Căn bệnh nguy hiểm dễ gặp vào mùa hè
Mặc dù có tỷ lệ mắc bệnh ít, viêm não Nhật Bản vẫn là mối đe dọa cho nhiều trẻ em vào mùa hè.
Tôi nghe nói vào mùa hè, trẻ rất dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Con tôi năm nay lên 4 tuổi, sắp tới sẽ về quê nghỉ hè. Tôi phải làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, thường xuất hiện vào mùa hè, ở các vùng đồng ruộng, kênh rạch. Bệnh lây truyền từ vật chủ sang người bởi muỗi Culex thường sinh sống ở vùng đồng ruộng, đầm lầy.
Viêm não Nhật Bản chỉ gặp ở trẻ em, gần như không gặp ở người lớn. Bệnh không có miễn dịch cộng đồng do nguồn lây từ động vật. Những ai đã tiêm phòng đầy đủ mới có miễn dịch với bệnh.
Video đang HOT
Trước khi vaccine ngừa viêm não Nhật Bản được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, số ca mắc bệnh rất lớn. Sau khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng có vaccine, bệnh chỉ xảy ra ở 1-2 trẻ trên 100 trường hợp bị virus tấn công.
Viêm não Nhật Bản hiếm khi gây ra dịch nhưng lại gây bệnh nặng. Dù có đã có vaccine, tỷ lệ mắc ít, đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm vì gây ra biến chứng lên hệ thần kinh, tiến triển nặng nhanh và dễ để lại di chứng cho trẻ dù đã điều trị khỏi hoàn toàn.
Cụ thể, virus viêm não Nhật Bản tấn công vào hệ thần kinh làm tăng tiết đàm nhớt, suy hô hấp, co giật liên tục, thậm chí ngưng thở. Việc điều trị viêm não Nhật Bản cũng khá khó khăn. Trong một số trường hợp, kể cả khi đã điều trị khỏi, bệnh vẫn để lại một số di chứng như sống thực vật, yếu liệt chi, chậm phát triển trí tuệ.
Hiện bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine. Ngoài tiêm đủ 3 mũi vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, phụ huynh cần cho con tiêm nhắc mỗi 3 năm/lần đến khi 15 tuổi để tăng cường tối đa hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, chống muỗi, đặc biệt là các trẻ sống tại các vùng quê, vùng nhiều đồng ruộng, kênh rạch để hạn chế khả năng mắc bệnh do muỗi đốt.
Ngoài ra, môi trường xung quanh nhà nên được giữ vệ sinh sạch sẽ, diệt lăng quăng thường xuyên, chứa nước trong các thiết bị có nắp đậy kín để tránh nguy cơ sản sinh ra muỗi truyền bệnh.
Thiếu nữ 15 tuổi mang khối u quái hơn 24 cm
Theo thông tin từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, bệnh nhân chỉ mới 15 tuổi, độ tuổi rất hiếm người nghĩ đến mắc căn bệnh này.
Bệnh nhân là P.T.N. (15 tuổi), có tiền sử đau bụng kéo dài nhiều tháng. Mẹ em N. cũng cho biết gia đình thấy bụng con to ra nhưng nghĩ con tăng cân do tẩm bổ nhiều.
Gần đây, bụng em N. tiếp tục to lên hơn, đau bụng không dứt nên sau khi hoàn thành kỳ thi vào lớp 10, gia đình lập tức đưa em đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thăm khám.
Hình ảnh siêu âm cho thấy buồng trứng phải của bệnh nhân N. có khối âm vang hỗn hợp kích thước 24 cm, ranh giới rõ, bên trong không có tín hiệu mạch.
Ê-kíp phẫu thuật lấy khối u buồng trứng khổng lồ cho bệnh nhân 15 tuổi. Ảnh: BVCC.
Kết quả chụp MRI cho thấy hình ảnh khối dạng đa nang, đa thùy. Các bác sĩ nghĩ đến u quái buồng trứng trái ORADS 5, nghi ngờ ung thư. Bệnh nhân được chỉ định nhập viện khoa Phụ ngoại A5. Các bác sĩ khoa A5 xin hội chẩn Ban giám đốc, chỉ định mổ theo phương pháp mổ mở và sinh thiết lạnh.
PGS.TS Lê Thị Anh Đào, Trưởng khoa Phụ ngoại A5 và TS.BS Trần Văn Cường, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, cùng ê-kíp đã thực hiện phẫu thuật.
Kiểm tra ngay bản chất là khối u quái chưa trưởng thành, bệnh nhân được phẫu thuật cắt phần phụ ở bên có u. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, khối u lớn 24 cm được lấy ra ngoài.
PGS.TS Lê Thị Anh Đào cho biết rất may mắn, khối u của bệnh nhân N. thuộc tế bào mầm, ở giai đoạn sớm, vì vậy cơ hội điều trị bệnh đáp ứng hiệu quả cao.
Đau bụng ở trẻ nhỏ rất thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, trong một số tình huống, cơn đau bụng có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột, giun chui ống mật, thoát vị bẹn nghẹt...
Ở trẻ trai, đau bụng có thể là triệu chứng bị xoắn thừng tinh. Trong khi đó, trẻ gái bị xoắn u nang buồng trứng cũng có dấu hiệu đau bụng.
Có hai loại u buồng trứng phổ biến nhất là u nang thanh dịch buồng trứng và u quái buồng trứng.
Bác sĩ khuyến cáo các gia đình nên thường xuyên cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm khối u. Khi trẻ có các biểu hiện đau tức vùng hạ vị, bụng to bất thường nên đưa con tới ngay cơ sở y tế và không loại trừ khả năng tồn tại khối u nang.
Hướng dẫn phòng bệnh viêm não Nhật Bản Phòng tránh viêm não Nhật Bản bằng cách tránh muỗi đốt và tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ. Trẻ cần được vaccine để có miễn dịch phòng bệnh truyền nhiễm. Ảnh: TTXVN Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm, gây dịch...