Căn bệnh “ngứa gây ra ban chứ không phải ban gây ra ngứa” khiến trẻ quấy khóc
Do hệ miễn dịch của trẻ kém vì thế khi mắc viêm da cơ địa, nguy cơ bội nhiễm của trẻ sẽ cao hơn những đối tượng khác.
Trẻ bị viêm da cơ địa
Bé Gia Nhi (12 tháng tuổi) đã phải đi bệnh viện liên tục do viêm da cơ địa. Chị Hoa kể lại, hồi 6 tháng lúc ấy là vào mùa đông, thấy con bị mẩn đỏ chị ngỡ con nóng nên tự mua các loại lá về tắm kèm bôi thuốc mua ở cửa hàng thuốc gần nhà.
Nhưng sau đó, những vết mẩn đỏ chuyển sang có mủ kèm hâm hấp sốt, chị tá hoả đưa con đến viện. Bác sĩ cho biết con chị bị viêm da cơ địa đã bội nhiễm.
“Tôi bị mắng như tát nước vì việc tự ý mua thuốc và chữa cho con. Bé phải dùng kháng sinh ngay từ lúc 6 tháng tuổi chống bội nhiễm. Ân hận vì đã hại con, từ đó, mỗi lần thấy con mẩn ngứa, khó chịu là bốc đi viện luôn cho yên tâm”, chị Hoa nói.
Bs Phí Xuân Thi, Bác sĩ chuyên khoa Nhi bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.
Đáng lưu ý, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ khiến làn da của bé bị đỏ rát và ngứa ngáy. Nếu không được cải thiện sớm, bệnh sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc.
Theo BS Phí Xuân Thi, viêm da cơ địa được gọi là “ngứa gây ra ban chứ không phải ban gây ra ngứa”. Biểu hiện của bệnh lý này là da khô, viêm da mạn tính và tái phát, bệnh nhân dễ có cảm giác ngứa, lòng bàn tay có nhiều đường kẻ, nhiều nếp xếp ở mi mắt (nếp gấp Dennie- Morgan), bệnh vảy phấn trắng, dày sừng nang lông.
Viêm da cơ địa thường không có nguyên nhân. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài như thời tiết, nóng- lạnh, quần áo, dầu tắm- gội, thức ăn, virus- vi khuẩn,… có thể làm bệnh khởi phát hoặc tiến triển nặng lên.
Nguyên nhân của tình trạng này theo các chuyên gia là do, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh (trẻ dưới 1 tháng tuổi) chưa được phát triển hoàn thiện và còn rất yếu. Chính vì thế, khi có những yếu tố kích thích tác động, làn da của các con rất dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn những trẻ mắc viêm da cơ địa thường có những người thân, ruột thịt cũng mắc bệnh này hoặc một số bệnh liên quan như bệnh chàm, bệnh viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng hay bệnh hen suyễn,…
Ngoài hai yếu tố chính đã nhắc đến phía trên, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ còn do những nguyên nhân như trẻ không bú sữa mẹ, tác dụng phụ sau tiêm phòng, trẻ sống trong thời tiết hanh khô và nhiệt độ thấp hoặc trẻ thường xuyên mặc quần áo có chất liệu len hay dạ…
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ nếu được khắc phục sớm sẽ không có gì đáng lo ngại vì phần lớn nó đều là những tổn thương ngoài da và không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Video đang HOT
Phần lớn trẻ mắc bệnh sẽ khó chịu, bứt rứt và mệt mỏi, có thể bỏ bú, thường xuyên quấy khóc và mất ngủ.
Trong những trường hợp không điều trị sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng như bị bội nhiễm. Bởi, hệ miễn dịch của trẻ kém vì thế khi mắc viêm da cơ địa, nguy cơ bội nhiễm của trẻ sẽ cao hơn những đối tượng khác.
Cũng có thể viêm da cơ địa dẫn tới hoại tử da. Nguyên nhân là do, khi thấy con có những biểu hiện của viêm da cơ địa, nhiều mẹ đã vội vàng điều trị cho con bằng những mẹo truyền miệng dân gian hoặc tự ý mua thuốc bôi.
Đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng của bệnh là hoại tử da khi sử dụng loại thuốc không đúng, không phù hợp.
Do đó, BS Phí Xuân Thi nhấn mạnh, nếu trẻ bị viêm da cơ địa, người lớn cần làm theo 5 bước sau:
Giảm ngứa: Corticosteroids tại chỗ và các chất dưỡng ẩm làm mềm da giúp giảm ngứa. Antihistamin ( uống) cũng được dùng do có tác dụng an thần vào buổi tối và có thể giảm ngứa.
Giữ ẩm da: Các chất dưỡng ẩm (thuốc mỡ, kem không có mùi hương và dẫn xuất từ dầu mỏ) giúp ngăn chặn sự bốc hơi nước và tốt nhất được dùng ngay sau tắm, khi da có độ ẩm cao nhất để “khóa” hơi ẩm. Quy trình ngâm và bôi được khuyên dùng trong những trường hợp kháng trị.
Giảm viêm: Steroid bôi tại chỗ có tác dụng cực tốt với vai trò như một chất kháng viêm và có thể thúc đẩy việc làm sạch các mụn đỏ (bị viêm). Corticosteroid có hoạt lực trung bình có thể sử dụng ở nhiều vùng da ngoại trừ mặt và những vùng da kín (ví dụ như vùng quấn tã).
Steroid có hoạt lực thấp (ví dụ hydrocortisone 1%) được sử dụng ở những vùng da mỏng này với quãng thời gian hạn chế. Các thuốc điều hòa miễn dịch mới, như tarolimus và pimecrolimus tại chỗ, được chấp thuận cho điều trị từng đợt viêm da từ mức độ trung bình đến nặng ở trẻ trên 2 tuổi. Tuy nhiên, tác dụng phụ lâu dài vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.
Kiểm soát nhiễm khuẩn: Bội nhiễm S.aureus thì thường gặp. Kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 như cephalexin thường được sử dụng trong viêm da cơ địa nhiễm trùng. Tắm với chất tẩy pha loãng thỉnh thoảng được khuyến cáo 2-3 lần mỗi tuần để làm giảm sự cư trú của Staphylococcal trên da.
Tránh các chất kích thích: Nên sử dụng xà phòng và dầu gội không mùi hương. Nên tránh các loại quần áp làm từ len hoặc sợi bông tổng hợp ôm sát người. Quần áo không làm từ sợi tổng hợp ôm sát có thể giảm cảm giác ngứa. Đồ gỗ, thâm, thú cưng và mạt nhà nên được xem như các chất kích thích có thể và/ hoặc yếu tố khởi phát.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý, tất cả những loại thuốc dùng để bôi, uống chữa viêm da cơ địa đều phải được tham vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý dùng thuốc bôi cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ cũng như không dùng những loại thảo dược để chữa viêm da cho bé để phòng tránh việc da bị kích ứng, tổn thương.
Mùa đông ngứa ngáy cào xước da, dễ nhiễm khuẩn: Chuyên gia chỉ 6 cách đơn giản để hết ngứa
Tình trạng ngứa ngáy vào mùa đông rất hay gặp ở nhiều người, nếu cố gãi mạnh làm xước da thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn là rất lớn.
Các bệnh về da hay gặp phải vào mùa đông
BSCK II Đặng Bích Diệp - Trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, mùa đông ngoài vấn đề khô da gây ngứa thì thời tiết lạnh, khô hanh cũng làm bùng phát các bệnh da mạn tính như viêm da cơ địa (chàm), mày đay, vảy nến... Trong đó, có những trường hợp trẻ em bị viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng (vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, đỏ da toàn thân vảy nến) cần điều trị nội trú.
Ngứa do lạnh
Là vấn đề rất thường gặp, thông thường biểu hiện ngứa có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ, đặc biệt trời càng lạnh thì càng ngứa dữ dội.
Thực tế, có nhiều người ngứa không chịu được nên gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Tình trạng ngứa da rất nhiều người gặp phải trong mùa đông.
Lý giải về nguyên nhân gây tình trạng ngứa mùa đông, bác sĩ Diệp cho biết, đó là do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ (chất béo tự nhiên) cùng với mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các chất béo tự nhiên khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.
Bệnh chàm (hay viêm da cơ địa)
Thường gặp ở những người có tiền sử dị ứng, biểu hiện của bệnh là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ. Vào mùa đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 2 tuổi, còn gọi là chàm.
Khi bị chàm, trẻ có biểu hiện khởi đầu là đỏ da, sẩn, mụn nước, tiết dịch, đóng vảy, rồi bong vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán. Bệnh nặng có thể lan đến mặt, dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi.
Bệnh mày đay
Là bệnh ngoài da hay gặp với triệu chứng là những mảng sẩn phù, kích thước và số lượng thay đổi, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mày đay khỏi không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên người bệnh rất ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng, người bệnh có thể kèm theo đau bụng, khó thở, sốt.
Bệnh vảy nến
Là bệnh về da thường gặp vào mùa đông, tổn thương là các dát đỏ có vảy trắng, vảy dày, dễ bong. Vị trí hay gặp là khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông.
Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân. Mùa đông da khô dễ ngứa, chà xát nhiều, có thể là điều kiện thuận lợi làm bệnh phát triển lên.
Ths. BSCK II Đặng Bích Điệp cho biết bảo vệ da đúng cách nhất là vào mùa đông là vô cùng quan trọng.
Làm sao để bảo vệ da mùa đông?
- Mọi người cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Đeo khẩu trang, găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hoá chất độc hại. Hạn chế gãi, cắt ngắn móng tay để tránh gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Không tắm nước lá, nước quá nóng, xà phòng. Không tự ý điều trị tránh làm nặng bệnh. Bôi dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách để bảo vệ làn da. Khi đã tuân thủ hướng dẫn mà bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị phù hợp.
Mùa đông nên dưỡng ẩm da để chống khô da, ngứa ngáy.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng hơn bằng cách chọn sử dụng một sản phẩm có khả năng làm sạch nhưng vẫn giữ lại được độ ẩm cần thiết để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn.
Với da khô, ngoài việc tập trung vào các loại sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm thì tần suất rửa mặt cũng có thể được điều chỉnh xuống 1 lần/ ngày (buổi tối) nếu quá nhạy cảm.
- Tẩy tế bào chết ít hơn: Tần suất tẩy tế bào chết có thể được giảm xuống vào mùa đông vì lúc này da dễ nhạy cảm hơn. Có thể tẩy da chết 1 lần/tuần để tăng tốc độ tái tế bào đồng thời tạo điều kiện cho các sản phẩm hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, vì tẩy tế bào chết vật lý có thể khiến da bị tổn thương nên có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học.
- Sử dụng dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da, vị trí cơ thể, thời điểm: Dưỡng ẩm dạng mỡ có hiệu quả dưỡng ẩm hơn dạng cream và dạng lotion. Tuy nhiên, dạng mỡ gây cảm giác khó chịu, dính và nhờn. Dưỡng ẩm dạng mỡ nên bôi vào buổi tối, dạng cream hoặc dạng lotion vào ban ngày. Khi tổn thương khô nhiều nên dùng dạng mỡ.
Với tổn thương ở mặt nếu thuộc loại da nhờn hay có mụn trứng cá thì không nên dùng các loại dưỡng ẩm có khả năng gây mụn (hay dùng là glycerin). Với tổn thương khô da nhiều ở bàn tay, bàn chân thì nên sử dụng dưỡng ẩm có ure.
Cách bôi dưỡng ẩm: Bôi dày, ít nhất 2 lần/ngày, nên bôi ngay sau tắm hay rửa mặt 5 phút. Có thể phối hợp với các phương pháp điện di, siêu âm dẫn thuốc, mesotherapy để tăng cường tạo ẩm cho da, giúp làn da khỏe mạnh, hồng hào. Cùng với đó, không quên sử dụng chống nắng đầy đủ, đúng cách; chú ý uống đủ nước, ăn rau xanh, hoa quả, tập luyện thể dục đều đặn.
Trời hanh khô sẽ làm bùng phát các bệnh da mạn tính ThS, BSCK2 Đặng Bích Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, BV Da liễu Trung ương cho biết, cùng vấn đề khô da gây ngứa thì thời tiết lạnh, khô hanh cũng làm bùng phát các bệnh da mạn tính như viêm da cơ địa (chàm), mày đay, vảy nến... Trong những ngày giá rét, khô hanh gần đây, số lượng bệnh nhân...