Căn bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm
Dỗ không được, doạ không xong, cắt cử người trông ông cũng vẫn… trốn ra khỏi nhà đi lạc khắp nơi, anh Nam cho biết từng nghĩ phải dùng “xích” để “buộc” chân bố lại.
Năm 2010, tổng số người trên 65 tuổi toàn cầu ước tính vào khoảng 8% dân số và ở Việt Nam là khoảng 5,73%. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050.(Ảnh min hoạ)
Phụ xe … quen mặt
78 tuổi ông Nguyễn Văn Thắng (Cầu Giấy, Hà Nội) mắc chứng bệnh sa sút trí tuệ mấy năm nay. Giai đoạn đầu, ông chỉ hay quên… lâu dần, ông lẫn đến mức không phân biệt ngày và đêm.
“Thậm chí thi thoảng anh em lại nháo nhào đi tìm bố. Dẫu đã thuê người giúp việc để trông ông, nhưng cô giúp việc sợ không kịp khoá cửa hoặc để chìa khoá trên bàn là ông lại trốn ra khỏi nhà, đi mất.
Cực chẳng đã, các con phải in sẵn hàng loạt số điện thoại, ép platic đeo vào cổ cho ông. Nhờ thế, nên những lần ông đi lạc lên Sóc Sơn, Ba Vì…chúng tôi đều tìm được.
Nhưng có lần không biết bằng cách nào ông cũng cởi mất “vòng thông tin” khiến cả nhà được phen hú hồn. Cũng may, chú phụ xe tuyến Cầu Giấy – Sóc Sơn nhận ra “người quen” nên đã gọi cho gia đình đón về”, anh Nam – con trai ông Thắng chia sẻ.
Dỗ không được, doạ không xong, cắt cử người trông ông cũng vẫn… trốn được, anh Nam cho biết từng nghĩ phải dùng “xích” để “buộc” chân ông lại. Nghĩ thế thôi, nhưng vì nhiều lẽ, anh chưa dám thực hiện.
Các bác sĩ cho biết, ông Thắng là điển hình của căn bệnh sa sút trí tuệ – bệnh hay gặp ở người già. Khi tuổi thọ của người dân được nâng lên đồng nghĩa với việc người già trong quần thể dân số thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đã, đang và sẽ có sự gia tăng nhanh chóng.
Video đang HOT
Năm 2010, tổng số người trên 65 tuổi toàn cầu ước tính vào khoảng 8% dân số và ở Việt Nam là khoảng 5,73%. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050.
Theo đó, các bệnh lý liên quan tuổi già cũng tăng lên đáng kể, trong đó có tình trạng sa sút trí tuệ.
Hiện tại trên thế giới có gần 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 5% tổng số người trên 60 tuổi. Ước tính cứ sau mỗi 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc sa sút trí tuệ.
Dự báo đến năm 2050 trên thế giới sẽ có 152 triệu người mắc căn bệnh này. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) chi phí dành cho chăm sóc, điều trị bệnh nhân sa sút trí tuệ gây nên là 1000 tỷ đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, chỉ trong buổi sinh hoạt CLB sa sút trí tuệ, các bác sĩ Viện Sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai tiến hành khám sàng lọc cho 18 người bệnh thì đã phát hiện 5 người có sa sút trí tuệ.
Bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm
Ths. Lê Thị Phương Thảo – Phòng Điều trị bệnh tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: sa sút trí tuệ là bệnh khá phổ biến nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Đây là tình trạng suy giảm nhận thức- chức năng cao cấp của vỏ não, trí nhớ, ngôn ngữ, xử lý thông tin, quên cái này cái kia….
Đáng ngại là, nhiều người nghĩ việc không nhận ra người quen cũ, hay bị lẫn mất đồ đạc trong nhà… là bình thường.
“Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ, cần can thiệp sớm. Sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi, nhưng những dấu hiệu sớm có thể xuất hiện từ độ tuổi 50″, Ths Lê Thị Phương Thảo cho hay.
Theo Ths Phương Thảo, biểu hiện đầu tiên của bệnh SSTT là suy giảm trí nhớ: Giai đoạn đầu chủ yếu là giảm trí nhớ ngắn hạn: Đôi khi bệnh nhân/người nhà không nhận biết được thời gian khởi phát triệu chứng: Quy luật Ribot (Bệnh Alzheimer): Sự việc mới quên trước, sau đó quên cả sự việc xa xưa, kỉ niệm thời thơ ấu.
Tiếp theo bệnh nhân có biểu hiện vong ngôn: nói lặp từ; khó tìm từ khi nói, thêm từ lạ, không gọi được tên đồ vật, nói, viết sai; Biểu hiện vong tri: Không nhận ra người quen cũ, con cháu, nhận nhầm, không nhận ra đồ vật quen thuộc: Biểu hiện vong hành: Vụng về trong thao tác nghề nghiệp, khó khăn trong việc tự ăn uống, khó khăn trong vệ sinh cá nhân, rối loạn trong trang phục (mặc quần áo, chải tóc…), không sử dụng được công cụ, trang thiết bị trong gia đình; Suy giảm khả năng điều hành:giảm khả năng tính toán, giảm khả năng sáng tạo, giảm khả năng lập kế hoạch, giảm khả năng ra quyết định.
Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện thụ động (thờ ơ, cách ly xã hội), rối loạn cảm xúc, hành vi, ăn uống và rối loạn giấc ngủ…
Ngoài rối loạn các lĩnh vực nhận thức, người bệnh SSTT có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý – hành vi và suy giảm chức năng nặng nề tuỳ từng thể và từng giai đoạn của bệnh.
Tuy nhiên, theo Ths Phương Thảo, người bệnh cần được tới gặp bác sỹ khi có các dấu hiệu sớm: Giảm trí nhớ, khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề, khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc, nhầm lẫn về thời gian và không gian, khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian, phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc, đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ, giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định, thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội, thay đổi cảm xúc và nhân cách…
“Việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm sẽ giúp cho người bệnh được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp giúp chặn hoặc làm chậm quá trình sa sút trí tuệ cho người bệnh”, Ths Phương Thảo nhấn mạnh.
Sốc mất máu vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa. Trước đó, bệnh nhân uống nhầm gói thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin.
Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - vừa tiếp nhận trường hợp một cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa.
Sau một tháng điều trị, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và được ra viện. Trước đó, bệnh nhân được truyền dịch tích cực và bù các chế phẩm máu cũng như nội soi dạ dày và chuyển phẫu thuật để cầm máu ở ruột non. Trong thời gian nằm viện, nam bệnh nhân vẫn bị rối loạn đông máu.
Tháng trước, bệnh nhân cũng gặp đợt xuất huyết tiêu hóa và điều trị tại bệnh viện tuyến dưới. Tại đây, các bác sĩ chưa rõ nguyên nhân xuất huyết và được cho ra viện. Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử bị sa sút trí tuệ.
ThS.BS Vũ Đình Hùng, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho biết trước khi vào viện một ngày, bên nhân đi ngoài nhiều, lẫn phân đen và máu tươi. Ông nhập viện trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh 130 lần/phút, huyết áp 70/40 mmHg. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng mất máu cấp, thiếu máu rất nặng kèm theo rối loạn đông máu.
Thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin thường bị nhầm lẫn với thuốc hoặc kẹo. Ảnh: Suckhoedoisong.
Theo gia đình, bệnh nhân uống nhầm gói thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin, không rõ số lượng.
Do tác dụng của thuốc chuột kéo dài nên sau khi xuất viện, bệnh nhân vẫn phải uống vitamin K lâu dài và theo dõi tình trạng đông máu định kỳ.
Theo Bác sĩ Hùng, các loại thuốc diệt chuột thường được chế tạo dạng viên giống viên kẹo, một số sản phẩm có nhiều màu sắc nên dễ gây nhầm lẫn cho người già và trẻ em.
Nếu uống phải thuốc diệt chuột dạng super-warfarin, cơ thể sẽ bị rối loạn đông máu nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ xuất huyết nhiều vị trí bao gồm xuất huyết dưới da,xuất huyết niêm mạc, xuất huyết từ vết thương không thể cầm.
Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, xuất huyết từ các tạng trong ổ bụng gây ra sốc mất máu.
Bác sĩ Hùng cũng khuyến cáo người dân cẩn trọng nếu trong nhà có thuốc diệt chuột, cần để những vị trí xa tầm tay của trẻ em, người già.
Ngoài ra, cần tránh để gần với đồ ăn, thuốc uống vì rất dễ bị nhầm. Tránh để thuốc gần nguồn nước, nhất là nước uống hay sinh hoạt bởi thuốc dễ hòa tan gây độc cho nhiều người. Đặc biệt, cần cảnh báo cho người xung quanh để tránh uống nhầm thuốc diệt chuột.
Nghiên cứu mới ở Anh giúp sáng tỏ hơn hiểu biết về COVID-19 Nghiên cứu mới ở Anh cho thấy COVID-19 có thể gây ra một loạt các vấn đề về thần kinh, từ chứng mất trí nhớ đến rối loạn tâm thần. Hình thái virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh hô hấp COVID-19. Ảnh: AFP CNN dẫn kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The Lancet Psychiatry ngày 25.6 cho biết, nghiên...