Căn bệnh khiến 50% phụ nữ mắc
Nhiễm trùng tiểu là bệnh phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, tâm lý của nữ giới.
Nhiễm trùng tiểu nguy hiểm thế nào?
Nhiễm trùng tiểu là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan, bộ phận của đường tiết niệu như viêm thận, áp- xe thận, viêm đài – bể thận, bàng quang, niệu đạo…, do vi khuẩn. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ nhiều hơn 4-5 lần so với nam giới. Nguyên nhân là cấu trúc giải phẫu niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu khá cao do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.
Người bị nhiễm trùng tiểu có biểu hiện sốt, đau hông, lưng, tức bụng dưới, tiểu buốt, gấp, tiểu lắt nhắt. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc hàng ngày, thậm chí cả chuyện chăn gối.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc nhiễm trùng tiểu cao. Ảnh: Healthline.
Theo bác sĩ Châu, nhiễm trùng tiểu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm các cơ quan lân cận như thận, bể thận cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể nặng, bệnh có thể diễn tiến áp-xe thận, viêm mủ bể thận, nhiễm trùng huyết đường tiết niệu, suy thận…, thậm chí tử vong.
Ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng tiểu không được điều trị kịp thời có thể gây sinh non, sẩy thai.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu
Bác sĩ Châu cho biết nhiễm trùng tiểu xuất hiện chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ niệu đạo, bàng quang lên thận. Tác nhân thường gặp là Escherichia Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Chlamydia, lậu, Klebsiella.
Ngoài ra, nhiễm trùng tiểu thường gặp ở phụ nữ mắc các bệnh lý như sỏi thận, niệu quản, ứ trệ nước tiểu, đái tháo đường, dị dạng đường tiết niệu, suy giảm miễn dịch hoặc người trong thai kỳ, mãn kinh, già yếu… Vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc hành kinh cũng dễ viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nhiễm trùng tiểu ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ảnh: Medical News Today.
Theo bác sĩ Châu, để chẩn đoán chính xác nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nước tiểu, cấy nước tiểu và siêu âm ổ bụng. Nếu phát hiện sớm, việc điều trị bệnh khá đơn giản với kháng sinh và thay đổi cách chăm sóc vùng kín. Tuy nhiên, ở thể nặng, người bệnh tự ý điều trị sẽ gây tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Bác sĩ Châu khuyến cáo chăm sóc vùng kín đúng cách, đặc biệt trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục là biện pháp phòng nhiễm trùng tiểu hiệu quả nhất.
Việc dùng hóa chất gây kích ứng niệu đạo như ngâm rửa vùng kín bằng xà phòng, lạm dụng nước hoa, khử mùi, mỹ phẩm không rõ thành phần…, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Video đang HOT
Trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ nên uống nhiều nước, không nhịn tiểu, mặc quần lót thông thoáng. Những người mắc các bệnh lý dễ gây nhiễm trùng tiểu như sỏi thận, sỏi bàng quang…, cần sớm điều trị dứt điểm.
Tiểu ra máu là bệnh nguy hiểm gì?
Không nên bỏ qua hiện tượng tiểu ra máu, bởi vì đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là khi kéo dài không dứt, theo Natural News.
Máu trong nước tiểu có thể đến từ thận, cũng có thể từ các phần khác của đường tiết niệu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tiểu ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhiễm trùng đơn giản đến rối loạn máu hiếm.
Máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phải quan sát bằng kính hiển vi nếu lượng nhỏ.
Khi nhìn thấy bằng mắt thường, có thể nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu đỏ hoặc màu trà.
Cần phải biết nguyên nhân để biết bạn có đang gặp nguy hiểm không?
Tiểu ra máu chỉ là một triệu chứng, vì vậy việc điều trị sẽ tập trung vào căn bệnh gây ra.
Máu trong nước tiểu có thể đến từ đâu?
Máu trong nước tiểu có thể đến từ thận. Cũng có thể từ các phần khác của đường tiết niệu, như:
Niệu quản: các ống từ thận đến bàng quang.
Bàng quang: nơi lưu trữ nước tiểu.
Niệu đạo: ống từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây tiểu ra máu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, máu thậm chí có thể không đến từ đường tiết niệu, mà từ một nguồn hoàn toàn khác.
Tiểu ra máu có thể do các nguyên nhân sau:
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất nhưng lại ít nguy hiểm nhất của tiểu ra máu.
Điều này thường xảy ra khi vi khuẩn bắt đầu di chuyển lên niệu đạo.
Nếu không được kiểm soát, nhiễm trùng có thể lan đến bàng quang và thậm chí cả thận, dẫn đến đi tiểu thường xuyên và gây đau.
2. Phì đại tuyến tiền liệt
Nam giới trung niên trở lên có nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt, cũng có thể gây tiểu ra máu. Tuyến tiền liệt phình to, chèn ép niệu đạo, khiến việc đi tiểu khó khăn hơn nhiều. Từ đó, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc ung thư tuyến tiền liệt, theo Natural News.
3. Ung thư
Ung thư bàng quang và thận cũng có thể khiến máu xuất hiện trong nước tiểu. Ung thư có thể gây giảm cân, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau.
4. Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
Một lý do phổ biến khác dẫn đến tiểu ra máu là sỏi thận. Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn trong đường tiết niệu, thường dẫn đến tiểu ra máu và gây đau bụng hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng.
5. Chấn thương
Tập các bài thể dục mạnh mẽ có thể dẫn đến nguy cơ bị tổn thương đường tiết niệu.
6. Bệnh thận
Các triệu chứng bao gồm đuối sức, huyết áp cao và sưng phù cơ thể, sưng bọng mắt
7. Viêm bàng quang cấp
Ở người lớn, viêm bàng quang thường gây rát hoặc đau khi tiểu tiện. Trẻ sơ sinh có thể bị sốt, gắt gỏng và bú kém. Trẻ lớn hơn có thể bị sốt, đau và rát khi đi tiểu, cảm giác muốn đi tiểu mạnh và đau bụng dưới, theo Natural News.
8. Viêm thận
Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ớn lạnh và đau ở lưng dưới hoặc sườn.
9. Bệnh di truyền
Các bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh thận nang cũng gây tiểu ra máu.
Bạn có nguy cơ không?
Biết những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu ra máu, có thể giúp giảm sự hoảng loạn và lo lắng khi gặp trường hợp này, theo Natural News.
Các yếu tố nguy cơ gây tiểu ra máu:
1. Tập thể dục nặng
Tập thể dục thực sự có thể làm tăng nguy cơ tiểu ra máu, đặc biệt là tập những bài tập cường độ cao thường xuyên.
2. Tiền sử gia đình
Những người có tiền sử gia đình bị bệnh thận hoặc sỏi thận, có nguy cơ bị tiểu ra máu cao hơn nhiều, theo Natural News.
3. Tuổi tác
Hiện tượng này phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi, đặc biệt là những người dễ bị phì đại tuyến tiền liệt.
4. Thuốc uống
Một số loại thuốc phổ biến như kháng sinh, aspirin và thuốc chống viêm có thể gây tiểu ra máu.
5. Nhiễm trùng gần đây
Nếu gần đây bạn bị nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn, có thể có máu xuất hiện trong nước tiểu do viêm thận.
Bất kỳ dạng tiểu ra máu nào đều có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Cần đi khám ngay, theo Natural News.
Chưa cần khám, bằng mắt thường và cảm nhận thấy có những dấu hiệu này, thận của bạn đang "cầu cứu" Những biểu hiện sau có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở thận. Nước tiểu có màu đỏ Máu được lọc trong thận và cuối cùng những chất cặn bã, độc hại được bài tiết qua nước tiểu. Khi quả thận còn đảm đương được chức năng và khỏe mạnh thì các tế bào hồng cầu sẽ được lọc và giữ...