Camera trên điện thoại đang tới ngưỡng giới hạn
Chất lượng ảnh chụp trên smartphone cao cấp đã vượt trội so với điện thoại chụp ảnh 3 năm trước đây, nhưng lại đứng trước rào cản lớn về mặt công nghệ nếu tiếp tục nâng cấp.
“Trải nghiệm chụp ảnh trên smartphone cao cấp ngày nay đã thực sự tốt”, trang Techinsider nhấn mạnh. Với khẩu độ mở lớn, dải tương phản tốt, tốc độ lấy nét. xử lý rất nhanh cùng màu sắc rực rỡ, những model như Galaxy S7, LG G5, HTC 10 có thể làm hài lòng đa phần người dùng phổ thông.
Camera điện thoại đã có những bước tiến lớn trong 3 năm trở lại đây.
Thay vì cuộc đua về phần cứng như chip xử lý, kích thước màn hình, những năm trở lại đây, chất lượng camera được nhiều nhà sản xuất đặt lên hàng đầu. Có thể kể đến Samsung với sự tiến bộ vượt bậc từ Galaxy S6 và được hoàn thiện đáng kể trên Galaxy S7 mới ra mắt. Trong khi đó, iPhone cũng đưa ra nâng cấp lớn trên mẫu iPhone 6s và luôn được đánh giá là mẫu di động chụp hình có độ chân thực hàng đầu.
Camera trên điện thoại cũng đã đi qua thời kỳ “làm ra chỉ để quảng cáo” với độ phân giải cảm biến rất lớn để thu hút người dùng. Các hãng đang tập trung dần vào “chất” khi không ôm đồm số điểm ảnh với việc giảm độ phân giải nhưng tăng chất lượng cảm biến, chụp sắc nét hơn, chụp tối tốt hơn.
Độ mở của ống kính cũng đã đạt ngưỡng tối đa là f/1.7 (trên mẫu Galaxy S7) trong khi các ống kính cho máy DSLR cũng rất ít model có độ mở vượt qua ngưỡng f/1.4. Hệ thống lấy nét tự động thông minh, nhanh hơn với công nghệ sử dụng laser, lấy nét theo pha hoặc công nghệ điểm ảnh kép Dual Pixel.
Video đang HOT
Điện thoại ngày nay đã có thể chụp rất tốt.
Tuy nhiên, sự phát triển có thể đang tiến dần đến mức giới hạn do những lý do khách quan đến từ tiêu chuẩn thiết kế, theo Techinsider. Để có chất lượng vượt trội so với hiện nay, camera trên điện thoại cần tăng đáng kể kích thước cảm biến, ống kính và có thể là thêm cả hệ thống zoom quang. Nhưng các giải pháp này lại khiến thiết bị dày hơn, nặng hơn đáng kể và chi phí sản xuất cũng rất tốn kém.
Các nhiếp ảnh gia luôn biết rõ việc sở hữu nhiều ống kính tốt sẽ hay hơn là chỉ sở hữu một chiếc camera tốt. Đây có thể là lý do các nhà sản xuất điện thoại bắt đầu đi theo hướng tích hợp nhiều hơn một camera. Đơn cử là chiếc LG G5 với hệ thống camera kép nhưng các đánh giá ban đầu cho thấy máy chưa thực sự tạo được khác biệt.
Bằng sáng chế hệ thống gấp ống kính của Apple.
Giải quyết bài toán về hệ thống quang học trong không gian chật hẹp như một chiếc điện thoại không hề dễ. Ngay cả với các nhà sản xuất máy ảnh hàng đầu, việc thiết kế ống kính tiêu cự lớn nhưng nhỏ gọn cho các máy mirrorless cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Bằng sáng chế gần đây của Apple cũng cho thấy hãng đang cố gắng để giải quyết vấn đề này. Với hệ thống “gấp ống kính tele”, các mẫu iPhone thế hệ mới sẽ sở hữu 2 ống kính với một ống kính cho góc rộng và một cho chụp xa (tele), giải pháp thay thế cho hệ thống zoom quang truyền thống.
Một số nhà sản xuất khác đang đi theo hướng thêm tính năng, công nghệ mới thay vì đơn thuần là kỹ thuật tốt hơn qua từng năm. Công ty Light.co đưa ra ý tưởng sản xuất hệ thống thay thế ống kính cho điện thoại như máy DSLR trong khi Lytro tiếp tục theo đuổi công nghệ chụp trước lấy nét sau có thể áp dụng rộng rãi trên camera điện thoại. Tuy nhiên, những ý tưởng này vẫn chưa áp dụng rộng rãi và tính hiệu quả cũng chưa được kiểm chứng.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Smartphone đã chạm đến đỉnh cao?
Điện thoại di động đã mất đi sự độc đáo và khác biệt của từng thương hiệu. Thay vào đó, thị trường đang tràn ngập những sản phẩm giống nhau một cách nhàm chán.
Từ đầu năm, hàng loạt sản phẩm cao cấp đã được các hãng sản xuất di động giới thiệu ra thị trường. Samsung với bộ đôi Galaxy S7, LG với G5, HTC với chiếc HTC 10. Ở phân khúc tầm trung và giá rẻ, các thương hiệu Trung Quốc cũng cho ra mắt nhiều mẫu mã. Apple đã phát hành chiếc iPhone SE màn hình 4 inch mới.
Tuy đa dạng về thiết bị nhưng smartphone vẫn không có những thay đổi mang tính cách mạng cả trong thiết kễ lẫn phần cứng. Mỗi sản phẩm chỉ đơn thuần là những cải tiến nhỏ so với các model tiền nhiệm.
Ở phân khúc cao cấp, có thể thấy rõ sự hụt hơi của các nhà sản xuất khi cạnh tranh về cấu hình, độ phân giải màn hình di động không vượt quá 1.440 pixel. Về thiết kế, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là kim loại nguyên khối hay hai mặt kính. Điều người dùng chờ đợi nhất là thời lượng pin vẫn chưa có những thay đổi mang tính cách mạng.
Đặt những thiết bị Android cao cấp ở cạnh nhau, chúng ta sẽ thấy rõ sự giống nhau đến mức nhàm chán. Điểm khác nhau nhìn thấy được nằm ở giao diện tùy biến riêng của các nhà sản xuất. Còn với Apple, những iPhone 6S hay SE vẫn chỉ sử dụng những thiết kế cũ.
Nếu là một người ít quan tâm đến smartphone, hẳn là bạn sẽ khó có thể nhận ra đây là sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau.
Cách đây bốn năm, hơn một nửa số smartphone được sử dụng là ác mộng của người dùng. Hãy quên việc chơi game có đồ họa nặng, chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng hay xem video độ phân giải 1.080 pixel. Đến thời điểm hiện tại, di động thông minh đã tiệm cận sự hoàn thiện về mặt cấu hình. Tuy nhiên, nét đặt trưng, sự khác biệt đã biến mất.
Thiết kế không thay đổi, thời lượng pin không được nâng cấp, cấu hình của những thiết bị cao cấp mới ra mắt chỉ nhỉnh hơn một chút so với những model được bán ra cả năm trời khó có thể khiến người dùng nâng cấp điện thoại.
Việc người dùng ít chi tiền cho các thiết bị mới sẽ là vấn đề với các hãng sản xuất. Doanh thu và lợi nhuận là một vòng luẩn quẩn đối với bất cứ thương hiệu nào.
Báo cáo tài chính mới nhất của Apple cho thấy sự sụt giảm doanh số iPhone. Samsung cũng có những con số tương tự. Tuy nhiên, họ vẫn may mắn hơn Sony hay HTC khi không phải gánh chịu những khoản lỗ kỷ lục từ mảng kinh doanh di động.
Nhiều chuyên gia phân tích dự đoán, smartphone sẽ tiếp tục đi vào lối mòn của máy tính cá nhân cuối thế kỷ XX. Hàng loạt quỹ đầu tư mạo hiểm đang đầu tư vào các dự án công nghệ. Giá cổ phiếu của các công ty công nghệ ở mức cao kỷ lục tương tự thời kỳ trước khi bong bóng dot com nổ ra, để rồi phá sản theo hiệu ứng domino.
Tuy nhiên, hậu khủng hoảng cũng là thời kỳ tái sinh của nhiều hãng công nghệ, khi họ bắt buộc phải làm mới sản phẩm để cạnh tranh và sinh tồn. Sau khủng hoảng kinh tế 1997, Steve Jobs đã quay trở lại Apple, tạo ra chiếc iMac đầu tiên, sau đó đến iPod, iPhone.
Trần Tiến
Theo Zing
iPhone 6 chơi game tốt hơn Galaxy S7, HTC 10 Trong thử nghiệm chơi game, các thiết bị đời trước của Apple cho kết quả cao hơn nhiều sản phẩm Android mới như Galaxy S7, HTC 10. Trong các bài đánh giá, Galaxy S7 và HTC 10 được cho là hai trong số các smartphone Android tốt nhất năm nay. Tuy nhiên, nếu là một người nghiện game mobile, hai thiết bị này...