Căn bệnh ung thư của nghệ sĩ Lê Bình đứng top đầu ở Việt Nam
Ung thư phổi là bệnh ung thư đứng trong top đầu ở Việt Nam chỉ sau ung thư gan. Mỗi năm cả nước có hơn 23 nghìn người mắc căn bệnh này với 17 nghìn trường hợp tử vong.
Ung thư phổi đứng top đầu Việt Nam
Nghệ sĩ Lê Bình bị ung thư phổi và sau một thời gian điều trị, bệnh tình của nghệ sĩ Lê Bình ngày càng trở nặng. Tế bào ung thư đã di căn nhiều nơi khiến phần thân dưới của ông bị liệt. Trước đây, ông được điều trị ngoại trú nhưng trong những tháng gần đây, nam diễn viên phải nhập viện.
Ngày 15/4, một đồng nghiệp sau khi vào thăm nghệ sĩ Lê Bình cho biết nam diễn viên đang rơi vào trạng thái sốt và hôn mê hai ngày liền. Tình trạng sức khoẻ của ông đã chuyển biến xấu.
Nghệ sĩ Lê Bình từng chia sẻ trước đây sức khỏe của ông tốt, ngày hút 3 bao thuốc lá và đến khi ông đi kiểm tra sức khỏe bác sĩ phát hiện có u ở phổi và khối u đó là ác tính.
Nghệ sĩ Lê Bình đang nằm viện điều trị – Ảnh: Internet
Theo TS Nguyễn Đình Chân, Nguyên bác sĩ Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư phổi là bệnh ác tính. Bệnh nhân bị ung thư phổi thường phát hiện muộn và ít người có thời gian điều trị lâu dài.
TS Chân, người từng điều trị ung thư phổi cho cố nghệ sĩ Hán Văn Tình, cho biết nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ và bệnh này hiện nay việc điều trị có tiến bộ hơn. Tuy nhiên, nó vẫn là căn bệnh khiến các bác sĩ ung thư đau đầu. Một phần độ ác tính, di căn nhanh. Một phần nữa do bệnh nhân nhập viện đều ở giai đoạn muộn, bệnh tiến triển, xâm lấn và có di căn.
Thuốc lá thủ phạm số 1
Theo TS Chân, thuốc lá là thủ phạm số 1 gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân bị ung thư phổi cho biết họ có hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động từ người khác như chồng, con, đồng nghiệp của mình.
Một số người có gen dị ứng với thuốc lá và chỉ cần hút thuốc lá thụ động rất ít nhưng cũng có nguy cơ kích hoạt tế bào ung thư dẫn tới ung thư phổi.
Những dấu hiệu của ung thư phổi – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Ngoài ra, ung thư phổi cũng có liên quan tới yếu tố môi trường. Môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất thì càng tăng nguy cơ bị ung thư phổi hơn.
Hiện nay, các bệnh nhân bị ung thư phổi thường đến viện muộn. Nguyên nhân do ung thư phổi phát triển trong lòng phổi. Khác với ung thư vú, ung thư hạch, bệnh nhân còn có thể sờ thấy hạch, sờ thấy khối u còn khối u trong phổi khi chụp Xquang phát hiện ra thì nó đã thành khối. Nếu chỉ chụp Xquang thường đôi khi cũng không thể phát hiện ra.
Khi bệnh phát triển sẽ có các triệu chứng như ho dai dẳng và liên tục, đau ở lưng, ngực và vai. Tuy nhiên, triệu chứng ung thư phổi ở mỗi người lại có cảm nhận cơn đau khác nhau, nhất là trong những lúc ho.
Một số bệnh nhân có dấu hiệu thay đổi về lượng và màu sắc của đờm, khó thở, giọng nói thay đổi, trở nên khàn khàn. Bệnh nhân có cảm giác không ngon miệng, giảm cân và liên tục mệt mỏi.
Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt, lúc này tế bào ung thư đã xâm lấn gây di căn ra xương, hạch ở cổ.
Hiện nay, khi phát hiện ung thư phổi phương pháp điều trị căn bản cho ung thư phổi là hóa trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân ung thư phổi, việc xét nghiệm gene sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân để kiểm soát tế bào ung thư.
Đối với việc phẫu thuật trong ung thư phổi, TS Chân cho biết hiện nay phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhưng phương pháp này chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ và thêm điều kiện nữa là bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, khi phát hiện lúc ung thư phổi còn chưa di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư phổi là 50%. Nhưng đáng tiếc là chỉ có 15% số ca ung thư phổi được chẩn đoán sớm. Khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác thì tỉ lệ sống của người bệnh chỉ có khoảng 3,5%.
Để phòng bệnh ung thư phổi, TS Chân cho rằng cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ, giữ thói quen sống lành mạnh. Không hút hoặc ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Theo phunusuckhoe
Những việc cấm kỵ sau khi ăn nếu không muốn chết nhanh hơn mắc ung thư
Sau bữa ăn, có những thói quen của người Việt khiến cơ thể 'mang hoạ', thậm chí gây tử vong nhanh hơn cả căn bệnh ung thư.
Ảnh minh hoạ: Internet
Hút thuốc lá
Nếu bạn là một người nghiện thuốc lá, ít nhất hãy chắc chắn rằng bạn không hút thuốc ngay sau khi dùng bữa. Điều này có thể thực sự nguy hiểm cho tim của bạn và thậm chí dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.
Một nghiên cứu cho thấy hút một điếu thuốc sau bữa ăn gây hại tương đương như hút 10 điếu thuốc. Điều này cũng khiến bạn có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn.
Ăn trái cây
Mặc dù họ có thể nghĩ rằng đây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn trái cây sau bữa ăn. Trái cây sẽ bị trộn cùng thức ăn trong dạ dày khiến các chất dinh dưỡng mất đi thậm chí gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Lời khuyên là hãy ăn trái cây trước hoặc sau khi kết thúc bữa ăn chính ít nhất 30 phút.
Nhiều người nghĩ rằng đi dạo hoặc vận động sau khi ăn là rất có lợi cho việc tiêu hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc vận động có thể khiến cơ thể không tập trung năng lượng để tiêu hóa thức ăn nhanh nhất có thể. Tốt nhất bạn nên đi dạo 1 giờ sau khi ăn xong. Ảnh minh hoạ: Internet
Uống trà
Nếu bạn có thói quen uống trà sau mỗi bữa ăn để cảm thấy tươi mới và tràn đầy năng lượng cũng đang gián tiếp gây hại cho cơ thể. Trà sẽ khiến các protein trong thức ăn không được tiêu hóa đúng cách. Bạn có thể uống trà, nhưng hãy uống sau 2 tiếng sau khi dùng bữa.
Đánh răng
Đánh răng là một trong những điều không nên làm sau khi ăn trưa. Nếu bạn ăn thức ăn có chứa axit citric hay còn gọi là axit chanh sẽ rất dễ khiến răng bị cọ xát và gây hỏng men răng.
Uống nhiều nước
Là một điều tối kỵ sau ăn trưa. Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa và dẫn đến căn bệnh dạ dày hoặc cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
Nếu bạn có thói quen uống trà sau mỗi bữa ăn để cảm thấy tươi mới và tràn đầy năng lượng cũng đang gián tiếp gây hại cho cơ thể. Trà sẽ khiến các protein trong thức ăn không được tiêu hóa đúng cách. Bạn có thể uống trà, nhưng hãy uống sau 2 tiếng sau khi dùng bữa. Ảnh minh hoạ: Internet
Đi bộ
Sau khi ăn trưa sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Lái xe
Việc tiêu hóa thức ăn đòi hỏi một lượng máu lớn. Điều này gây thiếu máu tạm thời và ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Do đó, lái xe sau một bữa ăn no buổi trưa rất dễ gây tai nạn nguy hiểm.
Ngủ
Mọi người thường có thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn trưa. Thói quen xấu này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động không đúng, gây bệnh hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Tắm
Tắm ngay sau khi ăn không phải là thói quen tốt cho hệ thống tiêu hóa của bạn. Điều này ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể của bạn và dẫn đến các vấn đề trong việc tiêu hóa thức ăn.
Mọi người thường có thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn trưa. Thói quen xấu này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động không đúng, gây bệnh hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Ảnh minh hoạ: Internet
Tập thể dục
Tập thể dục sau ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể bằng cách giảm lưu lượng máu và gây khó khăn cho việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Bơi lội
Các chuyên gia khuyến khích bạn bơi lội trước khi ăn, tuy nhiên, bơi sau ăn lại mang đến những ảnh hưởng không nhỏ cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể cảm thấy nôn nao, khó chịu đồng thời hệ thống tiêu hóa làm việc sẽ kém hiệu quả.
Leo thang bộ
Leo thang bộ sau ăn sẽ làm suy giảm hiệu quả của các dịch vị giúp tiêu hóa và tăng tính axit trong dạ dày.
HOÀ THUẬN
Theo Tiền Phong
Đa dạng sản phẩm giúp chị em đối phó với ô nhiễm khói bụi Thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ hai ở Đông Nam Á, kèm theo những cảnh báo ảnh hưởng đến sức khỏe khiến không ít chị em lo lắng, tìm kiếm các sản phẩm đối phó với khói bụi cho bản thân và gia đình. Việc đầu tiên sau khi đi làm về của chị Thu Hương (phố...