Căn bệnh vừa được WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Đậu mùa khỉ đã trở thành mối lo mới với hệ thống y tế trên thế giới, khi WHO tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu giữa lúc các ca bệnh đã xuất hiện ở 75 quốc gia.
Bệnh đậu mùa khỉ, với những triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa, đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là tình trạng khẩn cấp toàn cầu hôm 23/7, trong bối cảnh thế giới vẫn đang chống chọi với Covid-19.
“Chúng ta chịu các đợt bùng phát lan nhanh khắp thế giới, thông qua phương thức lây truyền mới mà chúng ta có quá ít kiến thức về nó”, Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố.
Tuyên bố của WHO có ý nghĩa gì?
WHO kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường kiểm dịch và áp dụng các biện pháp y tế công cộng, dù những khuyến nghị này không ràng buộc.
Tại cuộc họp hôm 23/7, ủy ban khẩn cấp WHO đã không đạt được đồng thuận trong việc liệu có coi đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không.
Ông Tedros sau đó đã ra tuyên bố cuối cùng theo thẩm quyền của tổng giám đốc.
Đậu mùa khỉ là loại bệnh gì?
Video đang HOT
Bệnh đậu mùa khỉ do virus thuộc chi orthopoxvirus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa gây ra. Nó bao gồm những triệu chứng tương tự với đậu mùa – sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết và phát ban, nhưng được cho là ít nghiêm trọng hơn các căn bệnh khác.
Sau khi thế giới tuyên bố diệt trừ bệnh đậu mùa vào năm 1980, đậu mùa khỉ “nổi lên như một chi orthopoxvirus nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng”, WHO cho biết.
Bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng ban đầu như sốt cao, sưng hạch bạch huyết và phát ban giống như bệnh thủy đậu. Ảnh: AFP.
Nguồn gốc căn bệnh
Ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận ở Cộng hòa Congo vào năm 1970. Đợt bùng phát hiện nay đã lây nhiễm hơn 16.000 người trên hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, với ít nhất 5 ca tử vong.
Tại châu Á, Thái Lan ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 21/7, sau các ca nhiễm khác ở Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Các chuyên gia vẫn chưa xác định nguyên nhân đậu mùa khỉ lây lan bên ngoài châu Phi.
Đậu mùa khỉ lây lan như thế nào?
Căn bệnh này không dễ lây lan giữa con người. Theo Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, việc lây truyền đậu mùa khỉ giữa con người phần lớn thông qua giọt bắn ở đường hô hấp.
“Giọt bắn sẽ không bay quá vài centimet, do đó cần phải tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài (để virus có thể lây truyền – PV)”, CDC nói.
“Các phương thức lây truyền giữa người bao gồm tiếp xúc trực tiếp với chất dịch hoặc tiếp xúc gián tiếp thông qua các vật dụng như quần áo hay ga trải giường nhiễm khuẩn”.
Theo WHO, nhiều ca nhiễm hiện nay liên quan đến quan hệ tình dục.
“Điều này có nghĩa đây là đợt bùng phát có thể được ngăn chặn bằng những chiến lược phù hợp áp dụng vào các đối tượng phù hợp”, ông Tedros nói, nhấn mạnh kỳ thị và phân biệt đối xử “nguy hiểm như bất kỳ loại virus nào”.
Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là gì?
Tuyên bố của WHO với đậu mùa khỉ có tên đầy đủ là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) – cảnh báo hàng đầu của tổ chức này đối với các đợt bùng phát dịch bệnh.
Các điều kiện để ra tuyên bố này phải đáp ứng Quy định Y tế Quốc tế (IHR) năm 2005 – khung pháp lý về quyền và nghĩa vụ của quốc gia với các sự kiện y tế có thể vượt ngoài biên giới.
Theo đó, PHEIC được định nghĩa “là một sự kiện bất thường được xác định có thể gây ra nguy cơ y tế đến các quốc gia do sự lây lan toàn cầu, có khả năng phải yêu cầu phối hợp phản ứng từ quốc tế”.
Trong quá khứ, WHO từng 6 lần công bố một đợt bùng phát là PHEIC: Cúm H1N1 (2009), Poliovirus – virus gây bại liệt (tháng 5/2014), Ebola (tháng 8/2014), virus Zika (tháng 2/2016), Ebola (tháng 7/2019), Covid-19 (tháng 1/2020). Tính đến nay, Covid-19 và Poliovirus là hai đợt bùng phát mà PHEIC vẫn còn hiệu lực, theo AFP.
Thế giới ghi nhận 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 20/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo thế giới ghi nhận tổng cộng 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 ca tử vong ở châu Phi.
Các ban đậu mùa khỉ trên da của bệnh nhân. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, hầu hết các ca bệnh được ghi nhận cho tới nay đều là ở châu Âu, đặc biệt là trong nhóm nam giới có quan hệ đồng tính. Tất cả các tử vong đều được ghi nhận ở châu Phi, nơi từng nhiều lần phát hiện các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ.
Trong ngày 21/7, WHO sẽ triệu tập cuộc họp lần thứ hai của ủy ban tình trạng khẩn cấp để đánh giá về việc liệu có thể coi đợt bùng phát bệnh lần này là một trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) hay không. Đây là mức cảnh báo cao nhất của WHO về một đợt bùng phát dịch bệnh.
Phát biểu tại họp báo ở Geneva, ông Ghebreyesus cho rằng dù ủy ban chuyên gia đưa ra quyết định thế nào thì WHO cũng sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực hết sức để hỗ trợ các quốc gia ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo vệ mạng sống cho người dân.
Đợt bùng phát mới bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu từ tháng 5 và là lần đầu tiên bệnh lan ra ngoài châu Phi, nơi đã coi bệnh là dịch lưu hành. Ủy ban chuyên gia của WHO đã họp ngày 23/6 nhưng xác định tại thời điểm đó, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ mới chưa thể coi là PHEIC. Cuộc họp thứ hai được tổ chức trong bối cảnh số ca mắc đang liên tục gia tăng.
Theo thông báo của WHO, ủy ban tình trạng khẩn cấp sẽ trình bày quan điểm của mình với Tổng giám đốc WHO về việc liệu tình hình hiện nay có được coi là PHEIC không. Nếu có, ủy ban sẽ đưa ra các khuyến cáo tạm thời về cách phòng tránh tốt hơn và giảm sự lây lan của bệnh cũng như quản lý hoạt động ứng phó y tế cộng đồng toàn cầu.
Dự kiến sau cuộc họp, WHO sẽ đưa ra tuyên bố chính thức.
Ấn Độ và Saudi Arabia ghi nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ Nhà chức trách Ấn Độ ngày 14/7 cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ là một người đàn ông 35 tuổi, có lịch sử đến khu vực Trung Đông. Cùng ngày, Bộ Y tế Saudi Arabia cũng thông báo ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại nước này Các ban đỏ...