Campuchia sắp khởi công tuyến cao tốc từ Phnom Penh đến biên giới Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Giao thông Công chính Campuchia đang triển khai các phần việc cuối cùng cho việc khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc mới, nối thủ đô Phnom Penh của nước này với thành phố Bavet (tỉnh Svay Rieng), giáp cửa khẩu Mộc Bài ( tỉnh Tây Ninh) vào tháng 6/2023, kết nối với đường cao tốc Mộc Bài – Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Bản vẽ phác thảo tuyến đường cao tốc Phnom Penh-Bavet, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027. Ảnh: AKP/TTXVN
Thông tin trên được Bộ trưởng Giao thông Công chính Campuchia Sun Chanthol xác nhận ngày 21/4 tại lễ khánh thành Trung tâm kiểm định phương tiện giao thông Samrong Andeth, ở thủ đô Phnom Penh. Theo đó, dự kiến Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen sẽ chủ trì lễ khởi công công trình đường cao tốc Phnom Penh – Bavet, dự án đường cao tốc thứ hai ở quốc gia Đông Nam Á này với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD, tổng chiều dài toàn tuyến 138 km, nhằm tăng cường kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh biên giới, nhất là hoạt động xuất khẩu và thương mại ở khu vực biên giới hai nước Campuchia-Việt Nam và các nước trong khu vực.
Theo thiết kế, tuyến đường cao tốc Phnom Penh – Bavet rộng 25,5m với 4 làn xe, mỗi chiều có hai làn xe, điểm khởi đầu là đường vành đai 3 ở thủ đô Phnom Penh, đi qua các tỉnh Kandal, Prey Veng, Svay Rieng và kết thúc tại thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, giáp biên giới Việt Nam.
Video đang HOT
Dự án cao tốc Phnom Penh-Bavet do Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) đầu tư, xây dựng. CRBC cũng là chủ đầu tư tuyến đường cao tốc đầu tiên dài hơn 190 km ở Campuchia, kết nối thủ đô Phnom Penh với tỉnh duyên hải Preah Sihanouk với tổng kinh phí đầu tư 1,9 tỷ USD dưới hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT).
Tuyến Phnom Penh-Preah Sihanouk đã được khánh thành, đưa vào sử dụng từ tháng 10/2022 với thời gian khai thác trong 50 năm.
Nỗ lực cứu cá heo Irrawaddy sông Mekong sắp tuyệt chủng
Cảnh tượng đàn cá heo nước ngọt Irrawaddy (cá nược Minh Hải) bơi lội trên đoạn sông Mekong ở Campuchia có thể sẽ chỉ còn là ký ức, khi số lượng các cá thể này đang bị đe dọa, bất chấp hàng loạt nỗ lực bảo tồn.
Bảo vệ các loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng Australia ngăn chặn 'cuộc khủng hoảng tuyệt chủng' các loài động vật hoang dã Cá heo nước ngọt Irrawaddy tuyệt chủng tại Lào Loài cá 'lạ' ngư dân bắt được ở Bến Tre là cá heo nước ngọt
Cá heo nước ngọt Irrawaddy bơi tại sông Mekong ở tỉnh Kratie, cách thủ đô Phnom Penh của Campuchia 300 km về phía đông bắc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Campuchia đã công bố những hạn chế đánh bắt cá nghiêm ngặt mới nhằm cứu lấy loài cá heo quý hiếm này. Tuy nhiên, với nguồn tài chính hạn chế, đây được xem là một thách thức lớn, đặc biệt trên con sông trải rộng hàng trăm mét, rải rác nhiều hòn đảo nhỏ và hai bên bị bao phủ bởi cây cối rậm rạp, trong khi lực lượng an ninh không đủ để thực hiện công tác giám sát.
Theo các nhà bảo tồn động vật, lưới rê và bẫy cá được lắp đặt bừa bãi trên sông là nguyên nhân chính khiến số lượng cá heo Irrawaddy trên sông Mekong ngày càng giảm. Việc loài cá heo này tuyệt chủng còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của nhiều người dân địa phương, vốn thu hút rất đông khách du lịch đến tận mắt ngắm nhìn loài cá heo quý hiếm.
Cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ban hành luật mới để hạn chế khu vực đánh bắt cá, theo đó mở rộng khu vực bảo tồn và tăng cường giám sát. Những người vi phạm luật có thể đối mặt mức án tù 1 năm nếu sử dụng lưới rê để đánh bắt cá, và 5 năm đối nếu sử dụng điện để đánh bắt trong các khu bảo tồn. Các nỗ lực bảo tồn phần nào đã được đền đáp, khi số lượng cá thể tại sông Mekong được bảo toàn và tia hy vọng được thắp lên khi có một cá heo con chào đời.
Cá heo Irrawaddy nhỏ bé với phần trán hình vòm và mỏ ngắn, có đặc tính nhút nhát, có thể sống tại cả môi trường nước ngọt và mặn. Số lượng cá heo Irrawaddy vào năm 1997 là 200 con, đến năm 2020 đã giảm xuống chỉ còn 89 con.
Năm 2016, Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) tuyên bố loài cá này đã tuyệt chủng về mặt chức năng sau khi phát hiện rằng có quá ít cặp sinh sản tiềm năng để có thể đảm bảo sự tồn tại của quần thể, với khoảng 70% đã quá độ tuổi sinh sản.
Theo WWF, ngoài sông Mekong, loài này chỉ sống ở hai con sông khác là Ayeyarwady của Myanmar và Mahakam ở Indonesia. Các quần thể cá heo Irrawaddy tại 3 con sông này đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt vào danh sách đỏ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Đánh bắt cá bất hợp pháp và rác thải nhựa đã giết chết nhiều con cá heo Irrawaddy, trong khi môi trường sống của chúng bị suy giảm do các đập ở thượng nguồn và biến đổi khí hậu đã tác động lớn đến mực nước sông. Tháng 12/2022, các nhà chức trách Lào thông báo loài cá heo nước ngọt Irrawaddy đã tuyệt chủng tại nước này, sau khi con cá cuối cùng sống ở khúc sông Mekong, giáp với Đông Bắc Campuchia và Lào, chết do vướng vào lưới đánh cá.
Campuchia ghi nhận cúm gia cầm H5N1 lan rộng Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 23/2, bà Youk Sambath, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia xác nhận đội ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế đã phát hiện thêm 12 người nhiễm cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Prey Veng. Trong đó, 4 trường hợp đã bắt đầu biểu hiện triệu chứng. Thông tin trên được công bố...