Campuchia: 68 tấn cá chết tại khu dự trữ sinh quyển thế giới
Khoảng 1 tuần qua, tại khu vực lòng hồ Lole Chma – khu dự trữ sinh quyển thế giới đã thu gom được 68 tấn cá chết, nhiều loại cá có tên trong sách đỏ.
Khoảng 1 tuần qua, tại khu vực lòng hồ Lole Chma – khu dự trữ sinh quyển thế giới đã thu gom được 68 tấn cá chết, nhiều loại cá có tên trong sách đỏ.
Mấy ngày qua do nắng nóng kéo dài, mực nước trong hồ Lole Chma ở tỉnh Campong Thom xuống thấp, nhiệt độ tăng cao làm cho cá chết hàng loạt. 68 tấn cá chết đã được thu gom tại khu vực lòng hồ Lole Chma. Đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới Ramsar có nhiều động thực vật quý hiếm sinh sống.
Cá chết được thu gom đi tiêu hủy.
Bộ Môi trường Campuchia cho biết khoảng 1 tuần qua, tại khu vực lòng hồ này, chính quyền đã thu gom được 68 tấn cá chết, nhiều loại cá có tên trong sách đỏ của thế giới.
Video đang HOT
Bên cạnh hiện tượng cá chết, trong khu vực hồ Lole Chhma đã xảy ra 5 vụ cháy rừng ngập nước cũng do nắng nóng kéo dài làm thiệt hại hơn 230 ha rừng nguyên sinh.
Hiện chính quyền địa phương đang bơm nước vào hồ, đưa lục bình từ nơi khác về đổ xuống hồ để cứu những sinh vật còn lại.
Theo VOV
Theo_Kiến Thức
Những vụ cá chết do thủy triều đỏ trên thế giới
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa, mang đến màu đỏ hoặc nâu. Trên thế giới đã từng xảy ra nhiều vụ cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ gây ra.
Cá chết dạt vào cửa sông Shing Mun (Hồng Kông) do thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển, dễ dàng nhận biết bằng trực quan khi nước biển thường có chất dính và mùi tanh hôi. Một số thủy triều đỏ làm tăng sản xuất các độc tố tự nhiên, giảm oxy hòa tan hoặc gây ra các tác hại khác. Các hậu quả dễ thấy nhất của thủy triều đỏ là làm chết động vật hoang dã ở biển và các loài sống ven biển như cá, chim và các sinh vật khác.
Vụ mới nhất do ảnh hưởng của hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra tại Chile ngày 27-4 mới đây, khi hàng nghìn động vật thân mềm vừa được phát hiện bên bờ biển thuộc quần đảo Chiloé, miền Nam Chile. Theo Bộ Quốc phòng Chile, ngao chết trắng dọc 5km bờ biển Grande de Cucao và rộng hơn 1km. Sau khi tiến hành phân tích, cơ quan y tế Chile kết luận các động vật thân mềm này bị ô nhiễm, đồng thời cảnh báo người dân tránh ăn chúng vì nguy cơ gây liệt, dẫn tới tử vong. Tuần trước, nhà chức trách khu vực này đã phải tuyên bố tình trạng môi trường khẩn cấp.
Vào tháng 8-2014, một đợt thủy triều đỏ xảy ra tại bang Florida (Mỹ) có độ dài 145km và rộng 96km. Đây là hiện tượng thủy triều đỏ diện rộng nhất từng được ghi nhận. Trước đó 1 năm, một đợt thủy triều đỏ xảy ra ở bãi biển Sarasota - chủ yếu tại chuỗi đảo Siesta Key, cũng của bang Florida đã gây ra hiện tượng cá chết, tác động tiêu cực đối với khách du lịch và gây ra các vấn đề về đường hô hấp cho du khách. Cũng trong năm 2013, một đợt thủy triều đỏ nữa được ghi nhận tại bờ biển thuộc bang Sabah nằm trên đảo Borneo của Malaysia. Hai trường hợp tử vong đã được báo cáo sau khi họ ăn một dạng động vật có vỏ đã bị nhiễm độc tố từ thủy triều đỏ.
Cá chết vì thủy triều đỏ ở Chile
Năm 2009, thủy triều đỏ cũng tàn phá các bờ biển phía Nam Chile, khiến 2 người thiệt mạng trong vòng 15 ngày. Chính quyền địa phương sau đó đã ban hành lệnh cấm bán các hải sản đánh bắt được trong khu vực có thủy triều đỏ một thời gian do lo ngại tôm, cua, các bị nhiễm độc từ tảo biển.
Đợt thủy triều đỏ bùng phát năm 2005 tại bang New England (Mỹ) đã giết chết 30 con lợn biển dọc theo bờ biển bang Florida và làm ngành công nghiệp chế biến sò của New England thiệt hại hàng triệu USD. Năm 1998, tại Hồng Kông (Trung Quốc), thủy triều đỏ xuất hiện đã gây tổn thất chưa từng có trong lịch sử nuôi trồng thủy hải sản tại đây. 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá bị ảnh hưởng, hủy hoại hơn 80% cá dự trữ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ, như sử dụng các hoạt chất hóa học nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; biến đổi khí hậu hay tác động do chất thải các khu công nghiệp như công nghiệp sắt thép cũng gây ra hiện tượng tảo nở hoa. Những yếu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ. Một số sự kiện tảo nở hoa tại bờ biển Thái Bình Dương được cho là có mối liên hệ với sự xuất hiện của các biến đổi khí hậu quy mô lớn như El Nino.
Các nhà khoa học cho biết khi ăn hải sản bị chết do hiện tượng thủy triều đỏ, có thể bị tê lưỡi và miệng, sau đó có thể bị liệt các chi, ngừng thở và suy tim. Năm 1976, trường hợp đầu tiên có biểu hiện của ngộ độc liệt cơ là ở bang Sabah của Malaysia, nơi 202 nạn nhân đã được báo cáo có tình trạng trên, 7 người đã tử vong.
Theo_An ninh thủ đô
Parkistan: Ăn kẹo mừng cháu chào đời, 24 người thiệt mạng Cả gia đình và bạn bè cùng đến tham dự lễ ăn mừng ngày chào đời của cháu trai, đâu ngờ đây là ngày cuối cùng họ được họp mặt đông đủ. Những viên kẹo laddu được làm bằng tay lại Parkistan 24 người, nhiều người trong số họ đến từ cùng một gia đình, đã chết sau khi ăn phải laddu, một...