Campuchia dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với 6 nước
Ngày 20/5, Campuchia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ 6 nước gồm Iran, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ.
Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, bắt đầu từ ngày 20/5, công dân nước ngoài từ 6 quốc gia: Iran, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ được phép nhập cảnh vào nước này.
Công dân từ các nước này bị cấm nhập cảnh vào Campuchia từ giữa tháng 3/2020, sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Campuchia cho phép nhập cảnh người nước ngoài từ 6 quốc gia trước đây bị cấm vào nước này.
Khi nhập cảnh vào Campuchia, tất cả người nước ngoài và người Campuchia từ 6 nước này đều phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh như: có giấy chứng nhận không bị Covid-19, có giấy bảo hiểm y tế với hạn mức thấp nhất là 50.000 USD (tương đương hơn 1 tỷ đồng) khi ở Campuchia…
Cũng trong ngày 20/5, Campuchia cũng cho phép các viện bảo tàng được mở cửa trở lại từ tháng 6/2020.
Campuchia không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong 38 ngày liên tiếp. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Campuchia là 122 ca, và tất cả số bệnh nhân này đã hồi phục và xuất viện.
Video đang HOT
Thủ tướng: Không được ép người dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 sáng nay.
Thông báo nêu rõ, cả nước không còn ca bệnh trong cộng đồng, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, đã tích cực thực hiện các biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy xuất nhập khẩu, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghiên cứu chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 cho giai đoạn mới, lâu dài, bảo đảm hiệu quả về y tế, bền vững về kinh tế
Thủ tướng đánh giá cao các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là ngành y tế đã kiểm soát tốt dịch bệnh; các lực lượng quốc phòng đã thực hiện hiệu quả công tác cách ly tập trung các trường hợp nhập cảnh, không để lây nhiễm ra cộng đồng; ngành giáo dục đã tổ chức tốt việc cho học sinh đi học trở lại bảo đảm an toàn...
Chưa mở cửa du lịch quốc tế
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục đoàn kết thực hiện thắng lợi mục tiêu kép. Đó là vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch hiệu quả trong điều kiện bình thường mới, bảo đảm sự bình yên cho nhân dân.
Các lực lượng y tế, quân đội, công an, chính quyền các cấp không được chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, đông dân cư; phải bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, quyết không để dịch bệnh quay trở lại.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài; chưa mở cửa du lịch quốc tế. Các ngành quân đội, công an, y tế tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
Các trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, công chức thực hiện công vụ, sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được tạo điều kiện nhập cảnh nhưng phải thực hiện cách ly phù hợp. Bên cạnh đó, tiếp tục quản lý chặt chẽ người qua lại đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới đường bộ.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo người Việt Nam đang ở nước ngoài chưa về nước, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của nước sở tại; chỉ xem xét cho về nước đối với các trường hợp đặc biệt như học sinh dưới 18 tuổi, người đi khám chữa bệnh, du lịch, thăm thân, công tác hết hạn; công bố tiêu chí được về nước và chủ trì, tổ chức tốt việc đưa công dân Việt Nam về nước theo lộ trình phù hợp, công khai, minh bạch.
Ngành y tế, nhất là y tế công và các các cơ quan chức năng tiếp tục duy trì các nhóm trực, phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; đẩy mạnh việc ứng dụng các công cụ công nghệ phục vụ phòng, chống dịch như Bluezone, nCoV....
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu về thuốc điều trị, vắc-xin phòng bệnh, hoàn thiện phác đồ điều trị Covid-19, lập hồ sơ sức khỏe người dân.
Nếu phát hiện phải xử lý nghiêm việc ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ
Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, sớm đề xuất việc công bố hết dịch và chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 cho giai đoạn mới, lâu dài, bảo đảm hiệu quả về y tế, bền vững về kinh tế.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt chú ý quản lý tốt, tạo thuận lợi nhưng bảo đảm chặt chẽ trong thực hiện cách ly y tế đối với các chuyên gia, công nhân tay nghề cao, nhà quản lý được nhập cảnh.
Các bộ, ngành, địa phương kịp thời thực hiện gói an sinh xã hội, bảo đảm đúng đối tượng, chống thất thoát, trục lợi chính sách; biểu dương các tấm gương tốt nhường phần được hỗ trợ cho người khó khăn hơn. Đại diện chính quyền không được ép người dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ, nếu phát hiện phải xử lý nghiêm.
Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, xúc tiến, thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu; lưu ý đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa là thiết bị y tế, khẩu trang, Kit xét nghiệm Covid-19.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống dịch. Trong đó, tài trợ, hỗ trợ thiết bị y tế, khẩu trang, Kit xét nghiệm, máy thở... cho các nước phòng, chống dịch Covid-19, trước hết là các nước ở châu Phi, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam.
Hỗ trợ bà con Việt kiều khó khăn tại Lào và Campuchia
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ VH-TT-DL chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xúc tiến quảng bá du lịch, chuẩn bị các việc cần thiết để mở cửa đón khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép, trước hết là từ các nước, vùng lãnh thổ đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
Cùng với đó, nghiên cứu đề xuất thời điểm và nguyên tắc dần nới lỏng xuất nhập cảnh, nối lại một số đường bay phục hồi giao thương, thăm thân, du lịch, thương mại, đầu tư trên cơ sở song phương, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Thủ tướng giao Bộ Y tế thống nhất với Bộ Tài chính báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn xem xét, có phương án xử lý cụ thể, bảo đảm công khai, công bằng trong phân bổ, sử dụng khoản kinh phí ủng hộ cho phòng, chống dịch, dành một phần để hỗ trợ cho bà con Việt kiều đang rất khó khăn tại một số nước như Lào và Campuchia.
Thủ tướng đồng ý tiếp tục giãn hơn các cuộc họp của Ban chỉ đạo. Thường trực Chính phủ sẽ định kỳ họp với Ban chỉ đạo khoảng gần 1-2 tuần/lần để quyết định các vấn đề lớn phát sinh.
Campuchia hy vọng sớm đàm phán hợp tác khai thác dầu khí với Thái Lan Campuchia cho biết đã sẵn sàng nối lại đàm phán với Thái Lan về hợp tác phát triển dầu khí tại khu vực chồng lấn đang tranh chấp ở khu vực Vịnh Thái Lan. Ông Cheap Sour, Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí Campuchia cho biết phía Campuchia hy vọng rằng các cuộc đàm phán với Thái Lan sẽ được tiến hành...