Campuchia ghi nhận 4 ca đầu tiên nhiễm biến thể JN.1 gây bệnh COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Phnom Penh dẫn thông cáo báo chí tối 28/12 của Bộ Y tế Campuchia cho biết, nước này đã phát hiện 4 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới JN.1 của virus gây bệnh COVID-19.
Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
JN.1 vốn là “dòng phái sinh” của BA.2.86 – một dòng phụ của biến thể Omicron được theo dõi, giám sát kể từ tháng 8 năm nay.
Theo thông cáo báo chí, Bộ Y tế Campuchia nêu rõ các ca nhiễm mới biến thể JN.1 “không nghiêm trọng, đây là một đột biến virus mới”. Theo kết quả thu được ngày 28/12 từ Viện Pasteur Campuchia, Bộ Y tế đã xác nhận 4 trường hợp mắc COVID-19 do nhiễm JN.1. Hiện cả 4 bệnh nhân đã được điều trị và đang tiếp tục hồi phục tại nhà.
Bộ Y tế Campuchia cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận biến thể JN.1 không gây bệnh nghiêm trọng, đây là loại virus đột biến mới được xếp vào loại “biến thể đáng quan tâm” (VOI), không phải “biến thể đáng lo ngại” (VOC) có mức độ nguy hiểm cao hơn.
Trong khi đó, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Cục Bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Campuchia đã ghi nhận phát hiện nhanh chóng tình trạng mắc COVID-19 ở những bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám. Qua đó, Bộ Y tế kêu gọi người dân chăm sóc bản thân với tinh thần trách nhiệm cao để ngăn chặn sự lây truyền của biến thể mới bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần phải tiếp tục tiêm đủ liều vaccine COVID-19 tại địa phương và tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế để tăng cường hệ thống miễn dịch.
Mỹ khuyến cáo người dân tiêm vaccine cải tiến để phòng biến thể phụ mới của SARS-CoV-2
Biến thể phụ mới JN1 của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh ở Mỹ, trở thành tác nhân làm gia tăng đáng kể số ca mắc COVID-19 mới ở nước này.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 19/12, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết biến thể JN1 chiếm tới 21,4% các ca nhiễm mới trên cả nước và là biến thể lây lan nhanh nhất. Riêng tại khu vực Đông Bắc, biến thể này chiếm hơn 30% ca nhiễm mới. CDC dự báo JN1 sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ trong bộ gen SARS-CoV-2.
Được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào tháng 9 vừa qua, JN1 có mối liên hệ gần gũi với biến thể BA.2.86 mà CDC đang theo dõi từ tháng 8. Đến cuối tháng 10, JN1 chiếm gần 0,1% số ca. CDC cho biết sự tăng lên không ngừng số ca nhiễm JN1 cho thấy biến thể này vừa có khả năng lây truyền nhanh vừa lẩn tránh được hệ miễn dịch.
Tại các nước châu Âu - như Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Hà Lan - đã có dấu hiệu cho thấy sự gia tăng số ca nhiễm biến thể JN1 và số ca nhập viện. Biến thể này cũng đang lây lan nhanh ở Australia, châu Á và Canada.
CDC cho biết hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể JN1 làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng so với các biến thể khác đang lưu hành. Tuy nhiên, các quan chức và chuyên gia y tế kêu gọi người dân tiêm vaccine đã được cải tiến để tránh hậu quả nghiêm trọng do virus gây ra. CDC nhấn mạnh vaccine cải tiến sẽ gia tăng sự bảo vệ trước JN1 cũng như các biến thể khác.
Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng ở Mỹ trước kỳ nghỉ lễ. Số ca nhập viện liên quan đến COVID-19, cúm và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều ở mức cao nhất kể từ đầu năm nay. Theo số liệu của CDC, hơn 22.700 ca mắc COVID-19 mới phải nhập viện trong tuần từ 9/12, mức cao nhất kể từ tháng 2/2023. Trong khi đó, đến ngày 9/12 vừa qua, mới có khoảng 18% người trưởng thành tiêm mũi vaccine cải tiến.
Malaysia và Thái Lan khuyến cáo phòng ngừa COVID-19 lây lan dịp cuối năm Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Y tế Malaysia Zaliha Mustafa đưa ra khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng dịp cuối năm. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 28/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố đưa ra ngày 8/12, Bộ trưởng Y...