Campuchia tưng bừng khai hội đua thuyền
Chiều 14/11, tại khu vực bờ sông bên dòng Tonle Sap ở trung tâm thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia đã tưng bừng khai mạc lễ hội “Đua thuyền, thả đèn nước và cúng Trăng, đút cốm dẹp” năm 2024 quy mô quốc gia dưới dự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni.
Quốc vương Norodom Sihamoni chào mừng các vận động viên tham dự lễ hội đua thuyền cấp quốc gia. Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sự kiện khai mạc lễ hội đua thuyền thường niên của Hoàng gia Campuchia năm nay có sự hiện diện của các thành viên hoàng tộc, người đứng đầu và lãnh đạo cấp cao chính phủ hoàng gia, quốc hội, thượng viện, đại diện các ngoại giao đoàn, du khách quốc tế và hàng vạn người dân đến từ nhiều tỉnh, thành trên đất nước Chùa Tháp.
Là một phần trong khuôn khổ lễ hội “Đua thuyền, thả đèn nước và cúng Trăng, đút cốm dẹp” thường niên của Hoàng gia Campuchia, giải đua thuyền quy mô quốc gia năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 14 – 16/11, thu hút gần 350 thuyền với trên 20.000 vận động viên đến từ 27 cơ quan bộ, ngành trung ương và địa phương. Trong đó, 4 đơn vị hành chính cấp tỉnh cử số lượng thuyền và vận động viên tham gia tranh tài đông nhất lần lượt là Prey Veng, Kandal, Phnom Penh và Kampong Cham.
Ngày hội đua thuyền năm 2024 ở Campuchia thu hút gần 350 thuyền với trên 20.000 vận động viên đến từ 27 cơ quan bộ, ngành trung ương và địa phương tham gia tranh tài. Ảnh: AKP/TTXVN phát
Ngay từ trưa 14/11, những cuộc tranh tài sôi động trong khuôn khổ ngày hội đua thuyền cấp quốc gia năm 2024 của người dân Chùa Tháp đã chính thức bắt đầu với 176 cặp đấu so tài trong ngày đầu tiên. Các cuộc tranh tài lần lượt diễn ra từ 11h00 đến 17h00 trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, trên đường đua kéo dài từ khu vực cầu Chroy Changvar đến đảo Kim Cương (Koh Pich), đoạn sông Tonle Sap trước Cung điện Hoàng gia Campuchia ở trung tâm thủ đô Phnom Penh. Lễ bế mạc và trao giải đua thuyền diễn ra vào chiều tối 16/11.
Cùng với không khí đua thuyền sôi động, trong khuôn khổ lễ hội “Đua thuyền, thả đèn nước và cúng Trăng, đút cốm dẹp” của Hoàng gia Campuchia, còn diễn ra các nghi thức lễ hội truyền thống và hoạt động vui chơi giải trí vui tươi khác tại khu vực tổ chức sự kiện.
Trong đó, có màn trình diễn đèn nước độc đáo với 36 thuyền hoa đăng của Hoàng gia Campuchia, cơ quan bộ, ngành trung ương và các đơn vị, tổ chức đoàn thể.
Video đang HOT
Trong phần trình diễn đèn nước của lễ hội, những thuyền hoa đăng trang hoàng rực rỡ, lộng lẫy nối đuôi nhau thả trôi trên dòng Tonle Sap, từ đầu ngày đến 22h00 hằng ngày. Sau không khí náo nhiệt của những cuộc tranh tài vào ban ngày, vẻ đẹp lung linh về đêm của dòng Tonle Sap còn được điểm xuyết bởi màn bắ.n pháo hoa ở khu vực trước cung điện Hoàng gia, bắt đầu khi đoàn thuyền hoa đăng xuất phát từ khu vực cầu Chroy Changvar, di chuyển theo hướng Nam-Bắc đến đảo Kim Cương (Koh Pich), trung tâm thủ đô Phnom Penh.
Bên cạnh đó, còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật, hoạt động trưng bày, triển lãm phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của du khách và người dân, được bố trí tại nhiều địa điểm ở trung tâm thủ đô Phnom Penh, khu vực công viên xung quanh Đài Độc lập, Cung điện Hoàng gia…
Người dân Campuchia tập trung đông đúc hai bên bờ sông Tonle Sap cổ vũ các cuộc tranh tài trong ngày đầu tiên của lễ hội. Ảnh: AKP/TTXVN phát
Lễ hội “Đua thuyền, thả đèn nước và cúng Trăng, đút cốm dẹp” năm 2024 ở Campuchia diễn ra trong 3 ngày, từ 14 – 16/11, cùng nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức trong 3 ngày nghỉ ở khắp các địa phương trong cả nước với thủ đô Phnom Penh là tâm điểm của lễ hội.
Lần thứ hai được nối lại sau 3 năm tạm dừng do ảnh hưởng của COVID-19, lễ hội năm nay diễn ra với quy mô lớn, thu hút hàng vạn du khách và người tham gia trong ngày đầu tiên. Lực lượng chức năng Campuchia bố trí hơn 10.000 nhân viên an ninh tham gia bảo vệ trật tự, an toàn trong những ngày diễn ra lễ hội.
Theo phong tục truyền thống, hoạt động đua thuyền gắn liền với các hoạt động thả đèn nước, cúng Trăng và đút cốm dẹp của người dân Campuchia, thường diễn ra vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô, thời điểm ghi nhận nước từ Biển Hồ Tonle Sap chảy ngược ra sông, cũng là lúc người dân Chùa Tháp vào mùa thu hoạch lúa.
Trên tinh thần đó, lễ hội được tổ chức với sở nguyện cảm ơn mẹ nước và những dòng sông đã ban nước và vun bồi phù sa, giúp đất đai phì nhiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; cảm ơn đất trời đã ban mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng thuận lợi, người dân có cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Lễ hội Đua thuyền, thả đèn nước và cúng trăng, đút cốm dẹp năm 2024 của Hoàng gia Campuchia. Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN
Cùng với Tết cổ truyền Chol Chhnam Thmey và lễ Pchum Ben truyền thống, Lễ hội “Đua thuyền, thả đèn nước và cúng Trăng, đút cốm dẹp” là một trong 3 sự kiện lễ hội chính ở Campuchia, cũng là kỳ nghỉ lễ dài cuối cùng trong năm của người dân ở quốc gia Đông Nam Á này.
Khác với hai lễ hội còn lại, trong dịp lễ hội “Đua thuyền, thả đèn nước, cúng trăng và đút cốm dẹp”, du khách nước ngoài và người dân Campuchia từ khắp các địa phương đổ về thủ đô để hòa mình vào không khí sôi động của những cuộc tranh tài đua thuyền vào ban ngày, cùng chiêm ngưỡng những ngọn đèn nước lung linh về đêm trên dòng Tonle Sap, được điểm xuyết bởi những màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Phnom Penh.
Huỳnh Thảo (TTXVN)
Truyền thông Đức đán.h giá động lực đằng sau bức tranh kinh tế sáng màu của Việt Nam
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á.
Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân trên cánh đồng xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
Theo dự báo mới của WB, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dự kiến sẽ đạt 6,1% vào cuối năm 2024 và 6,5% vào năm 2025. Cả hai con số này đều cao hơn ước tính hồi tháng 4.
Động lực cho tăng trưởng là nhờ sự phục hồi của xuất khẩu, sản xuất, du lịch và đầu tư. Điều này cho thấy Việt Nam có tiềm năng đạt mức tăng trưởng lớn hơn vào năm 2025, so với các nền kinh tế mới nổi khác cùng khu vực như Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Nhà nghiên cứu Nguyen Khac Giang tại Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) đán.h giá: "Việt Nam có thể duy trì đà tăng trưởng nhờ lợi thế trong nước là dân số 100 triệu người với tầng lớp trung lưu đang gia tăng".
Ngoài ra, các nhà đầu tư phương Tây đang chủ trương giảm phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường và chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, hướng tới mục tiêu mở rộng sang các quốc gia khác. Do đó, các quốc gia Đông Nam Á trở thành lựa chọn hàng đầu cho đầu tư nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản và liên minh châu Âu (EU).
Một cơ sở sản xuất thép tại Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng thu hút các nền kinh tế phương Tây. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Vào tháng 9/2023, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Nhiều nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này có trọng tâm là thúc đẩy lợi ích kinh tế.
Việt Nam hiện có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 8 quốc gia, gồm Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Australia (3/2024) và Pháp (10/2024).
Kênh DW cho rằng khoản đầu tư lớn từ Washington là chìa khóa cho các cơ hội kinh tế tại Việt Nam. Việt Nam đã trở thành địa điểm sản xuất quan trọng của Apple, gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. Apple đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào Việt Nam trong 5 năm qua.
Đáng chú ý, Việt Nam sở hữu lực lượng lao động trẻ và đông đảo, với 58% trong tổng dân số gần 100 triệu người dưới 35 tuổ.i. Điều này khiến Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn.
Ông Sebastian Eckardt tại WB đán.h giá: "Trong nửa đầu năm, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ phục hồi của nhu cầu xuất khẩu. Để duy trì đà tăng trưởng không chỉ trong phần còn lại của năm mà cả trong trung hạn, chính quyền nên tăng cường cải cách cơ cấu, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý cẩn thận các rủi ro tài chính mới nổi".
Campuchia hướng tới nâng cấp chuỗi cung ứng lúa gạo quốc gia Ngày 10/9, tại thủ đô Phnom Penh đã diễn ra "Diễn đàn lúa gạo Campuchia lần thứ 7 năm 2024" với chủ đề "Cải thiện khả năng chống chịu bao trùm và bền vững của chuỗi cung ứng lúa gạo Campuchia". Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet phát biểu tại phiên bế mạc diễn đàn. Ảnh: Huỳnh Thảo/TTXVN...