Căn bệnh ung thư nữ giới dễ mắc do ‘yêu’ sớm
Quan hệ tình dục dưới 18 tuổi hoặc với nhiều người là nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ. Ước tính năm 2018 cho thấy khoảng 570.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung trên thế giới. Khoảng 311.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, xảy ra phổ biến ở những người trên 30 tuổi. Bệnh này có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Thậm chí, ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn cũng được kiểm soát bằng cách điều trị và chăm sóc thích hợp.
Nguyên nhân
Theo Mayo Clinic, ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh ở khu vực này bị đột biến ADN. Các tế bào đột biến phát triển và nhân lên không kiểm soát, đồng thời không bị chết. Khi đó, chúng sẽ tích tụ thành khối u. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra để di căn sang cơ quan khác trong cơ thể.
Virus gây u nhú ở người (HPV), lây truyền qua đường tình dục, là nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung. Hai loại thường gặp nhất là HPV-16 và HPV-18.
Khi tiếp xúc HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể ngăn chặn virus gây hại. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, virus tồn tại trong nhiều năm, góp phần vào quá trình chuyển hóa các tế bào cổ tử cung thành ung thư.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ. Ảnh: Medicalnewstoday.
Triệu chứng
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, phụ nữ nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên hoặc xét nghiệm Pap để phòng ngừa.
Các xét nghiệm này không nhằm mục đích phát hiện ung thư. Nó giúp bác sĩ kiểm tra bất kỳ thay đổi nào ở tế bào cho thấy khả năng phát triển thành ung thư.
Khi các triệu chứng ung thư xuất hiện, chúng dễ bị nhầm với tình trạng thông thường như kinh nguyệt và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs).
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), ở giai đoạn nặng, ung thư cổ tử cung có thể gây chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục, giữa các chu kỳ kinh hoặc sau mãn kinh.
Một số triệu chứng điển hình khác của căn bệnh này bao gồm dịch âm đạo chảy nước, máu và có mùi hôi; đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục; đi tiểu thường xuyên hơn.
Video đang HOT
Các triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác, bao gồm cả nhiễm trùng. Vì vậy, khi gặp những triệu chứng này, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị chính xác.
Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Ảnh: Netdoctor.
Yếu tố rủi ro
Một số yếu tố di truyền và lối sống có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, dẫn đến ung thư cổ tử cung. Chúng bao gồm:
Quan hệ tình dục
Tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, “yêu” sớm, dưới 18 tuổi, khiến phụ nữ dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân là cổ tử cung đang trong giai đoạn phát triển và còn thay đổi ở độ tuổi dậy thì. Những thay đổi này khiến cổ tử cung dễ bị tổn thương hơn.
Ngoài ra, một số hành vi tình dục cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HPV ở phụ nữ. Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình có thể làm tăng tiếp xúc virus HPV, lây truyền qua đường tình dục.
Nhưng phụ nữ có thể bị nhiễm HPV ngay cả khi họ chỉ quan hệ tình dục với một người. Điều này xảy ra khi bạn tình nam của họ có nhiều “đối tác” hoặc bạn tình nữ bị ung thư cổ tử cung.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs)
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) làm yếu hệ thống miễn dịch. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm cả HPV. Virus HIV kích thích các tế bào trong cổ tử cung phát triển thành ung thư.
Phụ nữ dương tính với HIV dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn. Đồng thời, khả năng tế bào tiền ung thư phát triển thành ung thư ở những phụ nữ này nhanh hơn so với người không mắc.
Bên cạnh đó, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như chlamydia, lậu, giang mai cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng viêm nhiễm kéo dài do những virus này gây ra khiến cơ thể khó loại bỏ nhiễm trùng HPV, đặc biệt là khi bị tái nhiễm nhiều lần.
Quan hệ tình dục quá sớm có thể tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Ảnh: BBC.
Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài (từ 5 năm trở lên)
Nguy cơ này dường như không liên quan việc bị nhiễm trùng HPV. Người phụ nữ uống thuốc tránh thai trên 5 năm có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Nguy cơ này giảm dần theo thời gian sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai. Sau 10 năm không dùng chúng, tỷ lệ mắc bệnh này không còn cao.
Sinh từ 3 con trở lên
Phụ nữ sinh càng nhiều con, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung càng cao. Nguyên nhân khiến điều này xảy ra vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy đó có thể là do sự thay đổi của hormone khi mang thai hoặc tổn thương ở cổ tử cung trong lúc sinh con. Một số nghiên cứu phát hiện phụ nữ sinh mổ không có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.
6 dấu hiệu "bất thường" của kinh nguyệt cảnh báo sức khỏe sinh sản
Khi gặp các dấu hiệu bất thường ngày trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em không nên chủ quan. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh sản.
Lượng máu kinh quá ít
Ảnh minh hoạ
Nhiều bạn nghĩ rằng đến ngày đèn đỏ, máu ra càng ít thì càng khỏe và càng tốt. Thế nhưng đây lại là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nếu ngay từ đầu lượng kinh nguyệt của bạn bao năm đều như vậy thì có thể là dấu hiệu bình thường.
Tuy nhiên, đột nhiên máu kinh ra quá ít và nhợt nhạt có thể là dấu hiệu về rối loạn tuyến giáp hoặc có mô sẹo trong tử cung. Do đó, bỗng nhiên lượng máu kinh ít lại trong vài chu kỳ gần đây thì bạn cũng nên lưu ý và tranh thủ đi khám để điều trị kịp thời.
Chu kỳ bất thường
Ảnh minh hoạ
Không phải phụ nữ nào cũng đều có chu kỳ 28 ngày và khoảng thời gian từ 21-45 ngày được cho là bình thường. Chỉ với những bé gái bắt đầu dậy thì và phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh sẽ có sự bất thường trong chu kỳ. Nếu bạn đang có chu kỳ bình thường, chẳng hạn là 35 ngày nhưng đột nhiên giảm xuống 22 ngày thì rất có thể cơ thể đang gặp vấn đề về nội tiết tố.
Kèm theo những cục máu đông
Tình trạng ra cục máu đông trong những ngày đèn đỏ, đặc biệt là vào buổi sáng là hiện tượng bình thường do máu tụ lại qua đêm. Tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra quá nhiều và thường xuyên có thể là dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng, các vấn đề về tuyến giáp hoặc thậm chí là các bệnh về máu.
Ra máu bất thường ở giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt
Ảnh minh hoạ
Nếu gặp hiện tượng ra máu bất thường giữ 2 chu kỳ kinh nguyệt lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Hiện tượng này có thể xảy ra do sử dụng thuốc tránh thai, khiến nồng độ các hormone trong cơ thể bị thay đổi, xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, phụ nữ mới sảy thai dẫn tới sự biến động về hormone sinh dục trong cơ thể và gây ra rối loạn kinh nguyệt...
Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện do nguyên nhân bệnh lý như chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, viêm loét âm đạo, ung thư dâm đạo, ung thư cổ tử cung...
Mất kinh
Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng mất kinh. Nếu không phải đã mang thai thì những lý do khác bao gồm rối loạn nội tiết tố, sử dụng các biện pháp tránh thai, chế độ ăn uống kém, trầm cảm, căng thẳng kéo dài hoặc bệnh tật. Tuy nhiên mất kinh còn có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của ung thư buồng trứng.
Đau bụng kinh kéo dài
Ảnh minh hoạ
Nhiều chị em thường gặp tình trạng đau bụng trong những ngày "đèn đỏ". Cơn đau này sẽ thuyên giảm trong vòng 1-2 ngày. Đây là hiện thượng bình thường. Tuy nhiên, neus người chưa từng đau bụng kinh mà đột nhiên bị, cơn đau kéo dài hoặc dữ dội hơn trước thì cần phải lưu ý.
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm virus HPV. Loại virus này có thể gây tổn thương, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Ai sẽ bị ung thư? Câu trả lời từ chuyên gia ung bướu sẽ khiến tất cả bất ngờ và đáp án của 10 câu hỏi thường gặp về ung thư ai cũng cần biết Những câu hỏi phổ biến và quan trọng cung cấp kiến thức cơ bản về căn bệnh đe dọa sức khỏe của nhiều người. Khi nói đến ung thư, đôi khi những câu hỏi đơn giản nhất lại thường không được đặt ra. Dưới đây là 10 câu hỏi phổ biến và quan trọng do ThS BS Nguyễn Tiến Đồng, Trung tâm Ung...