Campuchia lập ủy ban xác minh bản đồ biên giới
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua ký quyết định thành lập một ủy ban xác minh các bản đồ biên giới Liên Hợp Quốc cung cấp nhưng chưa có bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 mà Phnom Penh yêu cầu.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: The Cambodia Herald.
Ủy ban gồm 11 thành viên, trong đó có Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong, giữ chức chủ tịch; Chủ tịch Ủy ban Biên giới chung Campuchia Var Kimhong và Bộ trưởng Quy hoạch đô thị và Xây dựng, Quản lý đất đai Im Chhun Lim, The Cambodia Herald đưa tin.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết tổ chức này chưa tìm thấy tấm bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 do Cơ quan Địa lý Đông Dương phát hành trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1969.
Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc phát hiện một số bản đồ Phnom Penh có thể quan tâm và đã gửi bản sao của chúng dưới dạng kỹ thuật số cho Đại sứ Campuchia tại Liên Hợp Quốc Tuy Ry hôm 27/7. Liên Hợp Quốc chấp thuận cho mượn những bản đồ nói trên trong một thời gian nhất định.
Thủ tướng Hun Sen hôm 6/7 đề nghị Liên Hợp Quốc cung cấp những bản đồ gốc tổ chức này lưu trữ nhằm kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Ông Hun Sen khẳng định đề nghị trên là để thể hiện sự thận trọng và đúng đắn của Campuchia trong việc phân định biên giới giữa nước này với các quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Nhiều quan chức chính phủ, đại diện đảng phái và tổ chức phi chính phủ (NGO) sáng 3/8 được ông Hun Sen mời bay tới Liên Hợp Quốc, Mỹ, Pháp và Anh để kiểm tra những bản đồ lưu trữ. Ông cho biết chính phủ Campuchia sẵn sàng chi khoảng 5 triệu USD cho các phái đoàn để chứng minh Phnom Penh đang dùng đúng bản đồ trong quá trình xác định biên giới.
“Tôi không thể chấp nhận lời cáo buộc chính phủ dùng bản đồ giả mạo”, ông nói, đồng thời kêu gọi đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập trình bản đồ họ đang sở hữu để chính phủ và ủy ban các vấn đề biên giới xác thực.
Như Tâm
Theo VNE
"Hun Sen muốn giảm căng thẳng với Việt Nam, được Trung Quốc khuyến khích"
Campuchia đã bị (CNRP?) lôi kéo vào căng thẳng biên giới với Việt Nam, và đã được khuyến khích bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: Facebook Samdech Hun Sen.
The Cambodia Daily ngày 29/7 đưa tin, trả lời phỏng vấn báo này hôm Chủ Nhật 26/7, lãnh đạo phe đối lập Campuchia Sam Rainsy cho rằng những thay đổi trong lời nói của chính phủ Campuchia dường như là lời cảnh báo cho các nghị sĩ đối lập CNRP ngừng các chuyến đi đến (chống phá) biên giới với Việt Nam.
"Tôi nghĩ rằng sự thay đổi trong ngôn ngữ có thể phản ánh một số căng thẳng đã đi xa hơn những gì chúng ta thấy, và có thể phản ánh một tình huống khó khăn với những căng thẳng có quá nhiều lực lượng khác tham gia", ông Sam Rainsy nói.
Lãnh đạo phe đối lập CNCP Sam Rainsy cho rằng: "Chính phủ Campuchia đã bị (CNRP?) lôi kéo vào căng thẳng biên giới với Việt Nam, và đã được khuyến khích bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng bây giờ chính phủ Hun Sen muốn giảm những căng thẳng với Việt Nam"?!
"Những căng thẳng này đã vượt qua cả CNRP, điều này là lý do tại sao Hun Sen không muốn chúng tôi tới biên giới một lần nữa", Sam Rainsy tuyên bố.
Yếu tố Trung Quốc trên biên giới Tây Nam
Nhận định của ông Sam Rainsy cho thấy rõ ràng có bàn tay tác động của Trung Quốc vào vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Mặc dù đường biên giới này đã được xác định bằng Hiệp ước chính thức và hợp pháp, được quốc tế thừa nhận, đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa. Chính bản thân Sam Rainsy cũng muốn được Trung Quốc chống lưng - PV.
Một viên Trung tá quân đội Trung Quốc gắn quân hàm cho học viên sĩ quan quân sự Campuchia trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Reuters.
Tờ International Business Times ngày 22/7 nhận định, hợp tác quân sự giữa Campuchia và Trung Quốc trong tháng này cho thấy các nhà lãnh đạo ở Phnom Penh hiện nay nhiều khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ Bắc Kinh hơn là Hoa Kỳ.
Mặc dù mối quan hệ mật thiết giữa Phnom Penh và Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ngoài biên giới với Việt Nam là một mối quan tâm đặc biệt của người Việt, nhưng đồng thời quan hệ Campuchia - Trung Quốc còn là một mối đe dọa đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, International Business Times nhận định.
"Đây là một khu vực cạnh tranh phức tạp. Trung Quốc muốn dùng Campuchia trong Đông Dương và các nước tiểu vùng sông Mê Kông để tăng cường ảnh hưởng của họ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Chheang Vannarith, một giáo sư đại học Leeds ở Anh nói với đài VOA.
Chính phủ Campuchia vạch trần chiêu bài của CNRP dùng bản đồ chống phá biên giới với Việt Nam
Trước đó ngày 20/7 The Cambodia Daily cho biết, Chính phủ Campuchia đã lên án gay gắt Chủ tịch đảng đối lập CNRP Sam Rainsy đã không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia với việc chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia bằng một bản đồ mua từ Viện Địa lý quốc gia Pháp với giá 168 USD.
Bản đồ này do thượng nghị sĩ Hong Sok Hour mua từ tháng trước và giao lại cho Sam Rainsy.
Chính phủ Campuchia tuyên bố: "Ông Sam Rainsy cho rằng bản đồ ông ta mua ngoài chợ ở Pháp có giá trị nhiều hơn so với bản đồ chính thức mà chính phủ Campuchia chọn để đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam. Phải chăng giá trị chủ quyền của Campuchia và giá trị đảng CNRP trong mắt ngài Sam Rainsy chỉ đáng giá 168 USD?",
Phe đối lập đã sử dụng "bản đồ mua ngoài chợ" để xem xét liệu chính phủ Campuchia đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam có chính xác hay không!
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Nhật "tố" Trung Quốc lắp đặt 16 giàn khoan gần khu vực tranh chấp Trung Quốc đã triển khai 16 giàn khoan ở Hoa Đông gần khu vực biển tranh chấp với Nhật Bản, Tokyo ngày 22/7 cho biết. Nhật Bản nói rằng hành động đơn phương này của Trung Quốc đã vi phạm một thỏa thuận giữa 2 nước. Một bức ảnh chụp 2 giàn khoan của Trung Quốc ở Hoa Đông được Bộ Quốc phòng...