Campuchia, Indonesia ghi nhận số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước đến nay
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu tại Campuchia khi số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 trong ngày 30/6 ở mức cao nhất kể từ đầu dịch đến nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 20/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Campuchia ngày 30/6 ra thông cáo xác nhận tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã vượt ngưỡng 50.000 ca và chỉ trong 24 giờ qua đã có thêm 1.130 ca mới (bao gồm cả 139 ca nhập cảnh).
Đây là lần đầu tiên số ca mắc COVID-19 trong một ngày tại Campuchia ở mức bốn chữ số. Cùng với đó, số ca tử vong cũng ở mức cao chưa từng thấy với 27 người, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại đây lên 602 ca kể từ “sự cố cộng đồng ngày 20/2″. Trước ngày 20/2, Campuchia chưa có ca tử vong nào vì COVID-19.
Những con số thống kê tăng nhanh cả về ca mắc mới và ca tử vong mỗi ngày đang khiến cho giới chức Campuchia lo ngại. Tại Phnom Penh, sau ổ dịch chợ Boeng Keng Kang ngay tại trung tâm thủ đô phải đóng cửa vì hơn 100 tiểu thương buôn bán trong chợ mắc COVID-19, đến chợ Toul Tom Poung đang trong tầm cảnh báo vì một tiểu thương bán đồ sắt ở quầy số 233 và 234 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Chính quyền địa phương đề nghị những ai đến quầy này từ ngày 19/6-25/6 phải tự cách ly, theo dõi triệu chứng và đi xét nghiệm COVID-19.
Dịch COVID-19 sau một số ngày tạm lắng đã bùng phát trở lại tại thủ đô Phnom Penh – nơi hầu hết người dân đã được tiêm phòng. Nhà máy JH tại làng Damnak Thom 3, phường Stung Meanchey 3, quận Meanchey, Phnom Penh đã phải tạm dừng toàn bộ hoạt động trong 14 ngày từ ngày 29/6-12/7 do 200 công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Báo Khmer Times ngày 30/6 dẫn lời Phó Quận trưởng quận Meanchey, Dy Roth Khemrun, cho biết nhà máy JH có tổng cộng 964 công nhân, trong đó 237 người mắc COVID-19.
Video đang HOT
Trong nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm phòng để đưa nền kinh tế sớm hoạt động bình thường trở lại, thêm 6 tỉnh của Campuchia khởi động chiến dịch tiêm phòng COVID-19 cho công nhân may mặc và người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên. Đó là các tỉnh Kampong Chhnang, Banteay Meanchey, Pursat, Kampong Cham, Tbong Khmum và Svay Rieng.
Theo người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine, chiến dịch tiêm phòng đang được đẩy nhanh hơn dự kiến vì Campuchia đã nhận nhiều vaccine ngừa COVID-19. Nếu không có gì thay đổi, Campuchia sẽ nhận số vaccine đủ để tiêm phòng cho 10 triệu người.
Cùng ngày, Bộ Y tế Indonesia cho biết nước này đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất, với 21.807 ca, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 2.178.272 ca. Dữ liệu trên cũng cho thấy Indonesia có thêm 467 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 58.491 ca.
Gia tăng số ca mắc mới COVID-19 tại Đông Nam Á
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia ngày 19/5 ra thông cáo xác nhận có 393 ca mắc mới COVID-19 ở nuớc này, gồm 392 ca lây nhiễm cộng đồng và một ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc tại Campuchia từ đầu mùa dịch đến nay vượt ngưỡng 23.000 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trên cũng thông báo có 612 người khỏi bệnh và thêm 3 ca tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, đến nay Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 23.282 ca mắc COVID-19, trong đó 22.646 ca liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2" và 159 ca tử vong.
Báo Khmer Times cùng ngày đưa tin trong khi số ca lây nhiễm cộng đồng giảm tại thủ đô Phnom Penh thì các tỉnh Takeo, Kampong Chhnang và tiếp theo là Kampong Cham trở thành các "điểm nóng" mới về lây nhiễm COVID-19 ở nước này.
Theo báo trên, chính quyền tỉnh Kampong Cham sáng 19/5 đã ra thông cáo về 35 ca mắc mới COVID-19 là công nhân nhà máy ở các huyện Cheung Prey, Batheay và Kampong Siem, trong khi tỉnh Takeo chỉ trong 2 ngày qua phát hiện trên 80 ca mắc mới.
Tại tỉnh Kampong Chhnang, Sở Y tế tỉnh ngày 18/5 đã thông báo 21 ca mắc mới COVID-19 là công nhân Công ty Horizon Outdoor (Cambodia) Co Ltd ở huyện Kampong Tralach. Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã phải phong tỏa 6 làng thuộc các huyện Boribo, Samaki Meanchey và Kampong Tralach để ngăn chặn dịch bệnh.
* Tại Lào, Bộ Y tế nước này chiều 19/5 thông báo ghi nhận 50 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 39 ca lây nhiễm cộng đồng và 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, huyện Ton Pheung, thuộc tỉnh Bokeo, Bắc Lào tiếp tục là điểm có số ca nhiễm cao nhất với 21 ca, tiếp đến là thủ đô Viêng Chăn với 16 ca. Đáng chú ý, trong ngày 18/5, huyện Ton Pheung lấy mẫu xét nghiệm 25 trường hợp thì có tới 21 ca dương tính với COVID-19, điều này cho thấy mức độ lây lan cao tại khu vực này, tập trung chủ yếu tại Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng do Trung Quốc đầu tư. Kể từ khi xuất hiện làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại Lào, đặc khu kinh tế Tam giác Vàng đã ghi nhận gần 500 trăm ca lây nhiễm trong cộng đồng - chỉ sau thủ đô Viêng Chăn - trong đó có nhiều người nước ngoài.
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 19/5, đại diện Bộ Y tế Lào cho biết lây nhiễm cộng đồng vẫn là một vấn đề lớn tại Lào khi xuất hiện ngày càng nhiều các chùm ca lây nhiễm trong gia đình do nhiều người không tuân thủ các quy định phòng dịch của Chính phủ.
Đến nay Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.737 ca mắc COVID-19, trong đó có trên 1.600 ca được phát hiện từ cuối tháng 4 đến nay và chỉ ghi nhận 2 trường hợp từ vong.
* Malaysia ngày 19/5 thông báo ghi nhận 6.075 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 485.469, trong đó 1.994 người tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia cho biết bang Selangor vẫn là bang có số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất, với 2.251 ca; tiếp đến là Johor với 699 ca và Kuala Lumpur với 660 ca.
Giới chức Bộ Y tế Malaysia cho biết hệ thống chăm sóc sức khỏe đã chạy hết công suất và cần phải phong tỏa toàn diện để khống chế dịch bệnh.
Hiện nay, Malaysia đang thực hiện Lệnh hạn chế dịch chuyển lần thứ 3 kể từ khi đại dịch bùng phát. Đợt hạn chế này bắt đầu từ ngày 12/5 và dự kiến kéo dài tới ngày 7/6. Tuy nhiên, đợt hạn chế này nới lỏng hơn nhiều so với 2 đợt trước, theo đó hầu hết các lĩnh vực kinh tế được tiếp tục hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định phòng dịch.
* Tại Philippines, Bộ Y tế (DOH) cùng ngày thông báo ghi nhận 4.700 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 1.159.071 ca. Số ca tử vong do COVID-19 ở nước này cũng tăng lên 19.507 ca sau khi có thêm 136 bệnh nhân tử vong.
* Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) cho biết nước này đã ghi nhận 654 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 637 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 133.471 người. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 8 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 1.912 ca.
Giới chức y tế Hàn Quốc vẫn đang cảnh giác trước nguy cơ bùng phát một làn sóng lây nhiễm mới khi các ổ dịch mới liên tục được phát hiện và số ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ngày một tăng.
Ấn Độ dỡ bỏ hạn chế thời gian để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng Ngày 3/3, Bộ trưởng Y tế LB Ấn Độ Harsh Vardhan cho biết chính phủ nước này đã dỡ bỏ hạn chế về thời gian tiêm phòng COVID-19 và những người trong diện tiêm phòng có thể đi tiêm bất kỳ lúc nào. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình tập huấn tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ....