Campuchia và Lào nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương chống dịch COVID-19
Ngày 4/12, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen khẳng định đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không nên bị chính trị hóa, bởi chỉ có đoàn kết và thống nhất thì thế giới mới có thể đánh bại được dịch bệnh.
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong video gửi tới phiên họp bất thường lần thứ 31 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), Thủ tướng Hun Sen nêu rõ trong bối cảnh tính mạng của hàng triệu người dân trên thế giới đang bị đe dọa, không quốc gia nào nên chính trị hóa vấn đề sức khỏe cộng đồng, hay phản đối nỗ lực khống chế dịch bệnh do điều này sẽ không mang lại lợi ích cho cuộc chiến chống COVID-19. Thay vào đó, sự đoàn kết của khu vực và quốc tế là những nhân tố không thể thiếu trong giai đoạn khủng hoảng này. Theo ông, cuộc chiến chống đại dịch đòi hỏi việc đưa ra quyết định chung một cách thận trọng, trong khuôn khổ cơ chế đa phương thông qua việc tôn trọng luật quốc tế và chủ quyền mỗi quốc gia với LHQ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là các tổ chức giữ vai trò then chốt.
Thủ tướng Campuchia tái khẳng định sự ủng hộ của Campuchia đối với vai trò của LHQ và WHO trong nỗ lực toàn cầu về ứng phó đại dịch. Bên cạnh đó, Campuchia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết của vaccine ngừa COVID-19 như một mặt hàng toàn cầu, theo đó công tác cung cấp và phân phối cho mọi quốc gia nên được tiến hành trên cơ sở nhân đạo, đặc biệt là những quốc gia dễ bị tổn thương. Ông cho rằng trong giai đoạn hậu COVID-19, các nước cần duy trì chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, thương mại xuyên biên giới, đầu tư và du lịch quốc tế.
Video đang HOT
Cũng tại phiên họp này, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương trong việc phát triển vaccine ngừa COVID-19, và cung cấp vaccine ở mức giá hợp lý.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Sisoulith đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ COVAX – sáng kiến giúp đảm bảo việc tiếp cận vaccine một cách công bằng do WHO khởi xướng. Theo ông Sisoulith, điều này sẽ giúp vaccine ngừa COVID-19 trở thành mặt hàng toàn cầu. Về tình hình dịch trong nước, Thủ tướng Lào cho biết chính phủ nước này đã áp đặt các biện phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, qua đó giúp nước này khống chế dịch bệnh hiệu quả.
Tính đến thời điểm này, Lào đã ghi nhận tổng cộng 39 ca nhiễm, trong đó có không có ca tử vong nào do COVID-19. Để giảm nhẹ tác động đến nền kinh tế, Chính phủ Lào hiện đã nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
Phiên họp bất thường thứ 31 của ĐHĐ LHQ được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại thành phố New York, Mỹ và kéo dài trong hai ngày 3-4/12. Nội dung phiên họp tập trung vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống COVID-19. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu tiếp tục tăng.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 17h30 ngày 4/12, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 65,6 triệu ca nhiễm và 1,5 triệu ca tử vong do COVID-19.
Lần đầu phê chuẩn chiến lược quản lý môi trường hạ lưu sông Mekong
Ủy hội sông Mekong lần đầu thông qua chiến lược quản lý môi trường bao trùm vùng hạ lưu, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong.
Hội đồng Ủy hội sông Mekong (MRCC) họp theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Lào hôm 26/11, trong đó thông qua nhiều văn kiện mang tính chiến lược, vạch ra hướng đi mới cho MRC và thúc đẩy nỗ lực cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tại châu thổ sông Mekong.
Hội đồng MRC đã lần đầu thông qua chiến lược quản lý môi trường có phạm vi bao trùm toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong mang tên "Chiến lược Quản lý Môi trường toàn lưu vực đối với Tài sản môi trường của Các khu vực sinh thái quan trọng giai đoạn 2021-2025", nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong trước biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
Sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.
"Việc thông qua các tài liệu chiến lược khẳng định rõ ràng cam kết đối phó với những thách thức ngày càng lớn trong khu vực, cũng như mang tới giải pháp phát triển có trách nhiệm để cải thiện đời sống cho người nghèo", chủ tịch MRCC năm 2020 Sommad Pholsena nói trong cuộc họp.
Hội đồng MRC cũng thông qua Chiến lược Phát triển Lưu vực (BDS) giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch Chiến lược của MRC (SP) giai đoạn 2021-2025. Các tài liệu này thừa nhận vai trò của MRC đã chuyển từ tập trung hợp tác chia sẻ và thu thập kiến thức sang hợp tác toàn diện nhằm phát triển và quản lý tài nguyên nước trên toàn châu thổ sông Mekong.
Quy hoạch tổng thể về giao thông thủy cũng được phê chuẩn, cho phép MRC cải thiện quy tắc di chuyển, thu hút đầu tư và hiện thực hóa tiềm năng thương mại khu vực.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37: Tăng cường hợp tác Mê Công - Nhật Bản, Mê Công - Hàn Quốc Sáng 13/11, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đồng chủ trì Hội nghị cấp cao Hợp tác Mê Công - Nhật Bản lần thứ 12 và Hội nghị Cấp cao Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 2 theo...