Cần 450 tỷ đồng để thu hồi 36 nhà siêu mỏng ở Hà Nội
Để thu hồi một nhà siêu mỏng ở quận Ba Đình cần tới hơn 12 tỷ đồng, trong khi toàn thành phố hiện vẫn còn gần 200 nhà mỏng ở 9 quận, huyện cần phải xử lý.
Trong một năm đã có 142 cán bộ trật tự xây dựng bị xử lý với nhiều hình thức, song theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Trần Đức Học, đội ngũ cán bộ hiện nay đã tích cực hơn, không né tránh xử lý vi phạm.
Tại buổi giám sát của HĐND Hà Nội về trật tự xây dựng chiều 29/7, ông Trần Đức Học, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết, năm 2012 tình hình vi phạm trật tự xây dựng là vấn đề nổi cộm (với 788 trường hợp vi phạm tồn đọng) nên lãnh đạo thành phố đã kiên quyết lập lại kỷ cương trong lĩnh vực này.
Dãy nhà mỏng tồn tại cả chục năm nay trên phố Đào Tấn (quận Ba Đình). Ảnh: Skyscrapercity.
Sau một năm đã có hơn 500 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng được các quận huyện xử lý, tình hình xây dựng trái phép, sai phép chuyển biến rõ rệt, các vi phạm trắng trợn đã giảm hẳn. Các tòa nhà lớn ở phố Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương bị xử lý cương quyết nên làm gương cho chủ các công trình vi phạm khác.
Trong số gần 400 nhà siêu mỏng, thành phố đã xử lý được khoảng 200 trường hợp, hiện còn 191 nhà tại 9 quận, huyện. Cùng với đó, Hà Nội cũng xử lý 142 cán bộ liên quan, trong đó khiển trách 44 người, cảnh cáo 30 người, cách chức 4 người, buộc thôi việc 5 người…
“Thành phố lập lại kỷ cương nên đội ngũ cán bộ quận, huyện, phường, xã có chuyển biến ý thức, quản lý chặt, xử lý cương quyết hơn. Đã có khoảng 10% cán bộ bị xử lý, song đổi lại cán bộ hiện hoạt động tích cực hơn, không né tránh xử lý vi phạm”, ông Học nói.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng đưa ra nhiều vấn đề khó khăn khi giải quyết các trường hợp siêu mỏng, siêu méo như các cấp chính quyền vào cuộc còn chậm, lúng túng trong việc giải quyết và xử lý chưa quyết liệt, chưa đáp ứng được tiến độc thành phố đề ra.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc hợp khối các thửa đất siêu mỏng còn khó khăn, một số hộ muốn hợp khối nhà nhưng không hợp thửa đất cũng chưa được chính quyền giải quyết. Với các thửa đất trong diện thành phố thu hồi, kinh phí đền bù rất lớn, như quận Ba Đình tạm tính thu hồi 36 trường hợp, kinh phí đã lên tới gần 450 tỷ đồng.
“Mỗi quận cần ít nhất 5 tỷ đồng, quận nhiều nhất như Ba Đình cần tới 450 tỷ đồng. Với 148 trường hợp siêu mỏng cần thu hồi thì cần số tiền rất lớn”, ông Học nói.
Ngôi nhà siêu mỏng nằm trước trụ sở UBND xã Phú Diễn (Từ Liêm). Ảnh: Khánh Huyền.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở Xây dựng cũng cho biết, các quận, huyện lúng túng khi không biết sử dụng phần thu hồi đất để làm gì, có khu vực đã có nhiều bảng tin nên không thể làm thêm, cũng không thể làm chỗ để xe máy, không được sử dụng làm vỉa hè, cây xanh.
Đề cập việc hợp khối các thửa đất, ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc cho rằng, theo quy định nhà diện tích dưới 15 m hoặc 3 m chiều rộng thì người dân không được phép xây dựng. Bản chất hợp khối phải quy về một chủ. Tuy nhiên, với các hộ dân mong muốn hợp khối song vẫn 2 chủ thì cần phải xác định tùy từng trường hợp, ngôi nhà đó có hợp với kiến trúc cảnh quan không hay là tồn tại trá hình. Hợp khối một ngôi nhà có hai chủ không phải là chủ trương của thành phố.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố đánh giá, kết quả xử lý trên 500 trường hợp sau một năm là chuyển biến tích cực, tiến bộ. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn tồn tại lượng lớn các trường hợp lấn chiếm đất công và đất nông nghiệp, do vậy Sở Xây dựng cần phối hợp rà soát lại các trường hợp lấn chiếm. Nếu không quản lý chặt thì sau này các cấp lại phải giải quyết.
Ông Nam cũng cho rằng, tốc độ xử lý nhà siêu mỏng còn chậm cho thấy các quận huyện thiếu quyết liệt. Mặc dù các giải pháp đã rõ nhưng chưa chính quyền chưa giải quyết triệt để , ngại động chạm.
“Việc giải quyết nhà siêu mỏng là phức tạp song vẫn phải xử lý, nếu không làm thì bộ mặt của thành phố, con đường hàng nghìn tỷ sẽ bị thiệt hại, nên không đặt vấn đề tiền giải tỏa, cũng như không đặt việc lợi ích của nhà bên trong”, ông Nam nói.
Vị Trưởng ban Pháp chế cũng yêu cầu 2 sở Xây dựng và Quy hoạch Kiến trúc cần tập trung rà soát lại từng trường hợp nhà siêu mỏng để có báo cáo chính xác và phương án xử lý cụ thể. Ông cho biết, đi giám sát tại 2 quận đã thấy số liệu báo cáo về nhà siêu mỏng là không chính xác.
Theo VNE
Giám đốc Sở Lao động Hà Nội: 'Tôi sẽ cố gắng hơn'
"Ý kiến qua các lá phiếu tín nhiệm phản ánh đúng. Bản thân tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa", ông Nguyễn Đình Đức (Giám đốc Sở Lao động Hà Nội), người có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất chia sẻ với báo chí.
Trao đổi với báo chí chiều 4/7, ông Đức cho rằng, kết quả tín nhiệm đã "phản ánh đúng". Theo ông, tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay khiến cử tri, người dân chưa thỏa mãn và đòi hỏi cá nhân ông cũng như ngành lao động, thương binh, xã hội cần phải làm nhiều hơn.
"Với vai trò là ủy viên UBND thành phố, tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa, tham mưu nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, đào tạo nghề, củng cố nâng cao đời sống an sinh xã hội, nhất là những đối tượng ngành đang quản lý như xóa nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng bảo trợ xã hội", ông Đức nhìn nhận.
Ông Nguyễn Đình Đức trả lời báo chí sau cuộc họp chiều nay. Ảnh: Nguyễn Hưng
Theo kết quả kiểm phiếu được công bố, ông Nguyễn Đình Đức là người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất với 23 trên tổng số 93 phiếu, kế tiếp là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Ngô Văn Quý với 22 phiếu tín nhiệm thấp.
Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam, người không có phiếu tín nhiệm thấp nào, cũng cho rằng, kết quả phiếu tín nhiệm phản ánh đúng tình hình của Hà Nội. Thành phố sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 có nhiều bộn bề và lãnh đạo UBND thành phố cần sự chia sẻ. Dù khối HĐND nhận ít phiếu tín nhiệm thấp hơn song theo ông Nam, kết quả cho thấy các đại biểu vẫn đòi hỏi các ban của HĐND phải đổi mới hơn.
Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam. Ảnh: Nguyễn Hưng
"Cá nhân tôi không bị sức ép gì khi bỏ phiếu và tôi cũng nghĩ các đại biểu khác cũng như vậy", vị đại biểu thường xuyên có những phát biểu, câu hỏi chất vấn sắc sảo ở HĐND chia sẻ.
Đánh giá về 2 lãnh đạo Sở Kế hoạch đầu tư và Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Nam cho rằng, có thể vừa rồi chỉ số CPI của thành phố bị đánh tụt nên tác động đến suy nghĩ của đại biểu. "Tất nhiên đồng chí đó mới nhận chức song là sở tham mưu của thành phố nên bị ảnh hưởng. Và trong tình hình khó khăn, liên quan đến giải quyết việc làm, các chính sách an sinh thì có khó khăn nhất định nên các đại biểu yêu cao hơn, là lời nhắc nhở các đồng chí cố gắng hơn", ông nói.
Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh thì khẳng định, kết quả tín nhiệm là cơ sở đánh giá cán bộ để sắp xếp, phân công cán bộ. Trước đánh giá tín nhiệm thấp nghiêng về các chức chức danh ở lĩnh vực nóng, va chạm nhiều bà cho rằng, kết quả này chỉ phản ánh một phần chứ không phải tất cả. "Tôi nghĩ các đồng chí ở UBND thành phố đã hết sức cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Còn kết quả thực hiện đến đâu, ghi nhận tới đâu thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố", bà nói.
Qua lần lấy phiếu đầu tiên này, nữ Chủ tịch HĐND cho rằng, Quốc hội cần có điều chỉnh, bổ sung bởi đây sẽ là hoạt động thường xuyên của HĐND các cấp. Theo đó, cần có hướng dẫn cụ thể hơn của trung ương trong nội dung báo cáo của các chức danh. "18 báo cáo của Hà Nội không có sự thống nhất mà mỗi người theo cách hiểu của mình. Một số báo cáo có đề xuất phương hướng khắc phục nhưng có báo cáo không nêu", bà Thanh cho hay.
Riêng về đối tượng lấy phiếu, các đại biểu Hà Nội cũng phân ra 2 loại ý kiến. Có ý kiến cho rằng nên mở rộng thành phần đến nhóm đối tượng khác là giám đốc các sở, thủ trưởng ngành thuộc UBND. Loại ý kiến còn lại đề nghị thu hẹp, không lấy phiếu tín nhiệm chức danh trưởng ban HĐND.
Là người đứng đầu UBND Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo gửi lời cảm ơn vì sự tín nhiệm của đại biểu HĐND với bản thân ông và các thành viên của UBND thành phố. Theo ông, trên cơ sở phiếu tín nhiệm, các cá nhân UBND thành phố sẽ tự xem xét bản thân và công tác quản lý điều hành trong thời gian qua để đáp ứng mong muốn của đại biểu và của cử tri.
Theo VNE
Giám đốc Sở Lao động Hà Nội có tín nhiệm thấp nhất Ông Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở Lao động và ông Ngô Văn Quý, Giám đốc Sở Đầu tư nhận được nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất. Còn Chủ tịch HĐND và Giám đốc Công an thành phố nhận được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất. Nhấn vào ảnh để xem số phiếu tín nhiệm của từng chức danh. Chiều 4/7, 93%...