Căn bệnh rất nhiều đàn ông Việt mắc phải là tác nhân gây yếu sinh lý
Không ít quý ông chưa đến 40 tuổi đã bị rối loạn cương khi mắc đái tháo đường.
Tỷ lệ nam giới bị bệnh này có biến chứng rối loạn cương chiếm 35-75%.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chưa có thống kê cụ thể tỷ lệ nam giới mắc rối loạn cương dương. Qua ghi nhận tại phòng khám, so với những năm trước, tỷ lệ này đang tăng dần và độ tuổi khám, điều trị vì rối loạn cương dương ngày càng trẻ hóa.
Vị chuyên gia cho biết nếu trước đây tình trạng rối loạn cương thường là hậu quả của quá trình lão hóa chung của cơ thể chỉ gặp ở những người nam giới lớn tuổi (trên 45 tuổi), thì nay có những bệnh nhân còn rất trẻ dưới 40 tuổi kèm theo những bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…
Rối loạn cương là vấn đề ít được quan tâm, đặc biệt trên người bệnh đái tháo đường. Một số nam giới mắc đái tháo đường bị liệt dương, suy giảm chức năng sinh dục, còn được gọi là rối loạn cương dương.
Các bác sĩ khoa Nam học và Y học giới tính cho hay, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nam giới mắc đái tháo đường có khả năng gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn cương cao gấp 4 lần bình thường. Tỷ lệ nam giới bị đái tháo đường có biến chứng rối loạn cương chiếm 35-75%. Bệnh nhân nam đái tháo đường type 2 bị rối loạn cương dương trong khoảng từ 10-15 năm sớm hơn so với người không mắc bệnh.
Hai nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới mắc đái tháo đường. Trong đó có lý do tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Mức đường huyết cao thường xuyên sẽ gây nên các tổn thương trên mạch máu và dây thần kinh. Việc phá hủy các dây thần kinh có chức năng kích thích và duy trì cương cứng sẽ làm giảm hoặc mất khả năng của nam giới trong quá trình giao hợp.
Video đang HOT
Hơn 2,5 triệu người Việt mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán và phát hiện. Ảnh: Võ Thu
Nguyên nhân thứ 2 là do testosterone thấp, đây cũng là tình trạng phổ biến nhưng thường không được chẩn đoán vì các triệu chứng khó nhận biết. Quý ông nếu mắc bệnh đái tháo đường type 2 sẽ có nguy cơ cao gấp 2 lần bị giảm nồng độ testosterone so với người không mắc bệnh.
Ngoài ra, còn có 1 số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến rối loạn cương dương ở người mắc đái tháo đường do thuốc điều trị, lối sống không lành mạnh, hút thuốc, thừa cân, lười vận động và yếu tố tâm lý…
Với người bệnh đái tháo đường, để không rơi vào tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, bác sĩ khuyên cần phải duy trì đường huyết ổn định thông qua chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc theo chỉ định; hoạt động thể chất điều độ mỗi ngày, mỗi tuần; thay đổi lối sống, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng; giảm cân nếu thừa cân.
Bên cạnh đó, quý ông mắc đái tháo đường cũng nên duy trì việc khám sức khỏe định kỳ; thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết), xét nghiệm hormone (đo lượng hormone testosterone và các hormone quan trọng khác), kiểm tra hệ thần kinh để xem xét các biểu hiện tổn thương,… Nếu không thì ngay cả nam giới trẻ mắc đái tháo đường cũng bị rối loạn cương dương.
Hy vọng mới cho người bệnh bị rối loạn cương dương không đáp ứng điều trị thuốc
Có không ít trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường và phải thay đổi rất nhiều mức điều trị.
PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Rối loạn cương dương là một triệu chứng của nhiều bệnh, bản thân của nó lại là một bệnh. Đối với các bác sĩ nam học, thường xác định rối loạn cương dương như một căn bệnh, có nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, hậu quả. Trong các chuyên ngành đa khoa, rối loạn cương dương được xem là triệu chứng của một bệnh, ví dụ như trong nội tiết thì nó là sự suy giảm hormone sinh dục nam... Chính vì vậy, rối loạn cương dương cần được thăm khám, chẩn đoán tỉ mỉ và cẩn thận để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc, thực tế có không ít người dân khi có các triệu chứng rối loạn cương dương không đi khám mà tự đến các cửa hàng thuốc hay mua thuốc trên mạng để điều trị. Việc người dân không đi khám để tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương rất nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp phải biến chứng, các bệnh lý đi kèm.
PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc
"Phần lớn bệnh nhân đến khám tại Khoa Nam học và Y học giới tính, qua khai thác bệnh sử, đều tự tìm kiếm thông tin về điều trị rối loạn cương dương trên mạng cũng như sử dụng các loại thuốc được quảng cáo trên mạng. Hậu quả đầu tiên là ảnh hưởng đến sức khỏe bởi người bệnh không biết rõ liều lượng sử dụng cũng như các thành phần của thuốc. Có trường hợp, bệnh nhân bị cương đau dương vật kéo dài phải nhập viện cấp cứu, để lại nhiều hậu quả nặng nề" - PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc cho hay.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc, một sai lầm thường hay gặp đối với các bệnh nhân bị rối loạn cương dương đó là đi khám bệnh nhưng không đến đúng địa chỉ khám bệnh, đặc biệt là các phòng khám tư. Người bệnh khi đến đây đều được tư vấn sử dụng các dịch vụ đắt tiền, đặt các dụng cụ hỗ trợ cương dương không đạt tiêu chuẩn quốc tế và cấp phép lưu hành.
Như vậy, việc đi khám, điều trị tại các cơ sở y tế chính thống là vô cùng cần thiết. Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám, điều trị theo lộ trình phù hợp và bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro.
Như tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đối với điều trị rối loạn cương dương, PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc cho biết thêm: Bước đầu tiên là sử dụng thuốc, thuốc có tác dụng 80 - 90% trường hợp khỏi rối loạn cương dương, khi kết hợp với điều trị các bệnh lý nền, rối loạn cương dương có thể điều trị khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, có không ít trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường và phải thay đổi rất nhiều mức điều trị, liều điều trị mà không giải quyết được triệt để. Với những bệnh nhân phải sử dụng thuốc kéo dài làm tăng nguy cơ tai biến và gặp tác dụng phụ khi phải điều trị thuốc. Lúc này, đòi hỏi bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ cũng như tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Hiện nay, đối với các các trường hợp không đáp ứng điều trị thuốc, cũng đã có thêm cơ hội phục hồi. Đó là phương pháp đặt thể hang nhân tạo vào trong dương vật, khá mới mẻ nhưng cũng đã được các y bác sĩ Việt Nam tiếp cận, triển khai.
Sáng 1/3, Khoa Nam học và Y học Giới tính phối hợp cùng với Dr. Sean Park - Chuyên gia hàng đầu về IPP (Impotence Penile Prosthesis) của Châu Á đã tổ chức phẫu thuật giới thiệu kỹ thuật này.
Dr. Sean Park
Ca mổ điển hình được truyền hình trực tiếp để các chuyên gia, bác sĩ quan sát, thảo luận.
IPP (Impotence Penile Prosthesis) là phương pháp điều trị rối loạn cương dương bằng cách đặt thể hang nhân tạo vào trong dương vật để giúp khôi phục chức năng cương dương. Việc đặt thể hang nhân tạo đã giúp nhiều bệnh nhân khôi phục được chức năng sinh lý, giảm thiểu sự tự ti và giúp tăng cường sức khỏe tinh thần.
Một cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân bị rối loạn cương dương điển hình đã được các bác sĩ tiến hành và truyền hình trực tiếp tại bệnh viện. Đây cũng là dịp các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung thảo luận về các loại thể hang nhân tạo phổ biến và đặc tính kỹ thuật của chúng, nhằm giúp cho các chuyên gia y tế hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa chúng. Đồng thời hướng dẫn kỹ thuật đặt thể hang nhân tạo và những yếu tố cần quan tâm trong quá trình phục hồi chức năng cho đội ngũ y bác sĩ nam khoa.
Trở lại với việc làm thế nào để giảm thiểu những tác động tiêu cực của chứng rối loạn cương dương, PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc cho hay: Sức khỏe tình dục của người nam giới là tấm gương phản ánh tình trạng sức khỏe chung. Người nam giới khi có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, thờ ơ với chuyện chăn gối cần phải đi khám. Với những người có ham muốn nhưng dương vật không có khả năng cương hay không đạt mức cương cứng như thông thường hoặc không duy trì được sự cương cứng trong suốt cuộc yêu thì cũng cần đi khám để tìm nguyên nhân.
Ngoài ra, trong chiến lược quản lý và điều trị bệnh, việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ từ từ lối sống (không lành mạnh, hút thuốc lá, bia rượu, chất kích thích gây nghiện...), tuổi tác; các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, tim mạch... mới đảm bảo được vấn đề sức khỏe cho người bệnh.
Nam giới ăn đậu phụ có bị yếu sinh lý? Trong đậu phụ chứa một loại phytoestrogen, gọi là isoflavone, một hợp chất tương tự như estrogen. Estrogen là hormone nữ giới, tác dụng đối lập với testosterol - hormone sinh dục nam. Do đó, nhiều người lo lắng ăn đậu phụ có thể ảnh hưởng đến hormone nam giới. Tuy vậy, tiêu thụ isoflavone từ đậu phụ không làm tăng estrogen quá...