Căn bệnh hành hạ nhiều người Việt, ngày một trầm trọng vì ô nhiễm không khí
Bác sĩ cho biết, mức độ ô nhiễm có liên quan đến sự sự trầm trọng của căn bệnh này. Nhiều trường hợp mắc bệnh bị rối loạn giấc ngủ, khó chịu, ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày.
Tại Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM diễn ra mới đây, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Hảo Hớn, Trưởng khoa Mũi Xoang của đơn vị cho biết, ô nhiễm không khí là một vấn đề ngày càng gia tăng và là tác nhân chính gây ra bệnh viêm mũi xoang dị ứng ở nhiều nước.
Căn bệnh càng trầm trọng vì ô nhiễm không khí
Theo đó, mức độ ô nhiễm gia tăng liên quan đến sự gia tăng bệnh viêm mũi dị ứng lẫn sự trầm trọng của triệu chứng.
Các hạt khí xả diesel có thể làm tăng sự giải phóng histamine (chất trung gian gây phản ứng dị ứng) từ tế bào mast (một loại tế bào miễn dịch của cơ thể). Ngoài ra, chúng cũng phá vỡ các liên kết chặt chẽ ở niêm mạc mũi, làm tăng tính thấm qua tế bào của các dị nguyên.
Ô nhiễm không khí là vấn đề ngày càng gia tăng trên thế giới (Ảnh minh họa: BS).
Trong phiên họp thứ 6 của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-6) diễn ra tại thủ đô Nairobi (Kenya) ngày 29/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo nhân loại đang phải trả giá đắt từ tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên hơn, không chỉ gây ảnh hưởng tính mạng mà còn thiệt hại cho các cơ sở y tế và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác.
WHO khẳng định, ô nhiễm làm gia tăng gánh nặng bệnh tật. Dự báo đến năm 2050, 68% dân số thế giới sống ở khu vực thành thị sẽ phải đối mặt với mức độ ô nhiễm cao.
Bác sĩ Hớn phân tích, ở Mỹ, so với năm 1990, mùa dị ứng hiện nay bắt đầu sớm hơn 20 ngày và kéo dài thêm 10 ngày. Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi sự sẵn có và phân bố của các dị nguyên nguồn gốc từ thực vật và nấm…
Vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến số lượng và loại chất gây ô nhiễm trong không khí, nó cũng làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng.
Mức độ ô nhiễm gia tăng liên quan đến sự trầm trọng của bệnh viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa: BS).
Video đang HOT
Ngoài ô nhiễm không khí ngoài trời, hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà cũng ẩn chứa hàng loạt nguy cơ gây viêm mũi dị ứng.
Có thể ô nhiễm không khí từ phòng tắm (chứa hóa chất tẩy rửa, rác thải, không khí ẩm ướt…), phòng ngủ (thông gió kém, có thú cưng, bụi mạt bụi…) đến nhà để xe (có khí thải tự động, khói xăng…), sân (có bụi, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ…).
Khuyến cáo cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Về đặc điểm bệnh, viêm mũi dị ứng là một rối loạn về triệu chứng tại mũi xảy ra khi tiếp xúc với dị nguyên, do phản ứng viêm qua trung gian IgE (một loại globulin miễn dịch) của niêm mạc mũi. Ở Việt Nam, ước tính viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32% các bệnh lý về tai mũi họng.
Bệnh có thể có triệu chứng gián đoạn (dưới 4 ngày/tuần hoặc dưới 4 tuần liên tục) hoặc dai dẳng, với mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày, gây khó chịu.
Theo bác sĩ Hớn, thực tế mặc dù đã sử dụng thuốc, nhưng bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng thường đến khám với các triệu chứng bất lợi. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũng gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh.
Do đó, vấn đề kiểm soát bệnh để mang lại chất lượng sống tốt cho bệnh nhân, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề là rất cần thiết.
Tùy theo tình trạng cụ thể, bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc dạng uống hoặc dạng xịt (Ảnh minh họa: BV).
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần được khám và chẩn đoán kỹ lưỡng để xác định triệu chứng và việc dị ứng với dị nguyên cụ thể, phân biệt với các loại bệnh hô hấp khác. Từ đó lựa chọn chiến lược điều trị phù hợp (theo tuổi tác, mức độ bệnh, sở thích, điều kiện kinh tế) và quản lý tuân thủ kế hoạch điều trị.
Tùy theo tình trạng cụ thể, bệnh nhân có thể được dùng thuốc kháng histamin H1 (dạng uống/dạng xịt mũi) hoặc corticoid xịt mũi. Khi có bằng chứng của nhiễm trùng, kiểm soát triệu chứng khó, bệnh nhân cần được chọn lựa kháng sinh theo kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ…
Để phòng ngừa viêm mũi xoang dị ứng, nên mang khẩu trang khi đến nơi đông người; tránh khói thuốc, khói nhang, khói xe, hóa chất; hạn chế bơi ở hồ bơi không đảm bảo vệ sinh, nồng độ clo; tránh tiếp xúc trực tiếp với thú cưng; dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, mở cửa sổ thông khí tự nhiên; vệ sinh máy lạnh, máy hút bụi, kiểm soát độ ẩm không khí dưới 45%…
Lạnh đến mấy cũng nên mở cửa sổ 5 thời điểm này để tốt cho sức khỏe
Khi ở nhà, một số người thích đóng cửa cho yên tĩnh, một số người khác lại muốn mở cửa cho thoáng khí.
Vậy mở cửa hay đóng cửa phòng tốt hơn?
Ngày nay, nhiều gia đình và đặc biệt là cư dân thành thị thường chọn cách đóng cửa sổ trong nhà vì tiếng ồn bên ngoài tương đối lớn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ. Chưa kể vào mùa hè và mùa đông họ còn đóng cửa để bật điều hòa.
Tuy nhiên, dưới góc độ sức khỏe, việc thường xuyên đóng cửa sổ sẽ khiến không khí trong nhà không lưu thông được gây hại cho sức khỏe con người, nhất là vào ban đêm.
Ảnh minh họa
Theo các nghiên cứu, khi con người đi ngủ sẽ hít vào 300ml O2 và thở ra 250ml khí CO2 mỗi phút. Sau khi ngủ 3 tiếng, khí CO2 trong phòng có thể tăng lên gấp mấy lần.
Bên cạnh đó, trong một không gian đóng kín, không có hệ thống thông gió, thiếu oxy thì số lượng vi khuẩn, bụi bẩn và các chất độc hại khác trong phòng sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Khi con người hít thở, những chất ô nhiễm này sẽ được hít vào cơ thể gây các vấn đề về sức khỏe như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt sau khi thức giấc.
Do đó, việc mở cửa sổ đúng cách mỗi ngày là chế độ chăm sóc sức khỏe đơn giản nhất. Theo các chuyên gia của chuyên trang sức khỏe Life Times, có 5 thời điểm đặc biệt nên mở cửa sổ.
Trước và sau khi đi ngủ
Các gia đình có thể mở cửa sổ 15 phút mỗi tối trước khi đi ngủ để tăng hàm lượng oxy trong không khí, có lợi cho giấc ngủ. Khi ngủ, cửa ra vào và cửa sổ phòng ngủ không nên đóng chặt mà có thể chừa một khe hở nhỏ để không khí trong lành tràn vào phòng. Tuy nhiên, nếu cửa sổ hướng thẳng vào đầu giường thì tốt nhất nên dùng rèm để tránh gió thổi trực tiếp, gây hại sức khỏe.
Ngoài ra, nếu đã đóng kín cửa trong suốt thời gian ngủ thì khi ngủ dậy cần mở cửa ngay lập tức. Sau khi thở suốt đêm, rất nhiều khí carbon dioxide tích tụ trong phòng và lượng oxy trở nên mỏng hơn. Đồng thời, khi trải giường, mạt bụi, vẩy da,... sẽ bay lơ lửng trong không khí..., việc mở cửa sổ để thông gió trở nên vô cùng quan trọng.
Khi chăn bị ẩm
Mền ấm và ẩm là món ưa thích của bọ ve. Đặc biệt, nó dính đầy mồ hôi của con người. Chỉ cần hơi ẩm, cộng với nhiệt độ và độ ẩm hoàn hảo là môi trường thích hợp nhất cho bọ ve sinh tồn.
Ngoài việc phơi chăn ra nắng, mở cửa sổ để thông gió cũng là một cách tốt để giữ cho chăn luôn khô ráo.
Vì vậy, sau khi ngủ dậy, các gia đình đừng vội gấp chăn, hãy trải chăn ra cho phẳng rồi mới mở cửa sổ thông gió để loại bỏ chất ẩm trong chăn. Chỉ khi không khí bay hơi mới có thể tránh được sự phát triển của bọ ve và nấm mốc.
Ảnh minh họa
Trong khi nấu ăn
Do một lượng lớn khói được tạo ra trong quá trình nấu nướng như chiên, rán và các thành phần bay hơi ở nhiệt độ cao tạo ra các chất có hại nên chúng gây kích ứng mạnh cho màng nhầy của mũi, mắt và cổ họng, thậm chí có thể dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Vì vậy, khi nấu nướng, không chỉ nên bật máy hút mùi mà còn nên mở cửa sổ để thông gió. Sau khi nấu nướng, các gia đình cũng nên tiếp tục mở cửa sổ trong ít nhất 10 phút để tránh khói dầu tích tụ lâu ngày trong nhà.
Sau khi tắm
Sau khi tắm, phòng tắm có độ ẩm cao phải thông gió ngay để giữ khô ráo, tránh hình thành lượng lớn nấm mốc đe dọa sức khỏe. Nếu phòng tắm không có cửa sổ, hãy mở cửa phòng tắm sau khi tắm để duy trì sự lưu thông không khí.
Trong quá trình tổng vệ sinh
Khi dọn phòng, ngay cả khi sử dụng máy hút bụi, một lượng lớn vi khuẩn, mạt bụi và vẩy nến vẫn sẽ bay lên trong không khí. Đây là thời điểm các chất ô nhiễm trong nhà tập trung nhiều nhất.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người nên đeo khẩu trang vào thời điểm này và mở cửa sổ để không khí lưu thông, tránh hít phải các hạt mịn. Trong quá trình tổng vệ sinh, trước tiên nên lau đồ đạc bằng giẻ ướt để giảm chất lơ lửng trong không khí.
Mặc dù việc mở cửa sổ là quan trọng nhưng các chuyên gia cũng nhắc nhở các gia đình nên đợi cho đến khi mặt trời mọc mới mở. Nếu sống gần các trục giao thông huyết mạch, các gia đình cũng không nên mở cửa sổ trong giờ cao điểm. Nói chung, chỉ cần mở cửa sổ trong 30 phút để không khí lưu thông.
Ngoài ra, không nên mở cửa sổ vào sáng sớm những ngày nhiều mây để tránh các chất ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà.
Sau 2 giờ chiều, khi nồng độ các chất ô nhiễm không khí giảm đi, đây là thời điểm tương đối tốt để thông gió.
Nếu nồng độ các chất ô nhiễm như PM2.5 tương đối cao thì thời gian mở cửa sổ có thể rút ngắn xuống còn 10 đến 15 phút.
Sự nguy hiểm của rác thải y tế và các biện pháp xử lý Các loại rác thải y tế nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái. Các loại rác thải y tế nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ dẫn...