Campuchia đã tiêm ngừa COVID-19 cho 80% người trưởng thành
Gần 8 triệu người trưởng thành ở Campuchia đã tiêm ít nhất một liều vắc xin ngừa COVID-19. Chính phủ nước này cũng đã cho phép bệnh viện ở Phnom Penh nhập vắc xin Pfizer và Moderna từ Mỹ để chích dịch vụ.
Một người dân được tiêm ngừa COVID-19 ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 1-5 – Ảnh: REUTERS
Theo báo Khmer Times ngày 6-8, hơn 7,8 triệu người Campuchia đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin của Sinopharm, Sinovac, AstraZeneca và khoảng 85.000 người tiêm vắc xin của Johnson & Johnson. Trong đó, hơn 5,3 triệu người đã tiêm ngừa đầy đủ.
Ngoài kế hoạch tiêm ngừa COVID-19 cho người trên 18 tuổi, Campuchia cũng đã bắt đầu tiêm cho 2 triệu thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi với mục đích tiêm được cho 12 triệu người, tương đương 75% tổng dân số.
Sau 5 ngày thực hiện, kể từ 1-8, Campuchia đã tiêm được cho gần 200.000 thiếu niên.
Liên Hiệp Quốc ngày 3-8 đánh giá Campuchia là một trong những nước có tỉ lệ tiêm ngừa COVID-19 cao nhất thế giới.
Video đang HOT
“Các liều vắc xin khuyến nghị trong danh sách sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy đã giúp tạo ra sự bảo vệ tuyệt vời trước tình trạng bệnh nặng và nhập viện trước biến thể Delta cũng như các biến thể đáng lo ngại khác” – Hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời cơ quan LHQ tại Campuchia cho biết.
Ngoài các loại vắc xin chính đang sử dụng, Campuchia đã cho phép Bệnh viện Hoàng gia Phnom Penh nhập vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna từ Mỹ để chích dịch vụ.
Khmer Times dẫn nguồn tin từ bệnh viện này xác nhận họ đang trong quá trình mua vắc xin nhưng chưa rõ giá và thời gian có vắc xin.
Giá trung bình của vắc xin Moderna vào khoảng 27 USD/liều nhưng có thể thay đổi ở từng nước, trong khi vắc xin của Pfizer có giá khoảng 15 USD/liều.
Trước đó, Bộ Y tế Campuchia vào đầu tháng 8-2021 cho biết sẽ cho phép các bệnh viện tư nhập các loại vắc xin đã được WHO phê duyệt để tiêm cho người dân. Tuy nhiên, những bệnh viện này phải đáp ứng các điều kiện về nhân lực có chuyên môn và các tiêu chuẩn hạ tầng khác.
Campuchia cũng đã quyết định tiêm liều bổ sung cho những người ở tuyến đầu chống dịch ở các khu vực biên giới với Thái Lan, nơi biến thể Delta đang lây lan nhanh.
Thủ tướng Hun Sen cho biết Campuchia sẽ sử dụng vắc xin AstraZeneca để tiêm bổ sung cho những người đã tiêm vắc xin của Sinopharm và Sinonac.
Phnom Penh vẫn đang nghiên cứu thời điểm tiêm liều bổ sung cũng như phối hợp giữa các loại vắc xin khác.
Campuchia xác nhận Trung Quốc giúp nâng cấp căn cứ hải quân
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, ông Tea Banh, xác nhận Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia nâng cấp căn cứ hải quân Ream. Ông cho biết Bắc Kinh giúp đỡ vô điều kiện và Phnom Penh rất biết ơn.
Căn cứ hải quân Ream là căn cứ hải quân lớn nhất của Campuchia - Ảnh: FRESH NEWS
Ngày 2-6, truyền thông Campuchia dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này Tea Banh xác nhận Trung Quốc đang giúp hiện đại hóa và mở rộng căn cứ hải quân lớn nhất của Campuchia, theo Hãng tin Reuters.
Hồi tháng 10-2020, Campuchia từng xác nhận nước này đã san phẳng một cơ sở nhỏ do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream. Đây là một phần trong kế hoạch nâng cấp của Campuchia, nhưng lúc đó Phnom Penh bác tin Bắc Kinh sẽ tham gia hoạt động nâng cấp.
Cũng trong năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu Campuchia giải thích cho việc phá dỡ cơ sở trên.
Tuy nhiên, ngày 2-6, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh xác nhận với cổng thông tin Fresh News rằng Campuchia đã nhờ Trung Quốc giúp nâng cấp căn cứ hải quân Ream.
"Đóng góp của Trung Quốc vào sự phát triển của cảng Ream là nâng cấp khu vực quốc phòng Campuchia, giúp cho Campuchia có một địa điểm thích hợp, một xưởng sửa chữa tàu và một bến cảng phù hợp để tàu neo đậu" - ông cho biết.
Vị bộ trưởng quốc phòng Campuchia giải thích: "Họ đã tình nguyện giúp đỡ và Campuchia rất biết ơn. Sự giúp đỡ này đã được thảo luận rõ ràng và không có điều kiện ràng buộc nào cả".
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, ông Tea Banh - Ảnh: FRESH NEWS
Ông nói rằng công tác xây dựng cảng Ream đã bắt đầu và Trung Quốc đang gửi vật liệu xây dựng tới. Ông nhấn mạnh cảng Ream hoàn toàn thuộc về Campuchia và Trung Quốc sẽ không phải là quốc gia duy nhất được quyền tiếp cận cơ sở này.
Theo Fresh News , mọi căn cứ hải quân đều cần có cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc nâng cấp cảng Ream không thể thực hiện được với chi phí thấp. "Campuchia không có khả năng tự chi trả, do đó Trung Quốc đã giúp đỡ chúng tôi" - ông Tea Banh cho biết.
Thông tin xác nhận từ ông Tea Banh được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ cáo buộc Campuchia đang cho phép Trung Quốc lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Campuchia. Phnom Penh đã liên tục bác bỏ cáo buộc này.
Hôm 1-6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã đến Campuchia. Bà muốn Campuchia giải thích về việc phá bỏ các tòa nhà do Mỹ tài trợ và thúc giục các nhà lãnh đạo Campuchia "duy trì chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng".
Vì sao Mỹ rất chú ý tới căn cứ hải quân tại Campuchia? Mỹ được cho là luôn chú ý tới căn cứ hải quân Ream, cũng như bất kỳ cơ sở quân sự nào khác có sự hiện diện của Trung Quốc trên lãnh thổ của Campuchia vốn có thể đón tàu cỡ lớn và máy bay quân sự. Căn cứ Ream ở tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia (Ảnh: Khmer Times). Trong chuyến thăm Campuchia ngày...