Căn bệnh mới ca sĩ Tuấn Hưng nhập viện sau hở van tim nguy hiểm mức độ nào?
Ca sĩ Tuấn Hưng lại nhập viện điều trị vì căn bệnh khác sau hở van tim đang nhận được nhiều sự quan tâm của người hâm mộ. Liệu căn bệnh mới ca sĩ Tuấn Hưng nhập viện này nguy hiểm mức độ nào?
Bệnh dễ biến chứng
Thời gian vừa qua, thông tin Tuấn Hưng phải nhập viện điều trị vì hở van tim đang nhận được nhiều sự chú ý từ phía người hâm mộ. Ít giờ trước trên trang cá nhân, nam ca sĩ “Nắm lấy tay anh” tiếp tục chia sẻ hình ảnh nằm trong bệnh viện khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, ca sĩ Tuấn Hưng liên tục phải nhập viện vì tình hình sức khỏe không tốt khiến nhiều người lo lắng cho sức khỏe của nam ca sĩ và mong rằng anh luôn mạnh khỏe để có thể cống hiến cho nghệ thuật. Theo những gì chia sẻ, ca sĩ Tuấn Hưng bị viêm xoang nên phải tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn uống, dùng thuốc xịt điều trị.
Căn bệnh ca sĩ Tuấn Hưng nhập viện lần này nhiều người cũng dễ gặp phải hay bị tái phát nặng nề trong thời tiết mùa thu đông này.
Ca sĩ Tuấn Hưng mới nhập viện vì bệnh mới sau hở van tim
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho rằng, viêm xoang là bệnh hay gặp ở người lớn, trẻ em ít bị. Bệnh này dễ tái phát và thường phải điều trị trong một thời gian dài. Vào mùa lạnh, bệnh dễ nặng hơn gây ra những biến chứng khó chịu.
Bệnh khi mới bị có thể kiểm soát dễ dàng, ngăn chặn bệnh đến xoang mạn tính. Mọi người nên đi khám chuyên gia sớm để có chỉ định cần thiết. Biểu hiện khi mới chớm bị xoang thường là nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi,… Cũng vì vậy, người bệnh đa phần thường nghĩ đây là bệnh “xoàng” chỉ tạm thời và tự khỏi mà không để ý điều trị ngay. Nếu không điều trị từ giai đoạn đầu bệnh sẽ mắc lại nhiều lần và dẫn đến viêm xoang mạn tính gây nhiều khó khăn trong điều trị về sau.
Theo bác sĩ bệnh viện Tai – mũi – họng TƯ, viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang gây ra do vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm dịch viêm ứ đọng trong xoang bít tắc lỗ thông xoang không thoát ra được.
Viêm xoang không điều trị sẽ dễ gây biến chứng nặng chẳng hạn như polyp ở mũi làm bệnh nhân khó thở do niêm mạc mũi bị thoái hóa; Biến chứng ở mắt như giảm thị lực, có thể dẫn tới mù mắt. Có trường hợp dẫn tới viêm màng não, thậm chí tử vong khi không điều trị kịp thời.
Cách đơn giản áp dụng tại nhà trị bệnh
Một số cách chữa viêm xoang tốt có thể áp dụng tại nhà khi bị viêm xoang ở giai đoạn đầu tiên:
Video đang HOT
Dùng bồ kết:
Bồ kết rất tốt với người bị xoang
Trong Đông y, bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn đi vào các kinh phế và đại tràng. Mọi người có thể dùng bồ kết đốt để ngửi sẽ có tác dụng thông mũi, chữa xoang hiệu quả. Nhưng cũng không được lạm dụng vì bồ kết hơi có độc. Người lớn dùng 3 – 4 quả bồ kết đốt lên rồi cho khói xông mũi sẽ dễ thở hơn. Trẻ nhỏ trước khi dùng chữa viêm xoang cần có ý kiến bác sĩ đông y.
Lá bạc hà, tinh dầu bạc hà
Nếu bị viêm xoang tấn công với các triệu chứng điển hình như tắc nghẽn mũi, đau xoang, sổ mũi… dùng lá bạc hà tươi đun nước để xông mũi hoặc tinh dầu bạc hà cũng giúp chữa viêm xoang, viêm mũi hiệu quả nhờ việc hơi bạc hà nóng.
Bạc hà không độc, tán phong nhiệt, chữa nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Tuy nhiên, người có bệnh mãn tính, dị ứng cần thận trọng. Trẻ nhỏ dưới 1, người bệnh cao huyết áp tuyệt đối không dùng.
Kim ngân hoa, tân di… có tác dụng tán phong thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, thông khiếu dùng chữa viêm xoang hiệu quả. Dùng các vị này đun sắc uống.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh viêm xoang mãn tính cũng đã có nhiều người khỏi. Điều quan trọng người bệnh cần phải kiên trì điều trị cùng với ăn uống sinh hoạt hợp lý, môi trường sống sạch, nghỉ ngơi điều độ trong quá trình điều trị. Cần kiêng một số loại thực phẩm và gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu…), kiêng đồ uống chứa caffein, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
Trong mùa lạnh này, mỗi khi sáng dậy, mọi người nên làm ấm vùng mũi bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào. Làm như vậy trong vòng vài phút. Ngoài ra, cần chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực và mũi.
Người bệnh cũng đừng lạm dụng kháng sinh chữa viêm xoang. Khi bị xoang, vài liều thuốc kháng sinh đơn giản khó có thể chữa được mà cần tuân thủ quy trình, thời gian điều trị với loại thuốc đặc trị để có hiệu quả tốt nhất.
Theo giadinh.net
Nhộng tằm rất giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không bảo quản tốt
Nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm) rất dễ bị ôi thiu. Nếu không được bảo quản tốt, chất đạm bị phân giải thì nhộng tằm sẽ trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Nhộng tằm là loại côn trùng được dùng làm thức ăn phổ biến ở Việt Nam. Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhộng tằm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng có hàm lượng protid cao và gồm nhiều a-xít amin.
Trong Đông y, nhộng tằm còn là một vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì có nhiều can-xi và photpho giúp cơ thể phát triển và phòng chống được bệnh còi xương. Người cao tuổi bị yếu thận, liệt dương hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM), mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm cũng thường xuyên gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong do chất đạm bị phân giải khi không được bảo quản tốt.
4 cấm kỵ khi ăn nhộng tằm cần lưu ý:
Ảnh minh họa
Không ăn nhộng khi để lâu quá 1 tuần
Nếu những con nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh hoặc quá 20 giờ khi thời tiết nóng thì tuyệt đối không nên ăn.
Lý do vì khi nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân giải không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, khi mới mua nhộng tằm về, tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5oC.
Không ăn quá 2-3 bữa/tháng
Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng từ tủ lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bổ nhưng người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn nhộng tằm một cách phù hợp, khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ.
Đối với trẻ em, khi cho ăn nhộng tằm cần cho ăn ít một để thăm dò trước. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tiếp tục cho ăn lần sau.
Không nấu cùng tôm hoặc cá
Rất ít người biết rằng nhộng tằm nhiễm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi không biết cách chế biến và bảo quản. Để tránh ngộ độc từ nhộng tằm, tốt nhất nên mua nhộng tằm sống, hoặc đã qua sơ chế. Đặc biệt không mua nhộng quá to vì nhiều thương lái sẵn sàng tẩm các chất hóa học để nhộng to, căng tròn, bắt mắt. Nếu ăn phải nhộng này rất nguy hiểm.
Không nên mua nhộng quá to vì rất nguy hiểm. Ảnh minh họa
Không ăn khi bị gout hoặc tiền sử dị ứng
Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát ngay lập tức.
Ngoài ra, nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng. Thông thường, người bị dị ứng do ăn nhộng tằm có dấu hiệu như: buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ... Theo các bác sĩ, khi có những biểu hiện này cần phải kịp thời đi khám ngay. Đồng thời, tuyệt đối không ăn loại thức ăn này nữa.
Cách chọn và chế biến nhộng tằm an toàn
Để chọn nhộng tằm tươi ngon, cần lưu ý, nhộng có màu vàng ươm, bóng, thịt bên trong trắng ngà và trắng đều, các đốt trên thân không bị rời ra, liên kết không bị lỏng lẻo. Còn nhộng đã để lâu ngày sẽ đổi màu, bị thâm lại, khi bẻ ra các đốt có sự rời rạc. Ngoài ra, nhộng đã để lâu ngày thì có màu vàng nhạt hơn nhộng tươi. Về chế biến, bạn cũng nên nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5 độ C.
Cách rang nhộng thơm ngon đúng điệu
- Rửa sạch nhộng tằm, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, đổ vào rổ thưa để ráo nước. Ướp nhộng với muối, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt trước khoảng 15 phút cho nhộng thấm gia vị.
- Rửa sạch và cắt nhuyễn lá chanh. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím băm. Sau đó, trút nhộng vào xào nhanh tay, xào cho nhộng săn lại.
- Tiếp theo, cho lá chanh vào, đảo thêm khoảng 2 phút nữa cho lá chanh dậy mùi thơm. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Theo giadinh.net
Không ngờ củ riềng chữa được đủ bệnh, đặc biệt là dạ dày và xương khớp Là gia vị vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt nhưng ít ai biết tới công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại củ này, đặc biệt là chống ung thư, chữa bệnh dạ dày, xương khớp... Ảnh minh họa: Internet Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay...