0″ hỗ trợ, đã có một số ngành luân chuyển cán bộ từ cấp quận về phường. Những địa bàn ngoại thành có dân số ít, nên tạm thời đưa sang theo diện “trưng dụng” cho nơi đông nhân khẩu hơn.
Ở thành phố đông dân nhất, giá cả thị trường cũng… cao nhất. Mức lương công chức như hiện tại trở nên quá khiêm tốn. Theo tôi, cần khẩn trương áp dụng cách hưởng lương theo vị trí công tác, đảm bảo công bằng và động viên cán bộ yên tâm tiếp tục cống hiến.
Vườn quốc gia Tà Đùng: Giữ rừng đi đôi với trồng rừng
Bên cạnh việc tăng cường giữ rừng, các cán bộ của Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng còn đề cao việc trồng rừng.
Chính vì vậy, đơn vị này luôn được đánh giá cao trong việc giữ rừng ở tỉnh Đắk Nông.
Những tháng vừa qua, các cán bộ Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng phải huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện tốt nhất các phương án phòng chống cháy rừng hiệu quả. Tùy vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng, đơn vị đã thực hiện việc phát dọn, đốt thực bì, gắn bảng tuyên truyền cấm lửa lên cây rừng, bảng cảnh báo cháy rừng... Bên cạnh đó, đơn vị cũng chủ động trang bị các công cụ, phương tiện, sẵn sàng sử dụng khi có đám cháy xảy ra.
Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng thường xuyên tổ chức trồng và bảo vệ rừng. Ảnh LAM DIỆN
Đặc biệt, trong những tháng mùa khô, các tổ, đội phòng chống cháy rừng của đơn vị sẽ tăng cường tuần tra tại các khu vực trọng yếu, khu vực tiếp giáp với vườn rẫy của người dân... để phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.
Để ứng phó tốt với mùa khô năm 2022, cuối năm 2021, Vườn quốc gia Tà Đùng đã tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với Ban chỉ huy gồm: 13 người do Giám đốc Vườn quốc gia làm trưởng ban. Thành lập thêm 5 tổ PCCCR, mỗi tổ gồm có 20 - 60 người, nhằm bố trí, phân bổ lực lượng để kịp thời phát hiện và xử lý các vụ cháy rừng có thể xảy ra trong thời gian nhanh nhất có thể. Các tổ được huấn luyện, đào tạo kỹ năng và trang bị phương tiện, thiết bị về PCCCR, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn định kỳ về PCCCR.
Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng cho biết đơn vị luôn tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ các xã vùng đệm, công an và các đơn vị quản lý rừng, chính quyền cấp xã trong công tác PCCCR. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát rừng, xác định những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, bố trí tổ trực 24/24. Thường xuyên nắm bắt tình hình thời tiết, cấp dự báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm để từ đó có biện pháp đối phó kịp thời. Mặc dù đứng trước những nguy cơ và khó khăn trong công tác PCCCR, nhưng nhờ chủ động trong công tác phòng cháy, trong những năm qua, Vườn quốc gia Tà Đùng không để xảy ra vụ cháy rừng đáng kể nào. Hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm quy định về PCCCR, nhận thức của cộng đồng địa phương ngày càng được nâng cao, hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Bên cạnh việc giữ rừng, ông Khương Thanh Long cũng đề cao vai trò của việc trồng rừng. Vì vậy, trong tháng 5 vừa qua, Ban quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng đã phối hợp các hộ dân trồng gần 1.000 cây xanh quanh trụ sở Vườn quốc gia, đồng thời phối hợp chăm sóc hơn 1.000 cây xanh đã trồng dịp Lễ phát động chương trình 1 tỉ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.
Vườn quốc gia Tà Đùng hiện đang quản lý hơn 21.000 ha rừng ở xã Đắk Som, H.Đắk Glong (Đắk Nông). Trong đó, có khoảng 7.000 ha rừng được xếp vào loại dễ xảy ra cháy. Vì vậy, hằng năm, đơn vị này phải xây dựng kế hoạch chi tiết để huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt các phương án phòng chống cháy rừng.
Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiêm nhắc vắc xin Covid-19 lần 2 cho người dân Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có chỉ đạo, yêu cầu các địa phương khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại lần 2 cho người dân. Ngày 18.6, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4) đối với người từ 50 tuổi trở lên; người...