Cán bộ bị tinh giản thành ra… “lên chức” dù đã thôi việc 1 năm
Một cán bộ công tác tại đơn vị thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu đã được Giám đốc Sở này ký quyết định cho thôi việc từ tháng 3/2016. Tuy nhiên, hơn một năm sau, tháng 9/2017, Sở này lại thu hồi quyết định rồi cho thuyên chuyển qua đơn vị khác.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, trên cơ sở tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, ông Hồ Văn Chiêu, cán bộ Đoạn quản lý đường bộ và đường sông thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bạc Liêu, được cho thôi việc ngay và hưởng chính sách theo quy định.
Ngày 29/3/2016, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu đã ký quyết định số 146 cho ông Hồ Văn Chiêu thôi việc theo Nghị định 108.
Tuy nhiên, điều đáng nói là cũng trong ngày 29/3/2016, Đoạn quản lý đường bộ và đường sông có báo cáo số 104 cho rằng, trong khi Sở GTVT chưa có quyết định cho nghỉ việc thì ông Chiêu đã được nhận vào làm phụ trách kế toán tại Ban quản lý dự án Xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Bạc Liêu (gọi là Ban QLDA công nghiệp).
Ban QLDA công nghiệp cũng có công văn số 64 ngày 24/3/2016 xác nhận ông Hồ Văn Chiêu đang làm việc hợp đồng thời vụ ngoài biên chế.
Qua tìm hiểu của PV Dân trí, từ ngày 14/12/2015, Ban QLDA công nghiệp đã bổ nhiệm ông Chiêu phụ trách kế toán tại Ban này như báo cáo của Đoạn quản lý đường bộ và đường sông.
Tuy nhiên, hơn 1 năm sau, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu bất ngờ thu hồi quyết định số 146về việc cho ông Hồ Văn Chiêu thôi việc. Và ngày 15/9/2017, Giám đốc Sở GTVT ký quyết định số 348 thuyên chuyển “ngược” ông Chiêu đến công tác tại Ban QLDA công nghiệp tỉnh Bạc Liêu.
Ông Hồ Văn Chiêu được nhận vào làm kế toán Ban quản lý dự án vào năm 2015…
Video đang HOT
Nói về việc trên, ông Ngô Công Hầu- Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu cho biết, ngày 22/12/2015, Bộ Nội vụ có công văn số 6067 về việc thẩm tra danh sách tinh giản biên chế cho tỉnh Bạc Liêu. Sở Nội vụ đã thông báo đến Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu để thực hiện việc ra quyết định cho nghỉ việc và làm thủ tục cho nghỉ việc đối với ông Hồ Văn Chiêu (công tác tại Đoạn quản lý đường bộ và đường sông thuộc Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu).
“Theo quy định, ông Chiêu được thôi việc ngay và được hưởng chính sách theo quy định từ nguồn kinh phí của đơn vị là Đoạn quản lý đường bộ và đường sông. Do đó, Giám đốc Sở GTVT đã ký quyết định số 146 ngày 29/3/2016 về việc cho ông Chiêu thôi việc ngay để hưởng chính sách theo Nghị định số 108 của Chính phủ”, ông Hầu nói.
Ông Hầu xác nhận, có việc Đoạn quản lý đường bộ và đường sông có báo cáo số 104, cũng như Ban QLDA công nghiệp cũng có công văn số 64 như nói trên.
“Căn cứ Khoản 3, Điều 12, Nghị định số 108 của Chính phủ thì Đoạn quản lý đường bộ và đường sông chưa trả tiền trợ cấp thôi việc cho ông Chiêu, nên ông Chiêu vẫn còn đầy đủ quyền lợi của viên chức tại Đoạn quản lý đường bộ và đường sông Bạc Liêu.
Ngoài ra, ông Hồ Văn Chiêu có đơn yêu cầu xin không thực hiện chính sách tinh giản biên chế; đồng thời, xin chuyển công tác về Ban QLDA công nghiệp tỉnh Bạc Liêu để tiếp tục công tác. Ngày 4/10/2017, Ban này có quyết định số 202 tiếp nhận ông Chiêu”, ông Hầu lý giải.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Nhất thể hóa Bí thư và Chủ tịch: Sẽ hết lo chồng chéo, lấn sân (?)
Theo GS -TS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia, chừng nào còn bộ máy cồng kềnh thì không tránh khỏi việc lấn sân, Đảng làm thay Nhà nước. Trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh - Đà Nẵng vừa rồi chỉ là bề nổi. Lãnh đạo nhiều nơi cũng có tình trạng không đoàn kết cũng do lấn sân.
GS -TS Nguyễn Hữu Khiển. (Ảnh: báo Hải quan)
Thưa GS, để thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư kiêm Chủ tịch UBND cấp xã, huyện như chủ trương của Hội nghị T.Ư lần thứ 6 khóa XII, một trong những vấn đề quan trọng là lựa chọn được người phù hợp vào chức danh đó, ông nghĩ sao?
- Thực tiễn cao hơn lý luận nhiều. Thực tiễn là gì? Liên quan đến chủ trương nhất thể hóa, tôi cho rằng thực tế nhỡn tiền là: Bộ máy của ta cồng kềnh, ít hiệu quả. Còn sâu xa hơn có thể có mấy vấn đề sau:
Một là Đảng ta là đảng cầm quyền. Cũng như các quốc gia dân chủ khác, đảng cầm quyền sẽ có tiếng nói quan trọng trong việc quyết định bộ máy công quyền. Những vị trí của lập pháp, hành pháp và tư pháp đảng cầm quyền sẽ nắm.
Tuy vậy, chúng ta vẫn rơi rớt mô hình cũ, cách hiểu của thời kì tập trung. Nghĩa là Đảng cầm quyền ngoài việc đưa người của Đảng nắm vị trí trọng yếu, Đảng phải có bộ máy riêng, đầy đrủ những mảng công việc như bên nhà nước. Bộ máy này nhiều năm qua, nhất là sau chuyển đổi cơ chế, bộc lộ nhiều khiếm khuyết như Đảng đã chỉ ra.
Nhưng khắc phục thì rất mắc. Cơ chế song trùng thấy cồng kềnh thì giảm đi từ từ. Nhưng chừng nào còn có một bộ máy Đảng riêng thì không tránh khỏi việc lấn sân, Đảng làm thay Nhà nước. Trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh - Đà Nẵng vừa rồi chỉ là bề nổi. Nhiều nơi tình trạng lãnh đạo không đoàn kết cũng do "lấn sân" như vậy.
Nếu nhất thể hóa được sẽ hết chồng chéo, lấn sân. Nhưng phải nhất thể bí thư kiêm chủ tịch và chịu sự giám sát của nhân dân và HĐND. Tôi chưa thấy nói nhất thể hóa chức vụ thì bộ máy giúp việc ở vị thế gì, công quyền hay chính trị? Như tổ chức bên tỉnh ủy và nội vụ của bên UBND. Không thể gọi là Ban Tổ chức tỉnh ủy, Hay huyện ủy được. Hay kiểm tra và thanh tra chính phủ cũng vậy...
Một người lãnh đạo kiêm hai chức danh Bí thư và Chủ tịch UBND thì cần có năng lực gì so với chỉ làm Bí thư hoặc Chủ tịch UBND, bởi để làm tròn cả hai vai không phải đơn giản, thưa ông?
- Theo tôi chúng ta không nên lo cái đó. Bên Lào họ làm từ lâu rồi mà. Khi chúng ta làm thì đương nhiên phải có cơ chế điều chỉnh giám sát bằng luật. Có cơ chế tuyển chọn và chịu trách nhiệm pháp lý, không phải bằng nghị quyết. Luật phải có chế tài. Dấu hiệu vi phạm tùy theo mức độ là phải cảnh cáo, điều chuyển, cách chức... Ngoài ra chúng ta không thiếu người có năng lực để thay thế.
Nếu tiến hành nhất thể hóa sẽ không tránh khỏi sự động chạm đến lợi ích. Giải pháp để thực hiện vấn đề này không hề đơn giản, thưa ông?
- Là vì người có chức lại là người đi bàn việc giảm các chức, giảm quyền lợi ấy đi thì nó như thế thôi. Đang đi xe lại bảo đi tự túc thì họ sẽ không chịu.
Còn về giải pháp và cơ chế để thực hiện việc đó theo tôi cũng không khó. Cứ người làm được thì ở lại, người không đủ năng lực thì có giải pháp, lộ trình giải quyết cho họ chứ không phải tinh giản ngay lập tức.
Một vấn đề đặt ra khi thực hiện mô hình nhất thể hóa là vấn đề kiểm soát quyền lực để tránh tình trạng lạm quyền. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Tôi cho rằng chúng ta hiểu kiểm soát quyền lực là vấn đề tư duy chính trị chứ không phải vấn đề pháp lý. Kiểm soát quyền lực là các nhánh quyền lực bị kiểm soát, không quyền nào là vô hạn. Quốc hội phải bị dân kiểm soát. Chính phủ chịu sự kiểm soát của Quốc hội. Và như vậy phải có Toà án hiến pháp. Tòa án phải do Quốc hội kiểm soát. Địa phương cũng vậy, nếu có mắc cần sửa luật về kiểm soát cũng cần làm.
Còn nếu vẫn hiểu Đảng kiểm soát quyền lực như một thể chế là lại không tinh giản được. Đảng kiểm soát là kiểm soát chính trị, kiểm soát người mình đưa vào. Có vấn đề thì phải xử lý. Còn kiểm soát quyền lực nhà nước là một tất yếu pháp lý dân chủ. Dân là cao nhất; không quyền nào là vô hạn. Phải có cơ chế pháp lý để quyền này giám sát quyền khác. Đừng nên hiểu là các quyền "làm khó cho nhau".
Xin cảm ơn GS (!)
Theo Danviet
Phó chủ tịch HĐND xã khai tử mẹ ruột để trục lợi tiền trợ cấp Ông Hệ đã khai man năm sinh của mẹ mình thêm 9 tuổi để nhận tiền trợ cấp cho người già trên 80 tuổi. Khi bị phát hiện vị này đã làm giấy khai tử cho mẹ ruột mình để không bị kiểm tra và truy thu số tiền đã trục lợi. UBND xã Thạch Điền nơi ông Hệ làm việc Theo đó...