Campuchia đang mua lượng khổng lồ một loại vật tư nông nghiệp quan trọng của Việt Nam
Trong bối cảnh giá phân bón trong nước đang tăng cao do ảnh hưởng của chiến sự Nga – Ukraine, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng xuất khẩu phân bón.
Việt Nam xuất khẩu phân bón sang Campuchia nhiều nhất
Tháng 1/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng kỷ lục, tới 682% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Campuchia là nước nhập khẩu nhiều nhất phân bón của Việt Nam.
Bước sang tháng 2/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam có xu hướng giảm với 128.069 tấn, tương đương 71,31 triệu USD, giá trung bình 556,8 USD/tấn, giảm mạnh 43,4% về lượng, giảm 58,5% về kim ngạch và giảm 26,7% về giá so với tháng 1/2022.
Nhưng so với tháng 2/2021 thì tăng mạnh 58,3% về lượng, tăng 181,8% kim ngạch và tăng 78% về giá.
Tuy vậy, tính chung cả 2 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón xuất khẩu của cả nước đạt 352.672 tấn (tăng mạnh 69,9% so với 2 tháng đầu năm 2021), thu về gần 241,68 triệu USD (tăng 280,6%), giá trung bình đạt 685,3 USD/tấn (tăng 124%).
Campuchia vẫn là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, trong tháng 2/2022 xuất khẩu phân bón sang Campuchia giảm mạnh 51% cả về lượng và kim ngạch và giảm 1,1% về giá so với tháng 1/2022, đạt 17.581 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 477,4 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng giảm mạnh 78,8% về lượng, giảm 79,7% kim ngạch và giảm 4% về giá, đạt 3.724 tấn, tương đương 2,83 triệu USD, giá 760,9 USD/tấn.
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, nước ta xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn phân bón, thu về 559,35 triệu USD, tăng 16,4% về khối lượng, tăng 64,2% về kim ngạch so với năm 2020.
Như vậy, xuất khẩu phân bón trong năm ngoái đã đạt mức cao kỷ lục về lượng từ trước tới nay.
Tháng 1/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng kỷ lục, tới 682% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Campuchia là nước nhập khẩu nhiều nhất phân bón của Việt Nam. Ảnh: I.T
Video đang HOT
Campuchia là thị trường tiêu thụ phân bón của Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 40,2% trong tổng lượng và chiếm 37,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 544.443 tấn, tương đương trên 209,18 triệu USD, tăng 29,2% về lượng, tăng 59% về kim ngạch so với năm 2020.
Thị trường lớn thứ 2 của phân bón Việt Nam tính về trị giá là Hàn Quốc. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc 97.789 tấn, tương đương 70,84 triệu USD, giá trung bình 724,4 USD/tấn, tăng mạnh 379% về lượng, tăng 2.001% về kim ngạch và tăng 338,7% về giá so với năm 2020.
Xuất khẩu phân bón sang thị trường Malaysia trong năm 2021 đạt 106.917 tấn, trị giá 36,16 triệu USD, tăng 14,3% về khối lượng và tăng 97,6% về kim ngạch.
Giá phân bón trong nước tăng, có nên tạm ngừng xuất khẩu phân bón?
Do tác động của chiến sự Nga – Ukraine, so với tháng 2/2022, giá phân bón hiện đã tăng từ 5-8%.
Trên thị trường, hiện giá phân bón đã tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá ure lên ngưỡng 18.000 đồng/kg; phân DAP ngưỡng 18.500-19.000 đồng/kg; NPK ngưỡng 16.000-16.500 đồng/kg…
Giá phân bón trong nước tăng mạnh phần lớn do chịu tác động từ thị trường phân bón thế giới; trong đó có giá dầu tăng dẫn đến giá nguyên liệu sản xuất phân bón tăng. Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, tới 50% và giá dự báo còn tiếp tục tăng
Để “giảm nhiệt” giá phân bón, 1 số doanh nghiệp sản xuất phân bón cho rằng, Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng xuất khẩu phân bón.
Giải pháp này là khả thi khi hiện nay gần 100% thị phần phân bón xuất khẩu nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước.
Để đảm bảo bình ổn giá phân bón, Cục Bảo vệ thực vật cũng kiến nghị các giải pháp với Bộ NNPTNT như thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường thế giới, khu vực và trong nước, trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng, chủ động, kịp thời đề xuất các giải pháp đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chủ động đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón để có các biện pháp ứng phó linh hoạt đối với một số mặt hàng phân bón chủ chốt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước.
Phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội phân bón Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế nguồn cung từ thị trường Nga và Belarus, đặc biệt là phân Kali.
Đối với Bộ Công Thương kiến nghị rà soát, xem xét, sớm bãi bỏ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng phân bón DAP, MAP nhập khẩu phù hợp tình hình thực tiễn hiện nay theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường phân bón, nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi đầu cơ tăng giá, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Nga - Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, 7 trong 8 loại phân bón chính ở Việt Nam bất ngờ tăng giá
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) nhận định, chiến sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn.
Trước chiến sự Nga - Ukraine, Việt Nam nhập khẩu bao nhiêu phân bón từ Nga, Belarus?
Chiến sự Nga - Ukraine cộng với đòn trừng phạt Mỹ, EU nhắm đến Nga, Belarus đang có tác động đến thị trường phân bón thế giới, giá phân bón ở nhiều nơi đã tăng vọt, trong đó có Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam nhập một lượng phân bón khá lớn từ Nga, Trung Quốc.
Cụ thể, theo Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT), ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 2/2022 đạt 272.600 tấn với giá trị nhập khẩu đạt 127,8 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2022 đạt 595.300 tấn và 281,4 triệu USD.
Đáng chú ý, dù lượng nhập khẩu phân bón đã giảm 2,6% về khối lượng nhưng lại tăng tới 78,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 cho thấy giá phân bón thế giới đã tăng chóng mặt.
Trong tháng 1/2022, nguồn phân bón các loại nhập khẩu trong tháng 1 năm 2022 chủ yếu từ Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 37,5%, Nga chiếm 19,3% và Belarus chiếm 12,2%.
So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng 89,9%, trong khi giá trị nhập khẩu phân bón từ Nga tăng tới 158,7% và Belarus là 136,6%.
Tuy nhiên, sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT sẽ khiến các ngân hàng của nước này không thể chuyển tiền ra hoặc nhận tiền từ nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu tất cả các mặt hàng trong đó có phân bón của Nga.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt từ Liên minh châu Âu áp dụng đối với Belarus, quốc gia chiếm tới 20% sản lượng cung MOP (kali) toàn cầu đã ảnh hưởng đến tổng lượng kali xuất khẩu.
Năm 2020, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, đạt 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6,6 tỷ USD và Canada với 5,2 tỷ USD, Mỹ đứng thứ tư với 3,56 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2021, cả hai quốc gia Nga - Trung Quốc đều có động thái hạn chế xuất khẩu một số loại phân bón.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 2/2022, giá bán lẻ trung bình của hầu hết các loại phân bón tiếp tục tăng. Chiến sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn. Trong ảnh: Bên trong nhà máy phân bón của Đạm Phú Mỹ. Ảnh: pvn.vn.
7 trong 8 loại phân bón chính ở Việt Nam đã tăng giá sau chiến sự Nga - Ukraine
Theo Bản tin thị trường nông sản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 2/2022, giá bán lẻ trung bình của hầu hết các loại phân bón tiếp tục tăng so với tháng trước.
Bảy trong tám loại phân bón chính có giá cao hơn, với một loại phân bón tăng giá đáng kể từ 5% trở lên. Giá bán lẻ trung bình của phân bón 10-34-0 đắt hơn 5% so với một tháng trước. Phân bón này có giá trung bình là 837 USD/tấn.
Phân bón DAP có giá trung bình là 874 USD/tấn so với tháng trước, MAP 935 USD/tấn, Kali 815 USD/tấn, anhydrous 1.488 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử), UAN28 603 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử) và UAN32 là 703 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử).
Một loại phân bón đã giảm giá so với tháng trước. Urê thấp hơn một chút với giá trung bình là 891 USD/tấn.
Hầu hết các loại phân bón tiếp tục có giá cao hơn đáng kể so với một năm trước đó. MAP hiện đắt hơn 44%, DAP cao hơn 46%, 10-34-0 đắt hơn 60%, Urê cao hơn 95%, kali đắt hơn 102%, UAN32 cao hơn 144%, UAN28 đắt hơn 146% và anhydrous cao hơn 181% so với năm ngoái.
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giá các loại phân bón ổn định trong tháng qua. Giá NPK Cò Pháp (20-20-15) ở mức 19.000 đồng/kg. Giá NPK đầu trâu (20-20-15) 18.700 đồng/kg. Giá NPK đầu trâu TE (20-20-15) 19.300 đồng/kg. Giá NPK Việt Nhật (16-16-8) 15.000 đồng/kg. Giá phân KCL (Canada) 17.700 đồng/kg. Giá Urê ở mức 1 triệu đồng/bao (50 kg). Giá Kali bột tiếp tục duy trì ổn định ở mức 13 - 13,5 triệu đồng/tấn. Riêng giá DAP Trung Quốc xanh tăng 52.000 đồng/bao lên 1.292.000 đồng/bao.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, xung đột quân sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn.
Trong bối cảnh này, theo ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây thực sự vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ của các nhà sản xuất phân bón trong nước.
Chiến sự Nga - Ukraine đẩy giá phân bón thế giới tăng 8-12%, Việt Nam phải nhập bao nhiêu phân bón mới đủ? Chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá phân bón thế giới lập tức tăng 8-12% so với thời điểm trước đó, ngày 23/2/2022. Điều này dẫn đến thị trường phân bón trong nước cũng bị ảnh hưởng về nguồn cung và giá. Đặc biệt, đối với phân kali do cả Nga và Belarus chiếm gần 50% lượng kali cung cấp trên toàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Vị trí vụ hỏa hoạn làm 3 người chết thuộc con đường sắp được TPHCM mở rộng

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen

Cháy nhà, 3 người chết ở TPHCM: Bác sĩ đến sớm nhưng không thể cứu nạn nhân

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!
Có thể bạn quan tâm

Đang viral: Trai Tây nói giọng Huế đặc sệt, tiết lộ 1 thứ "đỉnh cao" ở Việt Nam ai nghe xong cũng gật đầu lia lịa
Netizen
10:11:59 03/04/2025
70 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí
Sức khỏe
09:43:53 03/04/2025
Thanh niên đánh người sau va chạm giao thông vì sợ vợ mang bầu bị ảnh hưởng
Pháp luật
09:06:30 03/04/2025
Cuộc họp báo của Kim Soo Hyun là bước đi sai lầm?
Sao châu á
09:04:32 03/04/2025
Nga có mục tiêu lớn ở Lugansk, Ukraine liệu có rút lui?
Thế giới
09:04:30 03/04/2025
Tiểu thư nổi tiếng của Vbiz: Được ví như Hoa hậu nhí, gia đình thuộc dòng dõi quý tộc
Sao việt
08:59:43 03/04/2025
Mỹ nam lão hóa ngược đỉnh nhất Trung Quốc: 21 năm nhan sắc không đổi, Phạm Băng Băng cũng muốn lấy làm chồng
Hậu trường phim
08:55:37 03/04/2025
HIEUTHUHAI hát thế nào mà lại bị so sánh với nam ca sĩ thị phi Lương Bằng Quang?
Nhạc việt
08:52:30 03/04/2025
Thăm Mộc Châu mùa hoa ban khoe sắc
Du lịch
08:49:50 03/04/2025
Ra mắt quá ấn tượng trên Steam, tựa game này vượt mặt luôn đối thủ "huyền thoại" trong ngày đầu
Mọt game
08:22:13 03/04/2025