Căn bệnh nhạy cảm khiến người phụ nữ 28 tuổi lúc nào cũng cảm thấy bị kích thích “vùng kín” nhưng suốt 6 năm không thể gần gũi với chồng
Người phụ nữ này đã phải trải qua 6 năm đau khổ, liên tục bị kích thích dù không hề có ham muốn tình dục, cuối cùng vấn đề của cô mới được giải quyết.
“Ái ân” là một nhu cầu cơ bản của cuộc sống, nó khiến mối quan hệ trở nên gắn bó, khắng khít hơn, đem lại nhiều điều tuyệt vời cho sức khỏe nhưng đối với một số người phụ nữ, chuyện “giường chiếu” chẳng khác nào địa ngục vì những căn bệnh nhạy cảm, khó nói.
Một trong những người phụ nữ gặp khó khăn trong chuyện “ái ân” là cô Lior Ofir Schwartz, 28 tuổi, đến từ Miami Beach, Florida, Mỹ.
Vào tháng 12 năm 2012, Lior Ofir Schwartz bắt đầu nhận thấy “vùng kín” của mình liên tục bị kích thích dù không hề có ham muốn tình dục. Lior kể: “Lúc ấy tôi nghĩ mình đã bị hội chứng chân không yên. Tôi có cảm giác kích thích dù không hề có nhu cầu tình dục, cảm giác như là ngứa mà không thể gãi.
Tôi thường cảm thấy điều này khi mình căng thẳng hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối. Cảm giác vô cùng đau đớn, nó ngứa ran ở vùng sinh dục và buộc tôi phải tự làm bản thân “lên đỉnh” thì mới có thể giảm đau được”.
Cô Lior Ofir Schwartz.
Sau khi tìm hiểu rất nhiều về triệu chứng bệnh của mình, Lior nhận ra mình không bị mắc hội chứng chân không yên như mình tưởng mà thật sự đã bị chứng rối loạn kích thích sinh dục dai dẳng (PGAD) – một căn bệnh khiến bộ phận sinh dục bị kích thích dai dẳng, kể cả khi không mong muốn và không kiểm soát được.
Tình trạng bệnh của Lior trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và khi cô bắt đầu hẹn hò với người chồng hiện tại là anh Jonathan, 29 tuổi. Lior đau đớn đến mức không thể nào “thân mật” với Jonathan.
Lior và Jonathan luôn ở bên nhau.
Quyết tâm tìm giải pháp, Lior đã có cuộc hẹn đầu tiên với chuyên gia PGAD vào tháng 3/2013 và cô được chẩn đoán mắc PGAD kèm với rối loạn chức năng vùng chậu.
Video đang HOT
Trong suốt thời gian Lior làm vật lý trị liệu, Jonathan đã luôn ở bên cạnh cô. Dù cả 2 không thể quan hệ tình dục, Jonathan luôn tỏ ra kiên nhẫn, chưa bao giờ hối thúc hay làm cho Lior cảm thấy căng thẳng. Anh luôn khuyến khích cô đi vật trí liệu và tâm lý trị liệu.
Trải qua một hành trình dài, đến tháng 102016, Jonathan đã cầu hôn Lior. Họ kết hôn với nhau vào tháng 3/2017 trước sự chúc phúc của gia đình và bạn bè thân thiết.
Đám cưới của Lior và Jonathan.
Tháng 9/2019 – sau 6 năm phải chịu đựng cơn đau, Lior đã trải qua tiêm botox ở dây thần kinh vùng chậu và phẫu thuật cắt bỏ tiền đình, một thủ tục phẫu thuật trong đó bao gồm cắt bỏ màng trinh và da tiền đình. Sau cuộc phẫu thuật Lior và Jonathan không được phép quan hệ tình dục trong 4 tháng.
Đồng thời, chuyên gia vật lý trị liệu của Lior cũng đã cho cô sử dụng máy giãn 15 đến 30 phút trước khi quan hệ tình dục để cơ thể dần quen với “chuyện ấy”. Hiện tại, Lior có thể quan hệ tình dục với chồng mà không cảm thấy đau đớn.
Trải qua nhiều đau đớn với hội chứng rối loạn kích thích sinh dục dai dẳng (PGAD), giờ đây khi đã bình phục Lior chia sẻ: “Tôi hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp cho những người khác mắc phải chứng PGAD biết rằng bạn vẫn có thể tìm được ai đó để yếu nếu bạn muốn và bạn vẫn có thể theo đuổi đam mê của mình nếu muốn. Hãy chiến đấu với nỗi đau và tìm lại đam mê của mình, đừng để nó ngăn cản bạn”.
Rối loạn kích thích sinh dục dai dẳng (PGAD) là gì?
Rối loạn kích thích bộ phận sinh dục dai dẳng (PGAD) là sự kích thích bộ phận sinh dục không ngừng, tự phát, chủ yếu xảy ra ở phụ nữ. Bệnh nhân bị PGAD sẽ liên tục bị kích thích mà không kiểm soát được và cũng không có ham muốn tình dục. Trong một số trường hợp, PGAD có thể tồn tại hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần, gây khó khăn cho sinh hoạt.
PGAD thường được báo cáo ở phụ nữ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở nam giới. Khi đàn ông có tình trạng này, nó thường được gọi là priapism. Priapism xảy ra khi bạn có sự cương cứng kéo dài vài giờ hoặc hơn ngay cả khi không có bất kỳ sự kích thích tình dục nào.
Các triệu chứng của PGAD thông thường là:
- Vùng kín ngứa ran, đau nhói.
- Co thắt âm đạo.
- “Lên đỉnh” không tự chủ.
DTH
Phòng dịch Covid-19: Bệnh viện tư vấn, khám bệnh trực tuyến như thế nào?
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 và phải cách ly xã hội, một số bệnh viện đã triển khai tư vấn, kiểm tra sức khỏe trực tuyến để hỗ trợ người dân, bệnh nhân kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP.HCM tư vấn từ xa cho bệnh nhân qua Zalo - Ảnh: Nguyên Mi
Tư vấn, khám bệnh qua ứng dụng Bs.Nhi trên smartphone
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thực hiện chương trình "Chúng tôi đi làm vì bạn, bạn hãy kiểm tra sức khỏe ngay tại nhà, chat video với chúng tôi từ xa, khỏi lo sợ Corona".
Theo đó, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã triển khai ứng dụng (app) Bs.Nhi để tư vấn trực tuyến các vấn đề sức khỏe, bệnh lý trẻ em với nhiều chuyên khoa: chăm sóc tổng quát, khám dinh dưỡng, kiểm tra sức khỏe định kỳ, vật lý trị liệu, tư vấn tiêm chủng, tâm lý và kiến thức nuôi dạy con trẻ...
Ngoài ra, qua app Bs.Nhi, người bệnh còn nhận được chỉ dẫn tức thời của bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp.
Mọi người có thể tải app Bs.Nhi về điện thoại di động (smartphone) và chat, video call trực tiếp với các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Phụ huynh có thể chủ động sắp xếp thời gian hẹn với bác sĩ để nhận tư vấn sức khỏe trực tuyến thông qua chat và video call: bác sĩ có thời gian hỏi han kỹ lưỡng hơn, dễ dàng sắp xếp được thời gian và các câu hỏi trong quá trình hỏi đáp.
Qua đó, bác sĩ đưa ra những lời khuyên cụ thể cho các biểu hiện của bệnh và cách phòng ngừa bệnh ở trẻ; hướng dẫn các hướng xử trí ban đầu, sơ cứu đúng cách cho các tai nạn thường gặp.
Ứng dụng Bs.Nhi cũng hỗ trợ bệnh án điện tử của bệnh nhi, theo dõi tình trạng điều trị.
Ứng dụng (App) Bs.Nhi kết nối với các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - Ảnh: Chụp màn hình
Được biết, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố có kế hoạch triển khai hỗ trợ dịch vụ xét nghiệm tại nhà nếu cần thiết: xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà, dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà,... Kết quả xét nghiệm (bản cứng) sẽ được gửi về tận nhà trong 3-5 ngày, bản mềm sẽ được cập nhật trên bệnh án điện tử của bệnh nhi trong 24 giờ.
Tư vấn từ xa qua Zalo
Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng triển khai dịch vụ tư vấn trực tuyến (miễn phí) nhằm phục vụ người bệnh ở xa không thể đến bệnh viện khám trong thời gian dịch Covid-19.
Trong các ngày thứ hai đến thứ sáu hằng tuần (buổi sáng từ 8-11 giờ, buổi chiều từ 13-16 giờ), bệnh viện tổ chức tư vấn từ xa qua Zalo Bệnh viện Da liễu TP.HCM (tương ứng với số điện thoại 0908051200).
Người bệnh muốn được tư vấn sẽ tiến hành kết bạn qua Zalo với Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, sau đó gọi video như bình thường.
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết: "Dịch vụ tư vấn trực tuyến sẽ do các chuyên gia nhiều kinh nghiệm là thành viên ban giám đốc và lãnh đạo các khoa/phòng đảm nhiệm. Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách tự chăm sóc hoặc hướng dẫn sử dụng những thuốc không kê toa, sản phẩm bôi tại chỗ. Trường hợp phải cần các thuốc kê toa thì hướng dẫn bệnh nhân khám tại các cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa da liễu hoặc đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khi cần thiết".
Nguyên Mi
Lần đầu tiên phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị biến dạng gập cột sống cổ Sáng 26-3, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM thông tin, vừa phẫu thuật chỉnh lại đầu cho một bệnh nhân nữ, 48 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TPHCM mắc Hội chứng Dropped Head Syndrome (Hội chứng gập đầu). Đây là ca hiếm gặp và được phẫu thuật thành công đầu tiên tại Việt Nam. Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân...