Cần 90.000 tỷ đồng mỗi năm để xóa nghèo cho 1,5 triệu người
Chiều 13/7, UB Thường vụ Quốc hội xem xét đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.
Phấn đấu giảm 1,5 triệu người nghèo/năm
Bộ trưởng Lao động, Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung trình đề án Chương trình giảm nghèo của Chính phủ trước UB Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; khuyến khích các địa phương vận dụng các chính sách, cơ chế giảm nghèo và an sinh xã hội đặc thù áp dụng cho các đối tượng trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương.
Trong nhiều chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025, Chính phủ xác định phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo so với đầu kỳ, giảm 1,5 triệu người nghèo/năm theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia.
Video đang HOT
Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo tăng 20% – 25%/năm; bình quân mỗi năm có 500.000 hộ gia đình tham gia dự án, mô hình giảm nghèo.
90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật giảm nghèo và kiến thức, kỹ năng, mô hình giảm nghèo hiệu quả thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
Một số chỉ tiêu đáng chú ý khác của chương trình là giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm nhỏ hơn 1,89%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội ở mức 45%; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 35%; tỷ lệ thời gian làm công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công là 1,4 lần phụ nữ so với nam giới.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thông tin, tổng kinh phí thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 50.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu là 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 30.000 tỷ đồng). Ngân sách địa phương cần khoảng 21.760 tỷ đồng (vốn đầu tư: 10.350 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 11.410 tỷ đồng). Nguồn huy động hợp pháp khác khoảng 18.500 tỷ đồng (vốn đầu tư: 11.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 7.500 tỷ đồng).
Bố trí đủ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 là nội dung được xem xét trong phiên họp 58 của UB Thường vụ Quốc hội.
Thẩm tra đề xuất của Chính phủ, UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng chương trình.
Theo cơ quan thẩm tra, để giảm nghèo thực sự bền vững, đòi hỏi cả nước trong giai đoạn 2021-2025 phải giảm tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh, ngoài việc giảm nghèo về thu nhập cần tập trung giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo hàng năm giảm 1-1,5% tỷ lệ người nghèo theo chuẩn đa chiều.
Điều đó đòi hỏi chương trình cần có sự thay đổi về mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, các dự án, các giải pháp thoát nghèo bền vững như thông qua tạo việc làm cho người nghèo, đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được tiếp cận với các chiều dịch vụ xã hội cơ bản thực sự bền vững để có thể vượt qua thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19 đang diễn ra; dự báo kết quả duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh sau khi chương trình kết thúc để có thể đánh giá tính bền vững của chính sách.
Liên quan đến nguồn vốn, cơ quan thẩm tra nêu rõ, Thường trực UB Tài chính – Ngân sách cho rằng, chương trình này cùng với 2 chương trình mục tiêu khác tạo ra áp lực rất lớn cho việc cân đối ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra thống nhất bố trí đủ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho chương trình mà Chính phủ đã dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 20.000 tỷ đồng trên cơ sở đã bổ sung các nội dung bảo đảm thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, các chiều thiếu hụt của dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, dinh dưỡng, người nghèo không có khả năng lao động. Các nội dung “an sinh xã hội” được chuyển sang kế hoạch đầu tư công trung hạn cần được bố trí kinh phí đủ từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn.
Phát triển an sinh xã hội bền vững với 3 trụ cột
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết trong thời gian tới sẽ phát triển an sinh xã hội bền vững với 3 trụ cột: Kỹ năng lao động, việc làm, an sinh bền vững cùng với bao phủ BHXH và BHYT để bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, kết hợp với phòng - chống - khắc phục rủi ro.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, hiện nay có đến 99,7% hộ gia đình người có mức sống bằng và trên trung bình ở khu vực cư trú. Không còn hộ nghèo là hộ người có công. Người cao tuổi và khuyết tật được quan tâm. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đứng 110/189 quốc gia, đạt mức phát triển cao. Chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đứng phía sau Singapore trong khu vực.
"Chúng ta về đích sớm 10 năm về chỉ số giảm nghèo đa chiều so với mục tiêu thiên niên kỷ. Chúng ta là 1 trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều được quốc tế công nhận. Việt Nam hiện là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định.
Tuy nhiên, hiện nay độ bao phủ an sinh còn thấp, nhất là bao phủ BHXH với người già, người lao động khu vực nông nghiệp, chênh lệch giàu nghèo vẫn cao nên giảm hiệu quả giảm nghèo và triển vọng tăng trưởng, việc làm chưa thực sự bền vững, tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, trong 5 năm tới cần nhất quán quan điểm đặt con người là mục tiêu và động lực phát triển, kiến tạo môi trường mà mọi người cùng có cơ hội phát triển. Chăm lo cho người có công, nâng mức thụ hưởng cho người già, người khuyết tật và trẻ em. Kiên quyết xử lý các hành vi xâm hại, ngược đãi phụ nữ và trẻ em.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo sẽ điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thống nhất và sẽ sớm trình Chính phủ điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2026, dự kiến 1,5 triệu đồng/tháng khu vực nông thôn và 2 triệu đồng/tháng khu vực thành thị, thời gian áp dụng điều chỉnh cùng chính sách cải cách tiền lương.
Để tiếp tục đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, nhất là ở vùng lõi nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế; phân loại hộ nghèo, tách những người không thể thoát nghèo sang hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Phân công vùng kinh tế giàu giúp vùng kinh tế nghèo. "Trước mắt, đề nghị MTTQ Việt Nam cùng các cấp uỷ chính quyền phối hợp để cùng lo cho các hộ nghèo đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đầm ấm", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cử tri mong loại bỏ cán bộ thoái hóa, biến chất Bước vào nhiệm kỳ mới, cử tri kỳ vọng Quốc hội đổi mới mạnh mẽ, tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, loại bỏ cán bộ thoái hóa, biến chất khỏi bộ máy. Tiếp tục phiên họp thứ 58, sáng 13/7, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tổng hợp...