Cần bảng lưu niệm để phố phường không mất ký ức

Theo dõi VGT trên

Việc ‘để sót’ những phương tiện trực quan ghi nhớ lịch sử là một trong những triệu chứng rõ ràng của dịch bệnh ‘buông bỏ di sản’ và lãng quên công sức của tiền nhân.

“Ôi, thành phố này nhiều ngôi nhà và góc phố có lịch sử rất hay. Sao các bạn chưa gắn bảng lưu niệm di sản – Heritage Plaque hay bảng kỷ niệm Commemorative Plaque?”. Mấy năm trước, một nhà ngoại giao đã thốt lên như vậy trong lúc nhà nghiên cứu Tim Doling và người viết hướng dẫn đoàn các tổng lãnh sự đi dạo phố phường từ trung tâm Sài Gòn đến Chợ Lớn. Chúng tôi chỉ biết cười trừ.

Không riêng TP.HCM, nhiều tỉnh thành khác rất thiếu vắng những tấm bảng lưu niệm thông tin lịch sử ở từng kiến trúc và cảnh quan độc đáo. Ngay cả trụ sở UBND TP.HCM – một tòa lâu đài phong cách Baroque tráng lệ, tuổi đời hơn 110 năm vẫn chưa có một bảng ghi ngoài cửa thông tin lai lịch của tòa nhà, dù chỉ ngắn gọn năm xây dựng và tên kiến trúc sư! Nói chi thương xá Tax, thương xá Eden, bồn nước giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi, nhà máy Ba Son, nhà máy Chợ Quán, lò gốm Hưng Lợi – những dấu ấn xuyên thế kỷ của Sài Gòn đã “khuất núi”…

Dịch bệnh “buông bỏ quá khứ”

Đầu năm nay, bến Bạch Đằng sau chỉnh trang rất duyên dáng, thu hút đông đảo người dân và du khách dạo chơi. Nhưng không nhiều người biết nơi đây từng là điểm đặt chân khai phá đầu tiên của người Việt vào thế kỷ XVII. Càng không biết các địa danh xưa như Thủy Các, bến Ngự, trạm Gia Tân, cột cờ Thủ Ngữ, bến đò và bến phà Thủ Thiêm nằm ở đâu dọc theo bờ sông. Giá như tại bến Bạch Đằng có những tấm bảng chỉ dẫn nơi chốn và sự tích ra đời của những “cổ tích” ấy thì hồn cốt của khu vực sông nước linh thiêng này không rơi vào quên lãng.

Trong khi đó, phía trước bến Bạch Đằng có một công thự mỹ lệ là tòa nhà Thương Chính Đông Dương, nay là trụ sở Hải Quan, vừa được trùng tu – công phu và tốn kém. Tòa nhà này trông sang tòa nhà Rồng ở phía Khánh Hội, cả hai đều cùng niên đại xây dựng cách đây hơn 160 năm, đều là biểu tượng cho lịch sử giao thương và hàng hải của thành phố. Song cả hai đều thiếu vắng một bảng ghi “tiểu sử” đặt nơi cổng vào. Thêm nữa, từ bến Bạch Đằng ra đến cửa biển Cần Giờ có rất nhiều nơi chốn ghi dấu lịch sử hình thành và hoạt động giao thương của thành phố như mũi Đèn Đỏ, núi Chùa, mũi Gành Rái, mũi Đồng Tranh, Ngã Bảy… Hầu hết vẫn chưa có bảng lưu niệm hay bảng hướng dẫn để giải thích địa danh và các sự kiện lịch sử.

Cần bảng lưu niệm để phố phường không mất ký ức - Hình 1

Ngôi nhà cổ góc đường Trần Hưng Đạo – Ngô Quyền (quận 5), nơi có mái vòm độc đáo hiếm hoi ở TP.HCM, được xây dựng đầu thế kỷ XX. Tại đây chưa có bảng lưu niệm cho biết công năng và năm xây dựng cũng như danh tánh người thiết kế và chủ nhân (chụp ngày 25.6.2022)

Với nội thị Sài Gòn, chúng ta không thể quên chợ Bến Thành – một biểu tượng thân quen được khai trương năm 1914, sửa mới vào năm 1952 và 1985. Nhưng đến nay, du khách “tìm đỏ mắt” cũng không thấy một tấm bảng thông tin cho biết quá trình kiến tạo của ngôi chợ nhà lồng nổi tiếng này. Đồng cảnh ngộ, chợ Bình Tây, khánh thành năm 1928, hiện cũng chưa có bảng kỷ niệm việc “sinh thành”. Trong sân chợ trước đây có bức tượng toàn thân của ông Quách Đàm – người có công dựng chợ nhưng nay chỉ còn lại chiếc bệ trắng. Càng ngậm ngùi hơn, bảng lưu niệm ở một số công trình xưa cổ đã bị gỡ bỏ và “mất tích”. Chẳng hạn chiếc bảng đồng khai trương công viên Pages năm 1935. Hai mươi năm sau, công viên đổi tên là Chi Lăng nhưng vẫn giữ chiếc bảng lưu niệm đầu tiên. Vậy mà vào năm 2009, công viên bị “cải tạo” rồi bỏ luôn chiếc bảng quý giá.

Cùng nằm trong “danh sách buồn”, phải kể đến những địa điểm hay ngôi nhà là nơi khai sinh hoặc làm việc của các danh nhân nhiều thời đại. Chẳng hạn Nhà Văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch) từng là trường thi Gia Định, nơi nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng nhiều sĩ tử Nam kỳ lui tới. Hay “Dinh Thượng thơ” ở số 59-61 Lý Tự Trọng, là nơi đặt tòa soạn Gia Định Báo – tờ báo quốc ngữ “thủy tổ”, vẫn còn in bóng các cây bút Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký… Mặt khác, cũng hiếm thấy những tấm bảng ghi nhớ ngày khởi công và hoàn thành, tên tác giả thiết kế và hãng thầu xây dựng ở nhiều công trình lớn như cầu cống, đường cao tốc, sân bay, bến cảng, nhà ga. Hay ở nhiều trường học, bảo tàng, bệnh viện, nhà hát, sân vận động cũ và mới.

Cần bảng lưu niệm để phố phường không mất ký ức - Hình 2

Khu vực chợ Cũ (quận 1) đang trong kế hoạch giải tỏa. Nơi đây là dấu tích của chợ Bến Thành cổ có từ thế kỷ XIX. Tòa nhà xưa trong ảnh nguyên là nhà nghỉ đầu thế kỷ XX cho người Hoa mới nhập cư từ bến tàu Khánh Hội. Phía sau là cao ốc Bitexco Finance, được xây dựng trên nền của nhà phố Phủ Kiệt từng là nơi buôn bán rượu, thực phẩm đóng gói cao cấp. Rất mong sẽ có một số bảng lưu niệm kể chuyện lịch sử chợ Cũ được lập trước và sau khi khu chợ này giải tỏa (chụp ngày 12.6.2022).

Có lẽ việc “để sót” những phương tiện trực quan ghi nhớ lịch sử nêu trên là một trong những triệu chứng rõ ràng của dịch bệnh “buông bỏ di sản” và lãng quên công sức của tiền nhân. Từ lúc bước vào thế kỷ XXI, “dịch bệnh” này đã và đang gây tác hại rất lớn khiến cho nhiều công thự, đền đài, công viên, phố chợ, nhà dân, nhà máy, bến tàu… mang dấu ấn lịch sử địa phương hay quốc gia tan biến hoặc phôi pha. Những công trình mới toanh được dựng lên thay thế, phần lớn ngập tràn tính thương mại và vô hồn. Thật đáng giận, chủ đầu tư không hề nghĩ đến việc đặt những chiếc bảng lưu niệm và tri ân con người cùng những câu chuyện đã ra đời tại không gian trước đó!

Bảng lưu niệm di sản và lịch sử bắt đầu từ đâu?

Có dịp la cà thực tế hay trên mạng, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy hình ảnh những bảng lưu niệm với tên gọi Heritage Plaque hay Commemorative Plaque, hoặc các tên gọi khác với nhiều hình thức đa dạng ở các phố phường Âu, Mỹ như Paris, London, Washington DC; hay tại các nước châu Á gần gũi như Singapore và Nhật Bản. Trong đó, nước Anh từ cuối thế kỷ XIX là một trong những nơi đầu tiên khai sinh những chiếc bảng lưu niệm đặt trên các tòa nhà xưa để tôn vinh danh nhân và di sản. Vào năm 1867, Hội Nhân văn Hoàng Gia – Royal Society of Arts gắn bảng lưu niệm nhà thơ Byron tại ngôi nhà nơi ông chào đời ở London. Sau đó, mở đầu thế kỷ XX, Hội đồng Nghị viện vùng London đưa ra khái niệm Houses of Historical Interests – những ngôi nhà thể hiện lịch sử – và gắn bảng lưu niệm tại những kiến trúc này.

Từ năm 1921 đến nay những tấm bảng hình tròn có chữ trắng trên nền màu thiên thanh đã trở thành tiêu chuẩn chung cho các bảng lưu niệm lịch sử và di sản khắp nước Anh. Hiện chỉ riêng London đã có hơn 900 bảng lưu niệm ghi dấu địa điểm liên quan các danh nhân của Anh và thế giới. Ngoài ra, kinh đô của “xứ sương mù” còn có gần 4.000 tòa nhà được gắn bảng Historic Sites – di tích lịch sử – bởi Hội đồng Thư viện công cộng, hoặc bảng Heritage Properties – tài sản di sản – của Hội đồng Di sản thành phố.

Video đang HOT

Người Anh đã “xuất khẩu” nét văn hóa tinh tế ấy qua các thuộc địa của mình, tiêu biểu là Singapore. Ngày nay đến “đảo quốc sư tử”, du khách trông thấy sự chung sống sinh động, hài hòa giữa các di tích cổ điển thời kỳ Anh và các công trình hiện đại của thời kỳ độc lập. Điều đó thể hiện ngay qua các bảng, bia lưu niệm ở nhiều kiến trúc và cảnh quan. Đặc biệt, chính quyền cho dựng những bảng lưu niệm với nhiều quy mô khác nhau ở nhiều góc phố và tòa nhà xưa trên các đại lộ tấp nập, hay các khu dân cư cao tầng. Các khu phố cổ như Little India, China Town, Boat Quay, Clark Quay đều có những tấm bảng kể chuyện lịch sử sinh hoạt rất chi tiết.

Cần bảng lưu niệm để phố phường không mất ký ức - Hình 3

Bảng lưu niệm kích cỡ lớn kể chuyện lịch sử phố Milk Vendor – người bán sữa – ở khu China Town của Singapore (ảnh chụp ngày 9.6.2022).

Thật trân quý, các cổ thụ quý hiếm đều được đặt bảng Heritage Trees – cây di sản – để không những bảo vệ mà còn thông tin chi tiết lịch sử liên quan. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Hội đồng Di sản quốc gia và Hiệp hội Nhân dân của Singapore đã lập ra nhiều Interpretive plaque – bảng diễn giảng, với kích thước lớn như một cánh cửa hai mặt, được dựng lộ thiên ở nhiều góc phố hay trước những tòa nhà di sản. Trên các bảng có đầy đủ thông tin, hình ảnh, bản đồ – đóng vai trò của một hướng dẫn viên về cả lịch sử và du lịch.

Trước Singapore, các Interpretive plaque hiện đại và phong phú về chất liệu kiểu dáng đã ra mắt tại Anh, Úc, Mỹ và nhiều nước châu Âu. Ở Budapest – thủ đô Hungary, có rất nhiều Interpretive plaque dẫn dắt du khách trở lại với thời kỳ khởi tạo của từng tòa nhà và các địa điểm đầy ấn tượng trên con đường đi bộ dọc bờ sông Danube huyền thoại. Kỳ công hơn nữa, ở trung tâm Melbourne của “xứ sở kangaroo”, người ta phóng to những tấm ảnh chụp từng tòa nhà hay góc phố xưa, đặt chúng ở đúng vị trí của những địa điểm ấy để cho thấy sự biến đổi của khung cảnh giữa hai chiều thời gian.

Cần bảng lưu niệm để phố phường không mất ký ức - Hình 4

Một số bảng lưu niệm các tòa nhà có danh nhân từng ở tại London theo mẫu thiết kế của Hội đồng Di sản thành phố (ảnh tư liệu).

Kinh nghiệm các nước cho thấy các bảng lưu niệm lịch sử và di sản đều xuất phát từ tinh thần nhân văn, quý trọng tiền nhân và sự nghiệp quá khứ. Chúng được thực hiện một cách rất thực tế, không cầu kỳ và tốn kém, không những đem lại mỹ cảm cho công chúng và bài học “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ mà còn đóng góp quan trọng vào các hoạt động kinh tế, nhất là du lịch.

Tiết kiệm và xã hội hóa việc tri ân danh nhân và di sản

Vào năm 2008, một chiếc bảng lưu niệm đã được Hội hữu nghị Việt – Anh gắn trên mặt tường bên ngoài tòa nhà nguyên là khách sạn Carlton ở London, để ghi nhận sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc ở đây năm 1913. Ở Vương quốc Anh, tổ chức English Heritage trước đây là cơ quan nhà nước nhưng từ năm 2013 đã trở thành tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ giữ gìn và tôn vinh di sản. Trong đó, có việc đặt bảng lưu niệm, nhưng không độc quyền việc này. Nhiều hội đoàn ở các nước tiên tiến vẫn có quyền đề xuất và chủ động làm công việc tưởng nhớ, tri ân người xưa, bắt đầu từ việc làm những chiếc huy hiệu, bảng lưu niệm.

Thiết nghĩ, việc trân trọng và kính lễ tiền nhân là công việc chung của mọi thành viên trong xã hội. Theo chúng tôi, mỗi tỉnh thành rất nên thành lập các hội đồng di sản bao gồm các chuyên gia và đại diện hội đoàn sử học, mỹ thuật, kiến trúc hợp cùng đại diện HĐND, UBND và các sở liên quan để tăng cường “xã hội hóa” việc giữ gìn và tôn vinh di sản. Hội đồng định kỳ khảo sát để thông qua danh sách các tòa nhà và địa điểm công cộng cần gắn bảng lưu niệm, đồng thời tổ chức thi thiết kế các bảng lưu niệm hay bia lưu niệm, vận động tài trợ. Kể cả đưa ra quy định và nhắc nhở các chủ đầu tư công trình mới phải xây dựng bảng lưu niệm để ghi nhận lịch sử hình thành, xây dựng ở mỗi công trình.

Cần bảng lưu niệm để phố phường không mất ký ức - Hình 5

Nhà nước và tư nhân khi làm các bảng lưu niệm hay các bảng thông tin lịch sử và di sản đều cần cẩn trọng để có thiết kế trang trọng và nội dung chính xác. Trong ảnh: bảng thông tin lịch sử tòa nhà được đặt trước cửa Bưu điện trung tâm TP.HCM có hình thức tạm bợ, qua loa. Đặc biệt về mặt nội dung có nhiều điểm sai như viết công trình này có sự tham gia của kiến trúc sư Eiffel hay ghi ông Benjamin Franklin là tổng thống Mỹ (ảnh chụp ngày 30.6.2022).

Mặt khác, chính quyền cần khuyến khích người dân, doanh nghiệp và các tổ chức đang sử dụng các tòa nhà và địa điểm là nơi lưu dấu hoạt động của danh nhân, hay sự kiện lịch sử, hoặc có kiến trúc độc đáo làm và đặt các bảng lưu niệm theo hướng dẫn chung của hội đồng di sản. Các trường đại học, trung học cùng các hội đoàn chuyên môn và thiện nguyện sẽ có thêm cơ hội chung tay “nhà nước và nhân dân” trong công việc đầy tính nhân văn đó. Các doanh nghiệp về mỹ thuật cũng sẽ có thêm dịch vụ tư vấn, thiết kế bảng lưu niệm công cộng và tư nhân. Trong thời đại kỹ thuật số, chắc chắn các bảng lưu niệm sẽ được thể hiện bằng nhiều hình thức kỳ thú.

Tưởng nhớ và tri ân người xưa không nhất thiết phải làm bia đá, tượng đài hay cổng chào “hoành tráng”. Chúng ta có thể bắt đầu bằng những chiếc bảng lưu niệm lịch sử và di sản, như cách làm của các nước tiên tiến. Chính quyền và những người yêu di sản cần có thêm nhiều hành động thiết thực để phố phường và đô thị đang thay đổi vùn vụt không mất đi ký ức, không mất đi trí nhớ về quá khứ và bản sắc hay, đẹp!

Vùng đất với những ngôi làng cổ xưa 'bị thời gian lãng quên' tại châu Âu

Cuộc sống ở Târnava Mare hầu như không thay đổi trong nhiều thế kỷ, vẫn còn đó những truyền thống lâu đời tồn tại mạnh mẽ trong các ngôi làng Saxon nơi đây.

Vang trong không gian, tiếng chuông kim loại nhẹ nhàng mang theo không khí buổi tối ấm áp. Những chiếc móng guốc mòn vẹt cuốn lên những đám mây bụi khi cả đàn bò lê bước lên con đường cao trên con đường đất của Viscri, dừng lại để uống nước từ một cái máng bên dưới một cây óc chó.

Theo thói quen bắt đầu mỗi ngày, đàn bò đi qua những cánh cổng có mái vòm và vào sân rải sỏi của riêng chúng, nơi chúng sẽ được vắt sữa và cho ăn qua đêm.

Vùng đất với những ngôi làng cổ xưa bị thời gian lãng quên tại châu Âu - Hình 1

Vùng đất Târnava Mare ở Đông Nam Transylvania. Ảnh: BBC.

Đây là lễ rước bò vào buổi tối, khi cư dân tập trung bên ngoài những ngôi nhà Saxon màu phấn của họ để xem các đàn bò trở về từ đồng cỏ - một nghi lễ hàng ngày báo hiệu kết thúc một ngày làm việc ở Viscri, Criț, Biertan và các ngôi làng thời Trung cổ khác của vùng Târnava Mare ở Đông Nam Transylvania trong hàng trăm năm.

Cộng đồng người Saxon

Nằm trong một tam giác nông thôn ở miền trung Romania giữa các thành phố lịch sử Sighişoara, Braşov và Sibiu, Târnava Mare là một trong những vùng đất văn hóa hấp dẫn nhất của châu Âu.

Khu vực này đã được con người định cư từ thế kỷ 12 bởi người Saxon từ những nơi ngày nay là các phần của Đức, Pháp, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan, bởi Vua Géza II của Hungary dưới sự bảo trợ của việc thành lập nền kinh tế của riêng họ - nhưng với mục tiêu thực sự là bảo vệ các vùng xa của vương quốc của mình khỏi cuộc tấn công của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Vùng đất với những ngôi làng cổ xưa bị thời gian lãng quên tại châu Âu - Hình 2

Viscri và các làng Saxon khác ở Târnava Mare hầu như không thay đổi trong nhiều thế kỷ. Ảnh: BBC.

Họ chiếm giữ một dải đất màu mỡ ngay phía bắc của dãy núi Carpathian, xây dựng các nhà thờ kiên cố để làm nơi tôn nghiêm trong thời gian bị bao vây, và hình thành các cộng đồng nông dân quy mô nhỏ mạnh mẽ.

Người Saxon thịnh vượng trong hơn 800 năm, sống sót sau Thế chiến thứ hai và những năm ngay sau đó. Họ hầu như biến mất khỏi Transylvania trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20. Dưới thời nhà độc tài cộng sản Nicolae Ceaușescu của Romania, nhiều người đã di cư đến Đức, và sau khi chế độ này sụp đổ vào năm 1989, gần nửa triệu dân số đã chuyển đến Tây Âu.

Ngày nay, chỉ có 10 người Saxon vẫn còn sống ở Viscri, với mức dân số dưới 500 người, và không có nhiều người khác ở Meșendorf, Criț hoặc các ngôi làng xung quanh khác.

Nhưng nhà thờ và những ngôi nhà của họ vẫn còn, và khu vực này có một cảm giác hấp dẫn hầu như không thay đổi trong nhiều thế kỷ. Xe ngựa là phương thức vận chuyển chính và cư dân có thể tồn tại bền vững từ nghề tiểu nông hoặc chăn cừu.

Vùng đất với những ngôi làng cổ xưa bị thời gian lãng quên tại châu Âu - Hình 3

Điểm thu hút chính của Viscri là nhà thờ kiên cố, được xây dựng để làm nơi tôn nghiêm trong thời gian bị bao vây. Ảnh: BBC.

Những ngôi nhà Saxon màu phấn

Trên đường phố chính của Viscri, một tòa nhà màu xanh lam hoa ngô hấp dẫn, với những bức tường cao và một cửa ngõ đủ lớn để cho một chiếc xe chở cỏ khô đi qua, ngôi nhà từng thuộc về một gia đình giàu có nhất trong làng nhưng đang trên bờ vực sụp đổ.

Đây là một trong 20 ngôi nhà truyền thống ở Târnava Mare mà nền móng đã được khôi phục - sử dụng thợ thủ công địa phương và sử dụng các kỹ thuật và vật liệu ban đầu như đất sét vàng, vôi tôi, gạch thủ công, gỗ thông và gỗ sồi - như một cách cho cư dân địa phương thấy rằng di sản của họ có thể là nguồn gốc của sự phát triển cho cộng đồng.

Điểm thu hút chính của Viscri chính là nhà thờ kiên cố. Một trong 7 nhà thờ kiên cố ở Târnava Mare đã được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ 12, được củng cố vào thế kỷ 15 và sau đó được hoàn thiện thêm trong 200 năm tiếp theo với một bức tường bên ngoài và các tháp phòng thủ.

Vùng đất với những ngôi làng cổ xưa bị thời gian lãng quên tại châu Âu - Hình 4

Phụ nữ địa phương kiếm được thu nhập từ việc làm tất, dép và các đồ thủ công mỹ nghệ khác. Ảnh: BBC.

Các cửa hàng được trang trí dựa trên những bức tường dày, và khi Viscri bị tấn công, dân làng sẽ rút lui cùng gia súc vào nhà thờ và ngồi ngoài vòng vây. Thời gian còn lại, các gian phòng được sử dụng để phơi khô thịt xông khói và mỡ.

Cái gọi là "Tháp mỡ" của nhà thờ được mở vào Chủ nhật hàng tuần để mỗi hộ gia đình có thể lấy một miếng mỡ hoặc thịt xông khói để dùng trong tuần, một truyền thống chỉ kết thúc vào đầu những năm 1990.

Nguyên vẹn theo thời gian

Trên những con đường chạy xuống từ nhà thờ và những con phố xung quanh, bắt gặp những quầy hàng nhỏ bên ngoài một số ngôi nhà, mỗi quầy hàng đều có tất len, găng tay và dép màu sắc, thành quả của một sáng kiến giúp phụ nữ địa phương kiếm thu nhập.

Cristina Vasilche, người đã làm hai đôi dép mỗi ngày trong 10 năm qua, đã chỉ cho tôi quy trình, kỳ cọ từng lớp len và vải lanh xen kẽ với xà phòng và nước cho đến khi đôi giày dẻo dai thành hình.

Vùng đất với những ngôi làng cổ xưa bị thời gian lãng quên tại châu Âu - Hình 5

Xe ngựa vẫn là phương tiện giao thông chính ở các làng Saxon của Târnava Mare. Ảnh: BBC.

Saschiz, giống như Viscri và tất cả các ngôi làng khác ở Târnava Mare, tương đối không thay đổi kể từ khi người Saxon đầu tiên định cư ở đây: Vẫn là hai dãy nhà song song với màu phấn, được xây dựng thành hàng ở hai bên bờ suối.

Các ngôi làng ban đầu được xây dựng thành các khu phố khác nhau, các cộng đồng hỗ trợ đã làm việc cùng nhau để thực hiện các nhiệm vụ chung, một thực tế vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ví dụ, chủ sở hữu gia súc vẫn phải dành một khoảng thời gian nhất định (tùy thuộc vào số lượng gia súc hoặc cừu mà họ sở hữu) để thu dọn đồng cỏ chà là.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú YênNgắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên
10:59:07 20/01/2025
Sắc xuân rực rỡ trên cánh đồng hoa Tết lớn nhất Bình DươngSắc xuân rực rỡ trên cánh đồng hoa Tết lớn nhất Bình Dương
11:09:47 20/01/2025
Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'
21:31:45 20/01/2025
Lễ hội chùa Hương năm 2025 có gì mới?Lễ hội chùa Hương năm 2025 có gì mới?
20:45:00 20/01/2025
Đường hoa Xuân Menas Mall 2025: Không gian giao thoa truyền thống và hiện đạiĐường hoa Xuân Menas Mall 2025: Không gian giao thoa truyền thống và hiện đại
20:57:38 20/01/2025
Loạt khách sạn từ chối cho các đôi chưa đăng ký kết hôn thuê chung phòngLoạt khách sạn từ chối cho các đôi chưa đăng ký kết hôn thuê chung phòng
21:28:30 19/01/2025
Du khách kéo đến xem rắn hổ mang lấp lánh dát vàng ở Phú YênDu khách kéo đến xem rắn hổ mang lấp lánh dát vàng ở Phú Yên
11:02:16 20/01/2025
Trải nghiệm cảm giác chân thật, sống động với bản đồ du lịch Côn ĐảoTrải nghiệm cảm giác chân thật, sống động với bản đồ du lịch Côn Đảo
11:12:07 20/01/2025

Tin đang nóng

"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại
14:37:57 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Không nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồngKhông nhận ra tiểu thư Doãn Hải My - vợ Văn Hậu: Diện váy ngắn "bung xoã", khác hẳn lúc ở với mẹ chồng
17:36:01 21/01/2025
Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hìnhSong Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình
16:30:40 21/01/2025
1 chi tiết làm lộ phản ứng lạ của Trấn Thành sau màn chạm mặt bất đắc dĩ Luna Đào trên thảm đỏ1 chi tiết làm lộ phản ứng lạ của Trấn Thành sau màn chạm mặt bất đắc dĩ Luna Đào trên thảm đỏ
15:09:25 21/01/2025
Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắmHot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm
16:14:03 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Kwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnhKwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnh
14:56:29 21/01/2025

Tin mới nhất

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

11:50:21 21/01/2025
Hamburg Bunker, một biểu tượng của quá khứ đau thương, đã có một cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.
Ngẫm nghĩ những điều nhận được khi lần đầu tiên trải nghiệm leo núi

Ngẫm nghĩ những điều nhận được khi lần đầu tiên trải nghiệm leo núi

11:46:25 21/01/2025
Dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, thử thách bản thân để chinh phục thiên nhiên, cô nàng đã có lần đầu tiên trải nghiệm leo núi thú vị và nhận ra được nhiều giá trị đáng quý.
Điểm đến 'Đi về nơi có gió' sẵn sàng đón du khách

Điểm đến 'Đi về nơi có gió' sẵn sàng đón du khách

11:39:06 21/01/2025
Đi về nơi có gió tiếp tục hứa hẹn là một điểm đến tuyệt vời, lý tưởng để người dân và du khách cùng nhau khám phá, lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mai anh đào Đà Lạt bung nở rực sắc hồng đón Tết

Mai anh đào Đà Lạt bung nở rực sắc hồng đón Tết

11:30:21 21/01/2025
Đà Lạt đang vào mùa đẹp nhất trong năm khi khắp những triền đồi vùng ngoại ô, những cánh hoa mai anh đào e ấp hé nở.
Khách Việt đến Nhật Bản năm 2024 'đông chưa từng có'

Khách Việt đến Nhật Bản năm 2024 'đông chưa từng có'

11:27:29 21/01/2025
Đây là thống kê mới nhất của Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO). Theo đơn vị này, năm 2024, lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất lịch sử.
Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

Du khách Ba Lan thích thú trải nghiệm tour 'Tây ăn Tết ta' tại TP.HCM

11:16:47 21/01/2025
Ấn tượng với ẩm thực và văn hóa Việt, gần 100 du khách Ba Lan đã có một trải nghiệm đáng nhớ trong tour Tây ăn Tết ta tại TP.HCM.
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Dài

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Dài

11:15:35 21/01/2025
Bãi Dài là một trong những bờ biển đẹp nhất ở đảo ngọc Phú Quốc, với làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn trải dài cùng cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ.
Khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất trong lịch sử

Khách Việt Nam đến Nhật Bản đạt mức cao nhất trong lịch sử

21:29:12 20/01/2025
Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) cho biết, năm 2024, số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản tiếp tục đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Nhung nhớ sắc hoa của mùa xuân cao nguyên

Nhung nhớ sắc hoa của mùa xuân cao nguyên

20:47:32 20/01/2025
Một sớm đầu xuân, có một người vào công ty sớm như thường lệ, tranh thủ xem lại email công việc, thì bất ngờ nhận được một bức ảnh
Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

21:24:17 19/01/2025
Vùng đất Bình Châu (Bình Sơn) được ví như viên ngọc bên bờ Biển Đông. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, mà còn sở hữu nhiều di sản lịch sử - văn hóa, địa chất, địa mạo độc đáo.
Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

Gành Đá Đĩa bừng sáng trong ánh bình minh

11:22:49 19/01/2025
Với tầng tầng lớp lớp đá đen bóng xếp chồng lên nhau theo hình bậc thang kỳ thú, gành Đá Đĩa là một trong những thắng cảnh nổi tiếng, độc đáo nhất của Việt Nam.
Sắc màu từ lễ hội Mahakumbh Mela

Sắc màu từ lễ hội Mahakumbh Mela

11:16:44 19/01/2025
Kéo dài trong 45 ngày, lễ hội Mahakumbh Mela lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại Ấn Độ với sự tham gia của khoảng 450 triệu tín đồ đạo Hindu trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Minh Dự: "Nếu trả thì chắc tôi phải bán nhà"

Minh Dự: "Nếu trả thì chắc tôi phải bán nhà"

Sao việt

20:26:10 21/01/2025
1 năm thì mình cũng sẽ phải trải qua những chuyện như ý và bất như ý, chuyện vui chuyện buồn, thăng trầm trong cuộc sống và nghề nghiệp , Minh Dự nói.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc phủ quyết 3 dự luật do phe đối lập đề xuất

Quyền Tổng thống Hàn Quốc phủ quyết 3 dự luật do phe đối lập đề xuất

Thế giới

20:23:17 21/01/2025
Phát biểu tại cuộc họp của Nội các, ông Choi Sang Mok nêu rõ: Tôi đã xem xét kỹ lưỡng những dự luật này cùng các thành viên Nội các .
Thấy khói bốc lên nghi ngút cùng tiếng hô hoán ầm làng, hành động hớt hải của hàng xóm khiến nhiều người bất ngờ

Thấy khói bốc lên nghi ngút cùng tiếng hô hoán ầm làng, hành động hớt hải của hàng xóm khiến nhiều người bất ngờ

Netizen

20:16:27 21/01/2025
Ngày 20/1, hình ảnh một vụ cháy bếp nhà dân đã được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người chú ý. Ngay sau khi xảy ra cháy tại ngôi nhà mái ngói, khói đã bốc lên nghi ngút lúc này gia chủ mới phát hiện mà liên tục hô hoán xung quanh.
8 thực phẩm giúp trẻ hóa làn da, rạng rỡ đón Tết

8 thực phẩm giúp trẻ hóa làn da, rạng rỡ đón Tết

Làm đẹp

20:01:36 21/01/2025
Các chất chống oxy hóa trong nho giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác như da chảy xệ, đồi mồi, giảm mụn trứng cá, viêm da.
Greenwood tăng giá chóng mặt

Greenwood tăng giá chóng mặt

Sao thể thao

19:59:32 21/01/2025
Marseille có khả năng thu về khoản tiền gấp đôi số vốn đầu tư ban đầu khi chiêu mộ Mason Greenwood từ Manchester United, lên tới 60 triệu euro.
'Đi về miền có nắng' tập 12: Vân khóc lóc ôm chặt Phong trên giường

'Đi về miền có nắng' tập 12: Vân khóc lóc ôm chặt Phong trên giường

Phim việt

18:14:41 21/01/2025
Vân (Yên Đan) tận dụng cơ hội để ôm chặt Phong trên giường. Cô nàng khóc nói cảm thấy lạnh ở trong tim và vô cùng đau khổ khi thấy Dương khoác áo của Phong.
Khởi tố con rể và cha vợ dùng gậy sắt tấn công tài xế xe ôm công nghệ

Khởi tố con rể và cha vợ dùng gậy sắt tấn công tài xế xe ôm công nghệ

Pháp luật

18:06:55 21/01/2025
Qua điều tra, Công an quận Bình Thạnh đã triệu tập cha con Thịnh lên trụ sở làm việc. Tại đây Thịnh và Phương đã thừa nhận hành vi của mình, đồng thời ăn năn hối lỗi về hành động nóng nảy của mình
Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Nhạc việt

17:18:00 21/01/2025
Sau gần 6 năm trôi qua, khi nhiều sự thật được bóc trần , nhiều người thừa nhận sự ủng hộ nghiêng về phía Jack và chỉ trích K-ICM năm xưa là sai lầm.
Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim châu á

16:33:52 21/01/2025
Bạch nguyệt phạn tinh thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, bằng chứng là việc trên nền tảng Douyin, phim đã phá mốc 10 tỷ lượt phát.
Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Hậu trường phim

16:28:13 21/01/2025
Sina đưa tin một số hình ảnh hậu trường hiếm hoi của đoàn phim Đêm Thượng Hải do Triệu Vy đóng chính mới đây đã được tiết lộ.