Căn bệnh khiến bé gái 9 tuổi không thể nói được sau 1 đêm ngủ dậy
Viêm họng cấp chính là tình trạng lớp niêm mạc của cổ họng bị viêm cấp tính, cùng với đó là sự kết hợp với viêm amidan gây ảnh hưởng nặng nề tới họng, thanh quản.
Thời tiết chuyển mùa, trời đột nhiên nóng hoặc lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm ….
Biến chứng của viêm họng cấp
Chị Đỗ Bích Hà – Thanh Xuân, Hà Nội cho con gái 9 tuổi đi khám vì sau khi đi học về bé sốt cao, đau họng và đến sáng ngày hôm sau bé không nói được, họng đau, chảy nước mũi.
Khi nội soi phát hiện toàn bộ họng bé phù nề, sưng amidan, bác sĩ cho biết bé bị viêm họng cấp tính.
Trường hợp của bé Vũ Minh Thái – 7 tuổi, Hà Nội. Hai tuần trước cậu bé bị viêm họng cấp. Mẹ của Thái cho biết bé kêu đau họng, nói giọng khàn và ho rát cổ. Sau đó bé bị sưng nóng các khớp và đau, người mệt mỏi, khó thở.
Gia đình vội vàng đưa bé vào viện khám, bác sĩ cho biết bé bị bệnh thấp tim biến chứng từ viêm họng cấp.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết viêm họng cấp rất dễ gặp vào mùa đông. Bệnh có thể do virus gây nên. Các virus gây viêm họng chủ yếu là Influenza virus, Rhino virus và Adeno virus.
Ở thời điểm hiện tại do không khí bị ô nhiễm, bụi bẩn, thời tiết thay đổi gây nên tình trạng viêm họng cấp. Những biểu hiện, triệu chứng của viêm họng cấp: Người bệnh bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, cổ họng bị rát, đau đớn khi nuốt thức ăn.
Ban đầu, người bệnh sẽ có cảm giác bị khô nóng ở trong cổ họng. Sau đó các cơn đau rát sẽ tăng lên mỗi khi nuốt đồ ăn, khi nói chuyện và khi ho. Nếu viêm họng cấp do virus cúm gây ra thì các biểu hiện bệnh lý sẽ trở nên trầm trọng hơn như thành sau họng bị xuất huyết, nhức đầu… Một số triệu chứng khác: tắc mũi, chảy nước mũi, ho khan, khàn giọng…
Ảnh minh họa
Không thể chủ quan
Video đang HOT
Không nên chủ quan vì viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng. Bệnh sẽ diễn biến phức tạp, nặng hơn và có thể gây biến chứng thành viêm tai, viêm mũi, viêm xoang hoặc nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng… Nếu bệnh viêm họng là do vi khuẩn nhóm A gây ra, còn có thể dẫn đến thấp tim hoặc viêm cầu thận cấp. Vì vậy, PGS An khuyên không thể coi thường bệnh viêm họng cấp ở trẻ trong những ngày giao mùa.
Đối với bệnh lý thấp tim, PGS An cho biết bệnh gây tổn thương tim, khớp, thần kinh, da và mô dưới da và thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi học đường, 5-15 tuổi, có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với loại vi trùng này. Thông thường, sau khi viêm họng cấp khoảng 1-2 tuần nếu trẻ có triệu chứng đau khớp, mệt, khó thở, đau ngực, xanh xao, vã mồ hôi, phù, tiểu ít, hồi hộp, tim đập nhanh, tim to, sưng, đập yếu. Tay chân yếu, cầm đồ đạc và cử động trở nên vụng về, dễ đánh rơi và làm vỡ đồ đạc, viết chữ xấu đi, dễ té ngã… gia đình cần chủ động đưa bé tới các cơ sở y tế để khám.
Việc điều trị cần tuân thủ, không lạm dụng kháng sinh. Thông thường tình trạng viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diên ra trong vòng 3 – 4 ngay, nêu sưc đê khang tôt bênh se lui dân, cac triêu chưng trên se mât đi rât nhanh. Nhưng ở trẻ em và người già thì hay diễn tiến xấu.
Về mùa này, PGS An khuyến cáo một số trường hợp khác, trẻ bị viêm họng do vi khuẩn. Các triệu chướng thường gặp là đau họng, sốt và có thể có ho nhẹ. Khi thăm khám các bác sĩ sẽ thấy bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn rõ rệt như môi khô, lưỡi bẩn, miệng thường hôi, thành họng và amidan ngoài sưng nề đỏ sẽ có các nốt chấm mủ trắng bẩn, đặc biệt là ở amidan.
Khi bị viêm họng nên ăn những thức ăn mềm như ngũ cốc, soup, khoai tây nghiền và sữa chua. Đồng thời, người bệnh không nên ăn cay, thực phẩm cứng để tránh gây kích thích cổ họng đang bị viêm. Để giảm đau họng khi mắc viêm họng do liên cầu khuẩn, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối, xông mũi bằng nước ấm vài lần/ngày, chườm ấm vùng cổ họng bằng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn thấm nước nóng.
Cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa
Khi thời tiết lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết... làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, là cơ hội để virus, vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến viêm họng cấp.
Khám bệnh viêm họng. Ảnh minh họa.
Ngoài uống kháng sinh, có một số cách không dùng thuốc để phòng bệnh như súc miệng bằng nước muối ấm, ngậm mật ong và giấm táo, thảo mộc; uống nước chanh, trà gừng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp giảm đau họng.
Cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa
Vệ sinh răng miệng, mũi, họng thường xuyên và hằng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy; Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn miệng, họng theo hướng dẫn của bác sĩ;
Nên tắm bằng nước ấm, đặc biệt là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch; Chú ý không ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh khi vừa tắm xong;
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là khi đi ra ngoài vào buổi tối hoặc sáng sớm. Với trẻ em cần giữ ấm các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, cổ, ngực, đầu,...;
Không tiếp xúc với người có biểu hiện cúm, viêm đường hô hấp, người đang hút thuốc lá;
Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ quá lạnh như kem, đá,...
Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất béo, chất đạm và rau, củ, quả; Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất;
Tiêm vaccine phòng chống các loại bệnh;
Khi bị bệnh viêm họng cấp tính, bệnh nhân nên dùng thức ăn mềm, dễ nuốt, ăn thêm rau và trái cây, nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ ấm cơ thể, tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ khoảng cách với người khác, tránh gây lây nhiễm bệnh.
Thuốc trị viêm họng, không thể dùng tùy tiện
Theo Sức khỏe đời sống, DS. Nguyễn Thu Giang cho biết, thay đổi thời tiết hoặc trời lạnh khiến nhiều người bị viêm họng. Không ít người khi bị viêm họng cấp đã tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng. Nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc mà không khỏi bệnh, đến khi bệnh nặng đi khám, việc chữa trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Vì thế khi bị viêm họng, người bệnh không được tùy tiện trong dùng thuốc...
Có thể nói, thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân gây bệnh mà là yếu tố thuận lợi để mắc bệnh. Khi thời tiết lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết... làm cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, là cơ hội để virus, vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến viêm họng cấp. Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau 1 tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau. Nếu viêm họng, đau họng làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày cần đi khám để được dùng đúng loại thuốc theo tình trạng bệnh.
Nguyên nhân gây viêm họng thường là do virus và vi khuẩn (thường là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A) hoặc do dị ứng, ô nhiễm không khí, chất kích thích, trào ngược dạ dày-thực quản... Tùy theo nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
Đau họng do virus thường không cần điều trị. Tình trạng bệnh sẽ cải thiện trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên, do khó chịu, nên đôi khi cần tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Thuốc thường dùng như: paracetamol hay ibuprofen... đặc biệt khi đau họng có kèm theo sốt và ở trẻ em.
Cần lưu ý, trước khi dùng thuốc luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều và đúng cách, tránh được các "chống chỉ định" (không được dùng) của thuốc.
Thuốc xịt họng như lidocain và các loại thuốc gây tê khác được phun vào họng đã được tìm thấy để có tác dụng giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại viên ngậm có chứa chất gây tê hoặc các loại thuốc gây tê khác có thể giúp làm dịu cơn đau họng.
Viêm họng là bệnh thường gặp, ai cũng có thể mắc phải vài lần trong đời. Hãy đến gặp ngay bác sĩ khi bạn bị đau họng kéo dài hoặc có bất cứ bất thường nào. Giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh giúp nâng cao hệ miễn dịch là chìa khóa vàng để phòng tránh bệnh cũng như tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh. Một số kháng sinh thường dùng như: amoxicillin, penicillin... hoặc azithromycin, clarithromycin, các thuốc nhóm cephalosporin. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chọn thuốc, liều lượng và đường dùng (uống hay tiêm) phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp chỉ cần dùng đường uống (đây là đường dùng thông dụng và thuận tiện).
Người bệnh cần dùng đủ thời gian quy định mặc dù các triệu chứng của viêm họng đã được cải thiện. Tránh tình trạng thấy bệnh đỡ thì bỏ thuốc... làm cho bệnh chưa khỏi dứt điểm, vi khuẩn chưa được loại trừ hoàn toàn, sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại. Người bệnh dễ bị kháng thuốc cho những lần bệnh sau...
Một số cách không dùng thuốc
Nước muối súc miệng: Súc miệng bằng nước muối ấm là một phương thuốc tự nhiên để giảm đau họng. Muối giúp giảm sưng bằng cách kéo nước ra khỏi mô họng và sát khuẩn. Trong thời gian bị viêm họng có thể súc mỗi giờ 1 lần, mỗi lần súc miệng họng trong 30 giây.
Mật ong: Mật ong thường được sử dụng kết hợp với các thành phần tự nhiên khác để làm dịu cơn đau họng. Mật ong có tác dụng giảm đau và chống lại nhiễm trùng và đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với nước ấm và giấm táo hoặc thảo mộc. Tuy nhiên, không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Nước chanh: Nước chanh là một loại đồ uống giải khát cũng có thể làm giảm cơn đau họng xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Chanh chứa vitamin C và chất chống ôxy hóa; làm tăng sản xuất nước bọt và có thể giúp giữ cho màng nhầy luôn ẩm. Kết hợp chanh với nước ấm và một chút mật ong hoặc nước muối có thể là cách tốt nhất để tối đa hóa lợi ích của nó.
Trà gừng: Gừng là một loại gia vị có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp giảm đau họng. Trà gừng có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc có thể tự làm bằng cách: Lấy gừng tươi hãm với nước sôi, có thể thêm mật ong hoặc chanh để uống.
Viêm họng cấp - căn bệnh thường xảy ra lúc giao mùa
Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc họng trong thời gian kéo dài không quá 4 tuần. Đây là căn bệnh phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường gặp ở trẻ em, xuất hiện cùng các bệnh khác như viêm VA, viêm amidan.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác có trong họng) hoặc virus cúm, sởi,... Các yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, thời tiết biến đổi thất thường,... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ thường khởi phát đột ngột. Viêm họng gây sốt cao 39 - 40C, rát họng, khó nuốt và nuốt đau. Ban đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, đau tăng lên khi nuốt, khi ho và nói chuyện. Bệnh nhân viêm họng cấp còn có triệu chứng đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng đi kèm là tắc mũi, chảy nước mũi, khàn tiếng, ho khan và sưng hạch cổ.
Tình trạng viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày. Nếu sức đề kháng của bệnh nhân tốt thì bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng mất đi nhanh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Thuốc trị viêm họng, không thể dùng tùy tiện Thay đổi thời tiết hoặc trời lạnh khiến nhiều người bị viêm họng. Không ít người khi bị viêm họng cấp đã tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng. Nhiều trường hợp tự ý dùng thuốc mà không khỏi bệnh, đến khi bệnh nặng đi khám, việc chữa trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Vì thế khi bị viêm...